7. Cấu trúc của đề tài
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CAO NGUYÊN KON HÀ NỪNG
2.1.1. Vị trí địa lí
Cao nguyên Kon Hà Nừng chiếm phần lớn phía Bắc thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) và một phần phía đông huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum), với diện tích khoảng 417.452 ha, phía bắc giáp với vùng núi trung bình Nam Ngọc Linh, phía tây và tây nam giáp vùng núi Kon Tum và vùng núi sót An Khê, phía đông bắc giáp Quảng Ngãi và phía đông giáp tỉnh Bình Định.
Với phạm vi nghiên cứu từ: 13°47'13"- 14°36'34" và 108°0'31"- 108°47'56" (tọa độ trung tâm:108°24'13,67"E 4°11'46,241"N). Trong đó, VQG Kon Ka Kinh và Khu BTTN Kon Chư Răng là các vùng ưu tiên toàn cầu trong công tác bảo tồn ĐDSH do có các thành phần sinh học độc đáo nhất của vùng cảnh quan ưutiên Trung Trường Sơn (Tordoff et al., 2002) và là nơi có các quần xã động - thực vật còn nguyên vẹn nhất ở Việt Nam (Jo and Dung, 2009; Chi cục kiểm lâm Tỉnh Gia Lai, 2010). Bao gồm:
- Vùng lõi: Vùng lõi bao gồm VQG Kon Ka Kinh và KBTTN Kon Chư Răng. Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái nằm trên địa bàn các huyện Đắk Đoa, huyện Mang Yang và huyện Kbang với chức năng chính là bảo tồn các cảnh quan và hệ sinh thái đặc trưng có giá trị ĐDSH cao. Vùng lõi của cao nguyên Kon Hà Nừng cũng giúp điều hoà khí hậu, giảm nhẹ phòng chống thiên tai, góp phần phát triển kinh tế cho người địa phương thông qua các chương trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng và du lịch sinh thái. Đồng thời, đây cũng là địa điểm thu hút các hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục của khu vực, quốc gia và quốc tế.
- Vùng đệm: Vùng đệm bao gồm các vùng kế cận với vùng lõi, gồm các phần diện tích nằm trên địa bàn các huyện Đắk Đoa, huyện Mang Yang và huyện Kbang đóng góp vào sự bảo tồn ở vùng lõi và sự phát triển kinh tế của cộng đồng sống xung quanh.
- Vùng chuyển tiếp: nằm ở ngoài cùng bao gồm các phần diện tích nằm trên địa bàn các huyện Kbang, Mang Yang, Đăk Đoa, Kông Chro, Chư Păh và Đak Pơ tiếp giáp với vùng đệm. Các hoạt động bảo tồn và phát triển văn hóa bản địa, đặc biệt là cồng chiêng Tây Nguyên, cũng được thúc đẩy và nối kết với các hoạt động du lịch tại vùng chuyển tiếp.
2.1.2. Địa chất
Đặc điểm địa chất khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động địa chất khu vực Trường Sơn Nam, trong đó phải nhắc đến đầu tiên vai trò của đới Kon Tum. Theo các tài liệu địa chất, địa mạo, đới Kon Tum là một khối nhô đá kết tinh tiền Cambri, kéo dài từ sườn bắc thung lũng sông Thu Bồn đến sườn nam thung lũng sông Ba. Đới được chia tiếp thành 5 phụ đới bao gồm Thu Bồn, Bồng Miêu, Ngọc Linh, Đăk Glei, An Khê ([1], tr64). Xét theo vị trí địa lý, khu vực nghiên cứu thuộc phần rìa phía nam của đới.
Đá trầm tích: thuộc nguyên đại Trung sinh có vai trò quan trọng trong phân hóa lãnh thổ nghiên cứu. Đá trầm tích hệ tầng Mang Yang bao gồm cuội kết, cát kết, đá phiến sét… tạo nên khu vực nổi cao về địa hình, phân bố ở vị trí trung tâm, thành dải dọc theo khung lãnh thổ.
Đá magma: phân bố tập trung thành khu vực tương đối rộng lớn phía đông bắc, thuộc khu vực cao nguyên Kon Hà Nừng chủ yếu tại xã Đắk Rong, một phần phía đông xã Krong.
Đá macma axit: phân bố ở địa hình núi và gò đồi thuộc các huyện Chư Păh, Chư Prông, Đức Cơ, K’Bang, Mang Yang, Kong Chro, Ayun Pa... của tỉnh Gia Lai, đất có phản ứng chua và có màu vàng đỏ hoặc đỏ vàng chủ đạo.
