Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giá trị đa dạng sinh học của cao nguyên kon hà nừng phục vụ dạy học địa lí (Trang 58 - 113)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.1. Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học

Cao nguyên Kon Hà Nừng có đóng góp rất quan trọng trong bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái, các loài và nguồn gen di truyền của Gia Lai thông qua nhiều chương trình bảo tồn nguyên vị ĐDSH ở hai vùng lõi (VQG Kon Ka Kinh và KBT Kon Chư Răng). Đồng thời, hành lang liên kết giữa hai vùng lõi sẽ mở rộng phạm vi bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên và các giá trị ĐDSH chứa đựng bên trong. Hỗ trợ bảo tồn đa dạng di truyền, các loài và cảnh quan cho các thế hệ mai sau.

Hệ thực vật rừng khu vực hành lang xanh giữa VQG Kon Ka Kinh và Khu BTTN Kon Chư Răng có tính đa dạng cao về thành phần loài. Ngoài ra khu vực còn chứa đựng tới 29 loài quý hiếm của 12 họ có trong danh sách tổng số các loài ghi nhận tại khu vực khảo sát. Trong đó có tới 9 loài đang ở mức EN theo Sách Đỏ Việt Nam bao gồm các loài: Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Gió đất núi (Rhopalocnemis phalloides),

Dầu rái (Dipterocarpus aff alatus), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Giáng hương(Pterocarpus macrocarpus), Song bột (Calamus poilanei), Kim tuyến Sapa (Anoectochilus chapaensis), Kim điệp (Dendrobium chrysotoxum) và nhiều loài khác ở mức nguy cấp trong Danh lục Đỏ của thế giới, đại diện là cây Dầu rái (Dipterocarpus aff alatus). Trong Danh lục Đỏ có 28 loài ở các mức xếp hạng khác nhau, có 17 loài có mặt trong Sách Đỏ Việt

Nam và 16 loài có mặt trong Danh lục Đỏ IUCN. Trên bảng cho thấy 1 loài Re hương (Cinnamomum parthenoxyon) ở mức CR (cực kỳ nguy cấp) chiểm 6%, 9 loài ở mức EN (nguy cấp) chiếm 53% và 7 loài ở mức VU (sắp bị đe dọa). Theo như xếp hạng của Danh lục Đỏ IUCN có tới 50% tương ứng 8 loài xếp ở mức nguy cấp (EN) và 7 loài tương ứng với 44% loài sắp nguy cấp (VU) và 6% tương ứng với 1 loài xếp ở mức sắp bị đe dọa (LR/CD). Tổng số 28 loài được Việt Nam và thế giới đưa vào trong Danh lục Đỏ là một con số gần tương đương với số loài trong Danh lục Đỏ của một khu BTTN, cho thấy rừng tại khu vực này chứa đựng nguồn nhiều nguồn gen quý hiếm và mang tính đa dạng thực vật rất cao (Phụ lục1, Bảng 1). Đây là khu vực sở hữu các loài thực vật đang bị đe doạ tuyệt chủng toàn cầu (theo IUCN, 2019) là Trầm hương (Aquilaria crassna) (CR) và Sao hải nam (Hopea hainanensis (EN). Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có ưu tiên cao trong việc bảo tồn ĐDSH cấp quốc gia. KBT Kon Chư Răng và khu vực hành lang ĐDSH kết nối 2 vùng lõi. Đến nay có 1647 loài thực vật bậc cao, 91 loài thực vật bậc thấp, 87 loài thú, 326 loài chim, 77 loài bò sát, 58 loài lưỡng cư, 321 loài côn trùng và nhiều nhóm động vật khác đã được ghi nhận trong vườn. Đáng chú ý, đây là một trong những cư trú cuối cùng của một số loài có ý nghĩa quan trọng, đặc hữu của khu vực Tây Nguyên và / hoặc Việt Nam và trên toàn cầu ([10], tr 79,80), chẳng hạn như:

- Trầm hương (Aquilaria crassna) (CR); Sao hải nam (Hopea hainanensis (EN) là các loài thực vật đang bị đe doạ tuyệt chủng toàn cầu (theo IUCN, 2019). Gỗ hương được dùng đóng đồ mộc. Gốc, rễ và lá dùng chiết tinh dầu xá xị cho y học. Tuy được bảo vệ nghiêm ngặt, không khai thác và sử dụng trong khu vực nhưng vẫn tồn tại tình trạng khai thác trộm, xẻ gỗ làm tượng, làm tranh tường và nấu tinh dầu. Tới thời điểm hiện tại chỉ thấy xuất hiện những cây có đường kính dưới 30cm còn lại.

kính thân 0,5 - 1m. Vỏ ngoài màu vàng nâu, nứt dọc hay bong từng mảng. Có giá trị bảo tồn nguồn gen quý, là loại gỗ quý, tốt có màu sắc đẹp, gỗ bền với thời gian nên dùng nhiều trong đóng tủ, bàn ghế, điêu khắc tượng gỗ trưng bày... Được xếp ở mức nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, và mức sắp bị nguy cấp (VU) trong Danh lục Đỏ IUCN. Vùng rừng Kon Ka Kinh và Kon Chư Răng gặp nhiều, có khi mọc thành quần thể lớn trên các đỉnh núi. Nhưng giờ chỉ còn lại những cây có đường kính trên dưới 10 cm. Loài này bị săn lùng và khai thác trộm do giá thành cao đi kèm giá trị sử dụng cao.

