Đa dạng về hệ sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giá trị đa dạng sinh học của cao nguyên kon hà nừng phục vụ dạy học địa lí (Trang 53 - 55)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.1. Đa dạng về hệ sinh thái

- Đa dạng các kiểu thảm thực vật:

+ Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm cận nhiệt đới núi thấp: phổ biến ở khu vực giáp ranh giữa VQG Kon Ka Kinh và KBT Kon Chư Răng, thường phân bố ở độ cao 700 m cho tới 1100 m. Rừng có cấu trúc 3 - 5 tầng, bao gồm: Tầng vượt tán, tầng tán, tầng dưới tán, tầng cây bụi, tầng cỏ và quyết. Thực vật rừng ở đây phần lớn là các loài cây nhiệt đới lá rộng không có chồi ngủ qua đông, một số loài thân mang hoa quả, lá cây nhẵn bóng, đầu lá thường có mũi lồi. Số cây rụng lá theo mùa dưới 25% tổ thành loài trong kiểu rừng này.

+ Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp: phân bố ở độ cao trên 1.100 m, nằm giáp ranh giữa VQG Kon Ka Kinh và KBT Kon Chư Răng. Rừng có cấu trúc 3 - 5 tầng, cùng trạng thái với kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm cận nhiệt đới núi thấp. Thực vật rừng ở đây phần lớn là các loài cây nhiệt đới lá rộng không có chồi ngủ qua đông, một số loài thân mang hoa quả, lá cây nhẵn bóng, đầu lá thường có mũi lồi.

Hình 2.7. Cảnh quan rừng kín hỗn hợp cây lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp [Nguồn: tác giả]

- Đa dạng thành phần các taxon thực vật + Đa dạng các bậc taxon ngành, lớp

Theo kết quả nghiên cứu của Chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam (2008) thống kê được 501 loài thực vật bậc cao trên cạn có mạch thuộc 84 họ trong 6 ngành thực vật từ ngành Dương xỉ (Pteridophyta), Thông đất

(Polypodiophyta), ngành thông(Pinophyta), ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta).

Ngành Ngọc Lan chiếm tỷ trọng cao nhất với 2 lớp Dicotyledoneae

Monocotyledonneae tới 61 họ thực vật và 377 loài, chiếm 73% trong tổng số 84 họ thực vật trong toàn bộ khu vực khảo sát.

+ Đa dạng các bậc taxon họ, loài

Trong tổng số 84 họ thực vật tại khu vực khảo sát có 15 họ đa dạng số lượng loài với số loài lớn hơn 10, 5 họ có số lượng loài > 20 loài. Đứng đầu là họ Đậu (Fabaceae) 37 loài với 7%, họ Quế (Lauraceae) 29 loài chiếm 6%, họ Ba mảnh vỏ(Euphorbiaceae) 23 loài chiếm 5%, họ Dâu tằm (Moraceae) và họ Dẻ (Fagaceae), đều có 20 loài chiếm 4% tỷ trọng loài của mỗi họ. Có tổng số 232 loài có thành phần loài nhỏ hơn 10 loài của mỗi họ, chiếm 46% tổng số 501 loài của khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giá trị đa dạng sinh học của cao nguyên kon hà nừng phục vụ dạy học địa lí (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)