Diện tích đá bazan còn lại thuộc hệ tầng Túc Trưng, phân bố chủ yếu ở phần trung tâm và phía nam lãnh thổ.
Đá biến chất: hình thành từ các loại đá macma axit, trầm tích như gơnai, phiến mica, quắczit, đá sét….đất có màu đỏ vàng, tầng đất mịn khá dày, độ phì nhiêu tự nhiên từ trung bình đến khá.
Phù sa cổ: mẫu chất phù sa cổ được hình thành từ trầm tích kỷ đệ tứ, quy mô chiếm khoảng 2% diện tích. Tầng đất dày, màu nâu vàng, tầng mặt màu xám đến xám vàng, có lẫn đá cuội nhẵn cạnh.
Phù sa hiện đại (trầm tích Holocene): là loại trầm tích trẻ nhất, quy mô chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên của vùng, phân bố ở địa hình ven các sông như sông Ba, Serepok, Đắk Bla... Nhóm này được hình thành do phù sa của sông suối trong vùng bồi đắp. Đất thường có màu nâu tươi, nâu sẫm đến vàng nhạt, độ phì nhiêu tương đối cao, tầng đất dày.
2.1.3. Địa mạo
Cao nguyên Kon Hà Nừng, gồm nhiều dãy núi có độ cao trung bình từ 1.200 -1.700m. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và bị chia cắt bởi các sông, suối, với độ cao trung bình 1.100 m và độ dốc từ 15 - 200, dạng địa hình chủ yếu là đồi núi trung bình và đan xen các cao nguyên. Các kiểu địa hình trên tuy nằm ở độ cao lớn, song mức độ chia cắt của địa hình không phức tạp, độ chênh cao giữa các đỉnh núi thường không quá lớn, khoảng 100 m và độ dốc bình quân từ 10 -150. Kiểu địa hình này là nơi phân bố chủ yếu của thảm thực vật thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp [10].
- VQG Kon Ka Kinh nằm ở nơi tiếp giáp giữa cao nguyên Pleiku với cao nguyên Kon Hà Nừng. Địa hình có tính phân bậc rõ rệt, nơi cao nhất tại đỉnh Kon Ka Kinh là 1.760 m. Xung quanh khối núi, độ cao thấp dần, tạo thành các bậc 500 -700 m tại khu vực thung lũng tích tụ, 700 - 900 m tại khu vực đồi xâm thực bóc mòn, 900 - 1100 m tại bề mặt cao nguyên và núi thấp.
- KBTTN Kon Chư Răng nằm ở phía Đông Bắc cao nguyên Kon Hà Nừng, thuộc vùng thượng nguồn sông Kôn, có kiểu địa hình núi xen với cao nguyên, độ cao trung bình khoảng 900 - 1.000 m. Nhìn chung địa hình Kon Chư Răng có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và được phân thành ba kiểu địa hình chính:
+ Kiểu địa hình đồi núi trung bình: chiếm 58,3% diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn; phân bố chủ yếu ở vùng phía Bắc và Đông Bắc cao nguyên Kon Hà Nừng với độ cao từ 700 - 1.300 m.
+ Kiểu địa hình cao nguyên: chiếm 28,8% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở phía Tây và Tây Nam Khu bảo tồn, độ cao tuyệt đối từ 1.000 - 1.100 m. Là nơi phân bố của nhiều loài cây quý hiếm song do địa hình bằng phẳng nên rất dễ bị khai thác và xâm lấn để trồng cây nông nghiệp.
+ Kiểu địa hình thung lũng: chiếm 12,9% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo các nhánh suối đầu nguồn sông Kôn. Độ dốc bình quân 15-200. Sông suối nhỏ hẹp, có nhiều ghềnh tạo ta những thác nước lớn, điển hình là thác 50 trên suối Say, cao 50 m quanh năm nước chảy trắng xóa.
2.1.4. Khí hậu
Cao nguyên Kon Hà Nừng nằm trong vùng tiếp giáp Bắc Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ. Do vậy khí hậu của vùng vừa mang đặc điểm của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao nguyên và có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa miền duyên Hải Nam Trung Bộ.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22-250C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 190C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối vào mùa đông có thể xuống tới 80C, sương giá xảy ra ở nhiều nơi.
Mưa ở cao nguyên Kon Hà Nừng phân hóa theo 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của địa hình mỗi khu vực, mùa mưa có những nét khác biệt đáng kể. Mùa mưa kéo dài cho đến tháng 10 ở sườn phía tây, tháng
11 ở sườn phía đông. Sự kết thúc mùa mưa muộn ở sườn phía đông là do vùng này chịu ảnh hưởng mạnh của các hình thế thời tiết gây mưa ở ven biển Trung Bộ. Thời gian mưa lớn tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 hoặc 8. Tuy nhiên, ở phần phía đông như huyện Kbang, thời gian mưa chậm đi từ 1 đến 2 tháng, tập trung vào tháng 9 đến tháng 11 hằng năm. Phân tích chế độ mưa theo mùa và khu vực có ý nghĩa lớn trong phân bố hoạt động du lịch nhằm khắc phục nhược điểm thời vụ du lịch.