- Đỉnh tùng (Cephalotaxus hainanensis): Loài thực vật lá kim thân gỗ lớn, đường kính lên tới 0,5-0,7m và cao tới 15m, thuộc ngành Thông (Pinophyta), cho gỗ có vân đẹp, mùi thơm dễ chịu…Có giá trị bảo tồn nguồn gen quý, hiếm, cây cho gỗ bền, đẹp và có tinh dầu thơm nhẹ. Loài được xếp vào mức sắp nguy cấp (VU) trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN. Được bảo vệ nghiêm ngặt. Trong khu vực nghiên cứu gặp rải rác với số lượng ít trong rừng nguyên sinh giáp ranh với VQG Kon Ka Kinh và Khu BTTN Kon Chư Răng.

- Pơ mu (Fokienia hodginsii A.Henry & H.H.Thomas),loài thực vật lá kim thân gỗ lớn, đường kính lên tới 2,5m và cao tới 30m, có giá trị Bảo tồn nguồn gen quý. Cây cho gỗ có vân đẹp, chứa tinh dầu thơm dễ chịu, dùng trong đóng đồ mỹ nghệ, điêu khắc tượng gỗ…Loài được xếp vào mức nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và nhóm II A của Nghị định số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ, và ở mức sắp nguy cấp (VU) trong Danh lục Đỏ IUCN.

Giá trị bảo tồn được thể hiện trong bảo tồn cảnh quan các loài như Khướu Kon Ka Kinh (Garrulax konkakinhensis), một số loài thú như Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Mang trường sơn (Muntiacus trươngsonensis) Chà vá (Pygathrix nemaeus). Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) là loài linh

trưởng đặc hữu, quý hiếm của Việt Nam. Đây là loài linh trưởng đang đứng trong danh sách 25 loài có nguy cơ bị tiệt chủng cao nhất thế giới (theo IUCN 2008). Trong tổng số 239 loài động vật ghi nhận được, có 34 loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn được xếp hạng bảo tồn từ mức VU trở lên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục Đỏ IUCN. Trong nhóm này có 17 loài thú, sáu loài chim, năm loài bò sát và bảy loài ếch nhái (Phụ lục 2, Bảng 2)

- Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea Nadler, 1997), là loài dặc hữu quý hiếm của Việt Nam, mới được mô tả và xác định loài độc lập năm 1997 bởi Tilo Nadler và cộng sự, được xếp vào nhóm loài cực kỳ nguy cấp (CR) trong Sách Ðỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Ðỏ của thế giới (IUCN). Ðặc biệt, loài này còn nằm trong danh sách “25 loài Linh truởng có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất trên thế giới từ năm 2004 – 2016)” (Mittermeier et al., 2006, 2010; Christoph et al., 2014; Schwitzer et al., 2017). Tại khu hành lang liên kết Kon Ka Kinh – Kon Chư Răng, hai quần thể lớn Voọc chà vá chân xám đã được ghi nhận và thống kê ở VQG Kon Ka Kinh với khoảng 250 cá thể và Khu BTTN Kon Chư Răng với khoảng 50 cá thể (Nadler et al., 2003; Nadler and Strechicher, 2004; Ha Thang Long, 2007).

- Vượn đen má hung phía bắc (Nomascus annamensis Thinh, Mootnick, Thanh, Nadler & Roos 2010), với loài Vượn đen má hung mới phát hiện (Nomascus annamensis), vừa được các nhà khoa học mô tả và định danh vào năm 2010 (Thinh et al., 2010) trên cơ sở phân tích di truyền và tiếng hót. Vượn đen má hung tại khu vực này góp thêm cơ sở dữ liệu khoa học quan trọng cho việc đề xuất thiết lập lại vành đai liên kết rộng lớn phục vụ cho công tác bảo tồn hệ sinh thái quan trọng này.

- Mang Trường sơn Muntiacus truongsonensis: Đã được phát hiện ở một số địa điểm thuộc khu vực bãi Nai.

đường mòn trong rừng thường xanh trung bình, khu bảo vệ nghiêm ngặt. - Khướu Kon Ka Kinh (Garrulax konkakinhensis): Đây là một bộ phận của vùng chim đặ hữu Cao nguyên Kon Tum và đã được công nhận là một trong số các vùng chim quan trọng tại Việt Nam [10].

