5. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Tình hình nghiên cứu về năng lực trí tuệ
1.3.3.1. Tình hình nghiên cứu trí thông minh (IQ)
Năm 1912, nhà tâm lý học ngƣời Đức Wilhelm Stern (1817-1938) đã đƣa ra khái niệm chỉ số thông minh (Intelligence Quotient) viết tắt là IQ và xem nó nhƣ là chỉ số phát triển trí tuệ ở trẻ em. Tuy nhiên, một số tác giả cho rằng cách tính chỉ số trí tuệ đã xuất hiện từ năm 1905, khi trắc nghiệm trí tuệ đầu tiên của Binet-Simon ra đời. Theo Binet A., IQ đƣợc tính theo công thức là IQ=(MA/CA)*100. Trong đó, MA là tuổi trí tuệ và CA là tuổi thực của ngƣời đƣợc trắc nghiệm [24], [36].
Năm 1936, Raven J. C. xây dựng bộ trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn, là loại trắc nghiệm phi ngôn ngữ về trí thông minh và đã đƣợc sử dụng rộng rãi để đo năng lực tƣ duy trên diện rộng. Năm 1960, Test Raven đƣợc UNESCO chính thức cho phép sử dụng để đo trí tuệ con ngƣời từ 6-65 tuổi [24].
Năm 1939, Wechsler D. (1896-1981) đƣa ra thang Wechsler Bellevue dùng cho ngƣời lớn. Năm 1949, ông đƣa test WISC dành cho trẻ em 5-15 tuổi, năm 1955 ông đƣa test WAIS là loại thang đo đƣợc biến đổi dành cho ngƣời từ 16 tuổi trở lên. Năm 1967, ông đƣa ra test WPPSI dành cho trẻ 4-6 tuổi, các trắc nghiệm này đã đƣợc sử dụng trong một thời gian dài. Năm 1983, Howard Gardner đã viết cuốn “Frames of Mind” có thể dịch là “cơ cấu trí khôn”, trong đó công bố các nghiên cứu về đa dạng của của trí thông minh có nhiều loại trí thông minh khác nhau ... Hiện nay đã có tới 2.100 trắc nghiệm về trí tuệ khác nhau và khoảng 500 trắc nghiệm về nhân cách đã đƣợc xuất bản [36].
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, giữa trí tuệ và kết quả học tập có mối liên quan với nhau, nhƣng không đồng nhất. Những công trình nghiên cứu trên sinh viên của trƣờng Đại học tổng hợp Kiev kết luận, trong những sinh viên có học lực yếu có cả những sinh viên có trí tuệ cao. Điều này đƣợc giải thích do thiếu động cơ học tập [12].
Ngày nay các loại test thông minh đã phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới và đƣợc ứng dụng ngày càng nhiều trên các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
Trƣớc năm 1975, vấn đề trí tuệ hầu nhƣ chỉ đƣợc nghiên cứu trong ngành Y tế nhằm chẩn đoán bệnh tâm thần ở một số bệnh viện. Công trình nghiên cứu về trí tuệ trên học sinh đầu tiên có thể thấy là của tập thể cán bộ Viện tâm-sinh lý lứa tuổi thuộc Viện khoa học Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu trẻ em Hà Nội và Khoa tâm lý giáo dục của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội tiến hành vào năm 1962-1963. Nội dung của các công trình nghiên cứu chủ yếu là cải tiến các test đo trí tuệ cho phù hợp với trẻ em Việt Nam [2], [20], [47], [52].
Ngô Công Hoàn (1994), đã nghiên cứu trí tuệ của học sinh lớp thƣờng và lớp chuyên toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch mức độ phát triển trí tuệ giữa học sinh bình thƣờng và học sinh chuyên toán [18].
Trần Trọng Thủy (1992), nghiên cứu và chỉ ra chiều hƣớng, cƣờng độ và chất lƣợng phát triển trí tuệ của học sinh, đồng thời cũng đề cập đến mối tƣơng quan giữa phát triển thể lực và phát triển trí tuệ [43].
Tạ Thúy Lan và Trần Thị Loan (1995-1996), nghiên cứu về khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh bằng test Raven và điện não đồ cho thấy năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi nhƣng tốc độ tăng không đều, năng lực trí tuệ nam và nữ không có sự khác biệt rõ rệt và có mối tƣơng quan thuận với kết quả học tập [21], [27].
Trần Thị Loan (2002), nghiên cứu trí tuệ của học sinh ở độ tuổi từ 6 – 17 tại quận Cầu Giấy – Hà Nội cho thấy, quá trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tƣơng đối đồng đều và không có sự khác biệt theo giới tính [30].
Mai Văn Hƣng (2002), đã nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng lực trí tuệ của sinh viên một số trƣờng đại học phía Bắc Việt Nam. Tác giả cho thấy, năng lực trí tệ và khả năng tập trung chú ý có mối tƣơng quan thuận khá chặt chẽ. Còn mối tƣơng quan giữa năng lực trí tuệ và thời gian phản xạ cảm giác-vận động là tƣơng quan nghịch [20].