2.1.5. Thủy văn
Khu vực này có hệ thống sông chính thuộc đầu nguồn của các con sông trong vùng, với nhiều nhánh suối nhỏ, có mật độ tương đối dày, phân bố tương đối đều. Hệ thống suối nơi đây có lưu lượng nước khá lớn vào mùa mưa, nhưng lại rất thấp vào mùa khô. Lưu vực sông Ba là hệ thống sông lớn nhất, được bắt nguồn từ các nhánh suối ở phía Bắc xã Đăk Rong, chảy theo hướng Bắc Nam. Toàn bộ các hệ thống suối ở mạn sườn Đông Bắc, Đông Nam đều thuộc lưu vực của sông Ba với diện tích khoảng 230 km² [10].
Toàn bộ khu vực phía nam và đông nam thuộc 2 huyện Mang Yang và Kbang đều nằm trong lưu vực sông Ba, dòng sông có nhiều ý nghĩa cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện và du lịch. Một phụ lưu khác của sông Ba là sông Ayun bắt nguồn từ vùng núi huyện Mang Yang. Dòng chính của sông Ayun nhận nước từ các suối khác như Đắk Sô Ta, Đắk O Reng hợp lưu vào Sông Ba tại huyện Krông Pa. Bên cạnh hệ thống sông Ba, lưu vực các suối của hệ thống sông Sê San phân bố ở phần phía tây bắc, chiếm khoảng 1/3 diện tích lãnh thổ nghiên cứu. Các sông suối ở đây khá nhỏ, lại chảy qua khu vực đá biến chất nên không tạo thành thác nước lớn như ở lưu vực sông Ba. Tuy nhiên, tại một số điểm trên bề mặt thung lũng có thể trồng được lúa nước tạo nên cảnh quan lúa nước chân thung lũng có giá trị thẩm mỹ cao.
nguồn từ các đỉnh núi cao thuộc dãy Kon Ka Kinh chạy qua các huyện K’Bang, An Khê,... và đổ ra biển Đông ở Quy Nhơn.
2.1.6. Thổ nhưỡng
Lớp phủ thổ nhưỡng phân bố phù hợp với quy luật đai cao, chỉnh hợp với nền tảng mẫu chất và chịu ảnh hưởng từ hợp phần địa hình, sinh vật, tác động của con người cùng với nhân tố thời gian. Với 4 nhóm đá chính là magma axit, magma bazơ, trầm tích và biến chất, cùng với độ cao trải từ dưới 500m đến trên 1700m đóng vai trò quan trọng hình thành nên 11 loại đất thuộc 3 nhóm: đất mùn đỏ vàng trên núi, đất đỏ vàng và đất khác. Trong hợp phần lớp phủ thổ nhưỡng, đặc điểm tầng dày, màu sắc và độ dốc có ý nghĩa quan trọng đối du lịch.
Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi thành tạo từ độ cao 900 - 1000m, chiếm 57,2% diện tích lãnh thổ. Các loại đất mùn thường chiếm ưu thế tại vùng lõi của VQG, nơi có địa hình hiểm trở, độ dốc cao, nhiệt độ thấp hơn mức trung bình, độ ẩm cao, lớp phủ thực vật được bảo tồn tốt.
Nhóm đất đỏ vàng chiếm số lượng cao nhất và có đặc điểm: tầng dày trên 80cm, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, độ dốc biến thiên lớn. Là nơi sinh sống tập trung của tộc người địa phương, chính vì vậy lớp phủ thổ nhưỡng và thảm thực vật tại khu vực này bị tác động mạnh mẽ.
Nhóm đất phù sa và đất dốc tụ thung lũng chiếm một diện tích tương đối ít (8,6%). Đất phù sa sông suối, phân bố tập trung tại thung lũng sông, suối như sông Ba, Đắk Pne, Ayun, Đắk Jơ Ta và khu vực trung tâm xã Hà Đông. Đất được hình thành do bồi lắng phù sa của các sông suối trên địa bàn.