Giá trị bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm tương đối cao bởi có tới 65 loài động vật hoang dã có xương sống nằm trong danh mục các loài cần được ưu tiên bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế (42 loài trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007; 38 loài trong Danh lục đỏ IUCN, 2018, 44 loài trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ và 21 loài trong nghị định 160/2013/NĐ-CP). Trong đó: Thú có 29 loài, chim có 20 loài, bò sát và lưỡng cư có 15 loài, cá có 1 loài. Có 7 loài côn trùng nằm trong danh mục.

Vậy sự kết hợp giữa VQG Kon Ka Kinh và KBTTN Kon Chư Răng thực hiện các dự án bảo tồn hướng tới mục tiêu lâu dài như: bảo tồn sự toàn vẹn các giá trị ĐDSH, đặc biệt là diện tích rừng nhiệt đới còn lại ở VQG Kon Ka Kinh và KBTTN Kon Chư Răng và duy trì mật độ của những loài đặc hữu, quý hiếm như loài Chà vá chân xám trong VQG Kon Ka Kinh; nâng cao nhận thức cộng đồng về những giá trị kinh tế và và sinh thái từ tài nguyên ĐDSH của VQG, KBT và vùng đệm xung quanh; và cải thiện các cơ hội nâng cao thu nhập cho cán bộ của VQG, KBT và sinh kế của cộng đồng địa phương thông qua việc phát triển du lịch sinh thái bền vững và giảm sự phụ thuộc vào việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên trong VQG, KBTTN.

2.3.2. Giá trị môi trường

Cao nguyên Kon Hà Nừng nằm trong khu vực Đông Nam Á có đặc điểm nhiệt đới đặc trưng của khu vực, nơi có thể xem như vị trí thí điểm cho việc thúc đẩy phát triển bền vững. Cao nguyên Kon Hà Nừng giữ vai trò cân bằng sinh thái cho khu kinh tế trọng điểm Tây Nguyên của Việt Nam trong xu hướng phát triển kết hợp với VQG Kon Ka Kinh và khu BTTN đóng vai trò quan trọng trọng việc

bảo vệ lưu vực đầu nguồn của các con sông lớn cung cấp nước tưới tiêu cho hàng ngàn ha cà phê, đất nông nghiệp và nước sinh hoạt của các huyện của tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Hơn thế nữa, phía tây của VQG là một phần lưu vực của thuỷ điện Yaly (Lê Trọng Trải et al. 2000). Duy trì chức năng phòng hộ đầu nguồn của khu vực đối với các con sông lớn như Sông Ba, Sông Kôn bằng các chương trình bảo vệ và phục hồi ở các phân khu phục hồi sinh thái và diện tích rừng ở vùng đệm, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân vùng hạ lưu. Đồng thời, góp phần giữ đất, giữ nước, điều hòa khí hậu, hạn chế sạt lở, lũ lụt… và cung cấp nước cho các hồ thủy điện.

Một giá trị to lớn khác của ĐDSH chính là sức khoẻ của con người, sống trong môi trường tự nhiên, con người chịu sự tác động của tự nhiên, bởi vì con người là một phần của tự nhiên. ĐDSH giữ cho con người môi trường sống tốt cho sức khoẻ. Giá trị thể hiện ở chỗ sức khoẻ của con người phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, vào môi trường. Điều này thể hiện ở khả năng của ĐDSH trong việc làm trong sạch nước và không khí; phân hoá các độc tố bị phát tán do hoạt động của con người hoặc các tác động thiên nhiên. Nhiều loài thực vật có khả năng hấp thụ các chất độc trong không khí, giữ cho con người môi trường không khí trong lành. Một số loài rau, cỏ, thuỷ sinh có khả năng làm sạch các nguồn nước để tạo cho con người và các loài khác môi trường nước trong lành. Rõ ràng khi rừng nhiệt đới bị tàn phá, ĐDSH bị kiệt quệ sẽ góp phần làm cho tầng ôzôn bị thủng, tạo ra những thay đổi thời tiết bất lợi đối với sức khoè của con người.

VQG Kon Ka Kinh và khu BTTN Kon Chư Răng, với chức năng chính là bảo tồn các cảnh quan và hệ sinh thái đặc trưng có giá trị ĐDSH cao, giúp điều hoà khí hậu, giảm nhẹ phòng chống thiên tai, góp phần phát triển kinh tế cho người địa phương, cụ thể:

- Bảo tồn và phát triển tài nguyên ĐDSH, các hệ sinh thái, địa chất, cảnh quản, các loài động thực vật quý hiếm hiện có trong VQG Kon Ka Kinh và

KBTTN Kon Chư Răng.