Dƣơng Thu Hạnh (2011), nghiên cứu trên học sinh THPT của một số dân tộc tỉnh Gia Lai cho rằng: Chỉ số IQ của học sinh ngƣời dân tộc Kinh cao hơn học sinh các dân tộc khác, chỉ số IQ của nam và nữ khác nhau. Tuy nhiên sự khác biệt theo tuổi và giới tính không nhiều [14].
Nhìn chung, những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực trí tuệ của học sinh các lứa tuổi trên nhiều vùng miền, nhiều dân tộc cả nƣớc của các tác giả nhƣ Tạ Thúy Lan, Mai Văn Hƣng, Võ Văn Toàn... Hầu hết, các nghiên cứu đều cho thấy năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi và có mối quan hệ thuận với học lực [29]. Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu về trí tuệ và mối tƣơng quan giữa trí tuệ với các chỉ số sinh học khá phổ biến và thu đƣợc những kết quả nhất định.
1.3.3.2. Tình hình nghiên cứu trí nhớ
Những công trình nghiên cứu trí nhớ ở Việt Nam, đƣợc bắt đầu vào những năm của thập kỉ 90 thế kỉ XX, với những nghiên cứu của các tác giả nhƣ: Nghiêm Xuân Thăng (1993) [41], Trịnh Văn Bảo (1994) [44], Phạm Minh Hạc (1998) [13] đã có những nhận định rằng trí nhớ của học sinh chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ: di truyền, cấu trúc vỏ não, sự biến đổi của nhiệt độ, độ ẩm, cƣờng độ bức xạ và đối lƣu không khí...
Trần Thị Loan (2002), khi nghiên cứu trí nhớ của học sinh Hà Nội tuổi từ 6 – 17 đã chỉ ra rằng, trí nhớ của học sinh tăng theo tuổi và tăng không đều. Từ 6 đến 11 tuổi trí nhớ của học sinh tăng với tốc độ nhanh dần và từ 11 đến 17 tuổi tăng với tốc độ chậm dần. Tốc độ tăng trí nhớ của học sinh thấp nhất lúc 6 đến 7 tuổi, cao nhất lúc 10 đến 11 tuổi, không có sự khác biệt về khả năng nhớ giữa nam và nữ [30].
Năm 2013, Huỳnh Kim Truyền nghiên cứu trên học sinh THPT Chu Văn An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăklăk cho thấy điểm trí nhớ thính giác thay đổi theo tuổi, học sinh nữ ở giai đoạn 16, 17 tuổi có điểm trí nhớ thính giác cao hơn ở nam cùng lứa tuổi. Sang tuổi thứ 18, trí nhớ thính giác ở nam
và nữ không khác nhau. Khả năng ghi nhớ thị giác tốt hơn khả năng ghi nhớ thính giác, khả năng ghi nhớ thể hiện rõ nhất ở tuổi 16 (học sinh khối lớp 10) và 17 (học sinh khối lớp 11) [50].
Năm 2014, Nguyễn Thị Kim Loan nghiên cứu trên học sinh THPT Hồng Đức, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăklăk cho thấy điểm trí nhớ thị giác của học sinh thay đổi theo tuổi. Ở cả hai giới, điểm trí nhớ thị giác và thính giác tăng ở lứa tuổi từ 16-17 đồng thời giảm ở lứa tuổi từ 17-18. Điểm trung bình trí nhớ thị giác của học sinh nữ cao hơn so với học sinh nam ở cùng lứa tuổi [31].
Năm 2017, tác giả Nguyễn Thị Hồng đã nghiên cứu và cho thấy, trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh tăng dần theo tuổi ở nữ, nam tăng ở 15 tuổi lên 16 tuổi nhƣng lại giảm ở tuổi 17. Không có sự khác biệt về trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác giữa học sinh ở thị trấn và học sinh ở xã [19].
Năm 2018, tác giả Nguyễn Thị Tƣờng Loan đã nghiên cứu và cho thấy, khả năng ghi nhớ của trẻ tăng dần theo tuổi và ở lứa tuổi học sinh tiểu học, trí nhớ ngắn hạn thị giác tốt hơn trí nhớ ngắn hạn thính giác [32].
Năm 2020, Nguyễn Văn Thủy đã nghiên cứu và cho thấy, trí nhớ ngắn hạn của học sinh tăng dần theo độ tuổi. Không có sự khác biệt về trí nhớ ngắn hạn giữa học sinh nam và học sinh nữ. Ở độ tuổi 12 và 13 thì trí nhớ thị giác của học sinh tốt hơn trí nhớ thính giác. Nhƣng bƣớc sang độ tuổi 14 và 15 thì trí nhớ thị giác và thính giác không có sự khác biệt nữa [44].
Nhƣ vậy, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về năng lực trí tuệ của trẻ em các độ tuổi ở nhiều quốc gia và vùng miền trên thế giới.