7. Cấu trúc của đề tài
1.3.5. Quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm địa lí
Dựa trên nghiên cứu lý thuyết học tập trải nghiệm và thực tiễn dạy học Địa lí, luận văn đã xác định mô hình tổ chức HĐTN Địa lý để rèn luyện kỹ năng tự học phù hợp cho HS trường trung học phổ thông gồm 5 giai đoạn.
Hình 1.2. Mô hình hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng tự học [11].
(1) Xác định mục tiêu, nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ trải nghiệm trong đó yêu cầu HS phải:
+ HS xác định các mục tiêu (về kiến thức, kỹ năng, thái độ) cần đạt. 2. Xây dựng kế hoạch trải nghiệm 3. Trải nghiệm cụ thể 4. Chia sẻ, PT-TH, hình thành kiến thức 5. Vận dụng trong tình huống mới 1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ
+ HS xác định được nhiệm vụ: HS cần xác định được những việc cần phải làm để đạt được mục tiêu và mục đích của hoạt động.
+ HS biết nhận nhiệm vụ phù hợp với năng lực bản thân.
+ HS có thể nêu ý kiến, phản hồi về nhiệm vụ để GV phải giải thích rõ hơn về nhiệm vụ trước khi bắt đầu trải nghiệm.
- GV cần quan tâm khai thác vốn kinh nghiệm của HS: Trong một lớp học, mỗi HS sẽ có một vốn kinh nghiệm khác nhau về nội dung có liên quan đến HĐTN. Khi phân nhóm giao nhiệm vụ cần chú ý phải vừa sức và tạo điều kiện khai thác tối đa kinh nghiệm cá nhân HS.
(2) Xây dựng kế hoạch trải nghiệm
- GV cần hướng dẫn HS xây dựng được kế hoạch trải nghiệm của cá nhân, của nhóm một cách chi tiết, cụ thể.
- Trong bản kế hoạch trải nghiệm cần xác định được yêu cầu cần đạt, thời gian, nội dung công việc, địa điểm, sản phẩm, cá nhân thực hiện.
(3) Trải nghiệm cụ thể
- Dựa trên vốn hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân và sự hướng dẫn của GV trong các nhiệm vụ, HS sẽ trải nghiệm, thực hiện nhiệm vụ của hoạt động.
+ Đối với các nhiệm vụ trải nghiệm tại gia đình, thôn xóm, GV cần phải phối hợp tốt với phụ huynh và người dân để đảm bảo cho HS trải nghiệm đúng yêu cầu.
+ Đối với các nhiệm vụ trải nghiệm được tổ chức tập trung ở lớp, phòng học bộ môn GV cần quản lí tốt HS đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trải nghiệm. - GV cần sắp xếp thời gian để cùng tham gia trải nghiệm với HS, qua đó kịp thời hướng dẫn, điều chỉnh HĐTN theo đúng yêu cầu.
(4) Chia sẻ, phát triển tự học hình thành kiến thức
- Sau khi trải nghiệm thực tế mỗi HS sẽ thu được kết quả nhất định. Sau đó các thành viên trong nhóm sẽ chia sẻ kết quả cho nhau, cùng thống
nhất kết quả của nhóm. Tiếp theo, dưới sự điều hành của GV các nhóm sẽ chia sẻ, phân tích kết quả. GV cần điều chỉnh, giải đáp kịp thời các thắc mắc, hoài nghi của HS.
(5) Vận dụng trong tình huống mới
- Ở bước này yêu cầu HS nêu những cách thức áp dụng những điều vừa mới học vào việc thực hiện các nhiệm vụ học tập hoặc trong cuộc sống, thực hành, vận dụng dụng kiến thức, kĩ năng vào một tình huống học tập mới. GV gợi mở những cơ hội để các em HS có thể áp dụng hoặc bàn luận những điều các em học được với những người khác, chia sẻ kinh nghiệm với người khác.
Các bước thiết kế và tổ chức hoạt động nêu trên là những gợi ý có tính chất định hướng, không phải là quy trình cứng nhắc. Việc thiết kế và tổ chức HĐTN trong chương trình giáo dục phổ thông mới cần linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng HS, nội dung học tập, điều kiện của nhà trường và địa phương.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu các tài liệu trên Thế giới và Việt Nam, cũng như ở khu vực nghiên cứu cho thấy, có nhiều quan điểm về giá trị ĐDSH, nhưng tựu trung 05 giá trị: (1) giá trị bảo tồn, (2) giá trị môi trường, (3) giá trị kinh tế, (4) giá trị khoa học, giáo dục, (5) giá trị văn hóa, thẩm mỹ và giải trí.
Mặc dù, trên Thế giới các hoạt động trải nghiệm cho học sinh gắn với các giá trị ĐDSH đã phát triển từ sớm nhưng ở Việt Nam hướng đi này còn khá mới. Nghiên cứu về giá trị ĐDSH ở Việt Nam được quan tâm từ sớm nhưng chủ yếu phục vụ cho mục đích khai thác và sử dụng lãnh thổ hoặc phục vụ cho phát triển KT - XH.
Dựa vào quá trình nghiên cứu, phân tích các tài liệu nước ngoài, đề tài đã xây dựng cơ sở lý luận về nghiên cứu giá trị ĐDSH và các HĐTN trong dạy học Địa lí. Trên cơ sở đó, đề tài đã khai thác 04 giá trị ĐDSH trong tổ chức HĐTN cho học sinh trong giảng dạy địa lí: (1) giá trị bảo tồn, (2) giá trị môi trường, (3) giá trị kinh tế và (4) giá trị khoa học, giáo dục.
Kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở khoa học và nền tảng vững chắc cho những nghiên cứu ở các chương sau.
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC CAO NGUYÊN KON HÀ NỪNG, TỈNH GIALAI