- Sử dụng hợp lý tài nguyên ĐDSH bằng việc tổ chức tốt công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái nhằm ổn định và từng bước nâng cao nhận thức về bảo tồn và đời sống kinh tế xã hội cho nhân dân địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững trong khu vực.

- Bảo vệ quần thể các loài động thực vật quí hiếm, các loài đang bị đe dọa, các loài đặc hữu, các loài chim và thú mới phát hiện cho khoa học, đặc biệt quần thể hiện có của các loài: hổ, mang trường sơn, vượn má hung, các loài chà vá, gà lôi vằn, khướu đầu đen, khướu mỏ dài.

2.3.3. Giá trị kinh tế

Cao nguyên Kon Hà Nừng có hệ sinh thái rừng còn tương đối nguyên vẹn và có tính ĐDSH cao, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng của các tỉnh Tây Nguyên; ĐDSH có nhiều điểm độc đáo, nổi bật và độc nhất,nên có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội và duy trì sự cân bằng sinh thái của không chỉ khu vực Tây Nguyên mà cả khu vực Trung Trung Bộ và Đông Nam Bộ của Việt Nam.

- Về nông nghiệp:

Giá trị ĐDSH sử dụng cho sản xuất lớn nhất của nhiều loài là khả năng của các loài đó cung cấp những nguyên vật liệu cho công nghiệp, nông nghiệp và là cơ sở để cải tiến cho các giống cây trồng trong nông nghiệp. Sự phát triển các giống mới có thể mang lại những kết quả kinh tế to lớn. Mặt khác, phải nhận thấy rằng con người tìm thấy trong sự ĐDSH các nguồn dược liệu để chữa bệnh. Đối với các cộng đồng chậm phát triển thì các bài thuốc chữa bệnh chủ yếu là các loài động thực vật có sẵn trong thế giới tự nhiên như: Mật ong, quế, phong Lan, măng le, lan kim tuyến, một số loài thảo dược khác.... Nên y học cổ truyền Trung Quốc, Việt Nam, ấn Độ đều dựa vào các giống loài của thế giới tự nhiên.

ĐDSH tạo ra tính bền vững và khả năng chống chịu cho nông nghiệp, là cơ sở để phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng.ĐDSH là cơ sở trợ giúp cho việc sản xuất lương thực thông qua các hiện tượng như sự thụ phấn, kiểm soát sinh học các loài dịch hại, bệnh, và làm đất mầu mỡ do chu trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng.Tất cả đều có những chức năng quan trọng trong các hệ thống nông nghiệp. Sự đa dạng của những loài thực vật, động vật, những loài vi sinh vật cần thiết để duy trì năng suất và tính bền vững của mùa màng, gia súc và việc nuôi trồng thuỷ sản.

Mất mát về ĐDSH cũng có thể có tác động đến hiệu quả, chi phí của sản xuất do ảnh hưởng suy giảm sự thụ phấn, mất các loài côn trùng có ích, mất độ mầu mỡ cho đất đai, và mất những loài sinh vật khác có tác dụng nâng cao năng suất nông nghiệp. Do vậy, việc hiểu biết về cách thức duy trì ĐDSH cao trong khu vực nông nghiệp là rất cần thiết.

- Về lâm nghiệp:

Đa dạng sinh học trên cao nguyên Kon Hà Nừng cung cấp nhiều loại gỗ quí, hiếm như: lim, trắc, hương, pơmu, thông, huỳnh đàn, tre nứa... vừa là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, nơi cư trú, nguồn giống vật nuôi, cây trồng và nguồn dược liệu quí giá đảm bảo cho loài người tồn tại và phát triển. ĐDSH còn cung cấp các nguyên vật liệu cho nhiều ngành nghề như: gỗ, nhựa, sợi, da, lông và đặc biệt là củi đun cho người dân tại huyện Kbang (Gia Lai). Một trong những nhu cầu không thể thiếu được của con người là protein, nguồn này có thể kiếm được bằng săn bắn các loài động vật hoang dã để lấy thịt. Bảo vệ các HST rừng giúp cung cấp “sự an toàn” về kinh tế cho các cộng đồng người Bana sống trong và xung quanh các khu bảo tồn; Bảo tồn tính ĐDSH nông nghiệp bản địa quan trọng và cung cấp bãi ươm cho các quần thể cá.

Hình 2.11. Vườn ươm khu BTTN Kon Chư Răng

- Về du lịch:

Với địa hình đa dạng nhiều dãy núi cao hùng vĩ, hệ thống thác ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng như: thác Ba Tầng, thác Nàng Tiên, Thác Kon Lok, Thác 95, Thác K50… cùng hệ động thực vật đa dạng, phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giá trị đa dạng sinh học của cao nguyên kon hà nừng phục vụ dạy học địa lí (Trang 58 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)