2.1.7. Sinh vật
Cao nguyên Kon Hà Nừng có hệ sinh thái rừng còn tương đối nguyên vẹn với hệ sinh thái đặc trưng là: Rừng kín nhiệt đới thường xanh cây lá rộng; Rừng kín nhiệt đới thường xanh cây lá kim; Rừng thưa thường xanh cây lá rộng; Rừng thưa thường xanh lá kim; Thảm cây bụi; Trảng cỏ; và các khu vực
đất nông nghiệp, khu dân cư có tính đa dạng sinh học cao, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng của các tỉnh Tây Nguyên; Có nhiều điểm độc đáo, có những đặc điểm nổi bật và độc nhất, đáp ứng được các tiêu chí đề nghị UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
- Tài nguyên thực vật rừng:
Tổng số có 836 loài thuộc 160 họ thực vật bậc cao đã được ghi nhận tại VQG Kon Ka Kinh, Khu BTTN Kon Chư Răng, Công ty LN Đăk Rong, Công ty LN Trạm Lập trong các đợt khảo sát của BirdLife năm 2007 [10].
Bảng 2.1. Số lượng loài họ, loài thực vật bậc cao ghi nhận tại khu hành lang liên kết Kon Ka Kinh - Kon Chư Răng năm 2007
Ngành Số họ Số loài Lycopodiophyta 02 09 Equisetophyta 01 01 Polypodiophyta 21 53 Pinophyta 07 14 Mangoliaceae 129 759 Tổng số 160 836 Nguồn: BirdLife
Nhìn chung, thảm thực vật rừng khu hành lang liên kết Kon Ka Kinh - Kon Chư Răng mang tính đặc trưng của rừng Tây Nguyên, phần lớn là rừng nguyên sinh với thực bì thảm tươi có ngoại tầng phong phú, sinh cảnh chủ yếu của vùng cảnh quan là rừng thường xanh lá rộng và kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim [10].
Hình 2.3. Rừng nhiệt đới ẩm Kon Hà Nừng [Nguồn: Tác giả]
- Tài nguyên động vật rừng
Theo kết quả khảo sát của BirdLife năm 2007, khu hệ thú và chim nhìn chung có sự đa dạng cao với tổng số 138 loài thú và 384 loài chim đã được ghi nhận trong khu vực và trong số này có nhiều loài quý, hiếm và đặc hữu của dãy Trường Sơn.
Bảng 2.2. Số lượng các loài thú và chim ghi nhận tại VQG Kon Ka Kinh và KBTTN Kon Chư Răng năm 2010
Khu vực khảo sát Thú Chim
VQG Kon Ka Kinh 78 196
Khu BTTN Kon Chư Răng 60 188
Tổng 138 384
Nguồn: BirdLife
Đối với khu hệ thú, hai loài đặc hữu hẹp là Mang Trường Sơn Muntiacus truongsonensis và Mang lớn Muntiacus vuquangensis. Một loài đặc hữu của khu vực Trung Trường Sơn chỉ có duy nhất ở khu vực Trung Trung Bộ của Việt Nam là Voọc chà vá chân xám Pygathrix cinerea đã được ghi nhận. Ngoài ra, còn ghi nhận nhiều loài thú lớn hiếm gặp như Gấu ngựa Ursus thibetanus, Hổ Pantheratigris, Voọc chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus, Voọc chà vá
chân đen Pygathrix nigripes, Vượn má hung Nomascus gabriella, Sơn dương
Naemorhedus sumatraensis. Trong số các loài được ghi nhận có 23 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng hoặc có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp độ toàn cầu và 30 loài được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007.
Hình 2.4. Voọc chà vá chân xám (Pygathrix nemaeus) [10]
Khu hệ chim của vùng hành lang liên kết Kon Ka Kinh - Kon Chư Răng bao gồm những loài đặc trưng cho rừng trên núi của Việt Nam, trong đó có Tử anh Oriolus traillii, Khướu hông đỏ Cutia nipalensis, Khướu lùn đuôi đỏ Minla ignotincta, Khướu mỏ dẹt đầu xám Paradoxornis gularis, Hút mật Nê Pan Aethopyga nipalensis. Trong tổng số 242 loài chim thuộc 13 bộ và 41 họ được ghi nhận ở vùng sinh cảnh, có 156 loài ghi nhận tại lâm phận Đăk Rong, và 160 loài ghi nhận ở lâm phận Trạm Lập.
2.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC CAO NGUYÊN KON HÀ NỪNG HÀ NỪNG
Cao nguyên Kon Hà Nừng có tính ĐDSH cao đại diện cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới điển hình, có những đặc thù sinh học độc đáo của vùng cảnh quan Trung Trường Sơn, với một số cộng đồng thực vật và động vật nguyên vẹn nhất còn lại ở Việt Nam. Sinh cảnh rừng trên núi trải rộng theo đai cao 700 - 1.748 m, với hệ thực vật rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới