Hiệu ứng giam giữ lượng tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo các cấu trúc nano một chiều zns pha tạp mn2+ định hướng ứng dụng trong chế tạo đi ốt phát quang (Trang 31 - 35)

19

hiệu ứng giam giữ lượng tử (Quantum confinement effect), khi đó các trạng thái điện tử cũng như các trạng thái dao động của các hạt tải trong hạt nano bị lượng tử hóa. Sự thay đổi cấu trúc điện tử dẫn đến sự thay đổi, mở rộng bề rộng vùng cấm của các chất bán dẫn khi kích thước hạt cỡ nanomét, dẫn tới các hiện tượng dịch chuyển về phía năng lượng cao (Blue shift) trong phổ hấp thụ khi kích thước hạt giảm và dịch chuyển về phía năng lượng thấp (red shift) khi kích thước hạt tăng [64]. Các trạng thái bị lượng tử hóa ở cấu trúc nano sẽ quyết định tính chất điện, quang của cấu trúc đó. Hiệu ứng giam giữ lượng tử có thể được mô tả một cách sơ lược như sau: trong vật liệu bán dẫn khối, các điện tử trong vùng dẫn (và các lỗ trống trong vùng hoá trị) chuyển động tự do trong khắp tinh thể, do lưỡng tính sóng - hạt, chuyển động của các hạt tải điện có thể được mô tả bằng tổ hợp tuyến tính của các sóng phẳng có bước sóng vào cỡ nanomet. Nếu kích thước của khối bán dẫn giảm xuống, xấp xỉ giá trị của các bước sóng này, thì hạt tải điện bị giam trong khối này sẽ thể hiện tính chất giống như một hạt chuyển động trong một hộp thế (potential box). Nghiệm của phương trình Schroedinger trong trường hợp này là các sóng dừng bị giam trong giếng thế và năng lượng tương ứng với hai hàm sóng riêng biệt, khác nhau và gián đoạn. Sự chuyển dời của hạt tải điện giữa hai mức năng lượng gián đoạn nêu trên sẽ gây ra quang phổ vạch. Hệ hạt khi đó được gọi là hệ bị giam giữ lượng tử.

Trong phân tử điện tử tồn tại ở các trạng thái định xứ gián đoạn. Trong khi đó ở bán dẫn khối, số lớn của quỹ đạo phân tử tạo nên một vùng trạng thái điện tử liên tục. Ở trạng thái điện tử cơ bản của vùng hóa trị (VB), số điện tử chuyển động lên trên và xuống dưới là cân bằng do đó không hình thành dòng dẫn. Để cho bán dẫn dẫn điện, các điện tử phải được kích thích từ VB đến các trạng thái kích thích ở vùng dẫn (CB). Trong các chất bán dẫn, vùng dẫn và vùng hóa trị của bán dẫn được phân tách bởi vùng cấm. Khe năng lượng giữa

20

đỉnh vùng hóa trị hoặc quĩ đạo phân tử bị chiếm giữ cao nhất (HOMO) và đáy của vùng dẫn hay quĩ đạo phân tử không bị chiếm giữ thấp nhất (LUMO) được gọi là vùng cấm. Sự kích thích quang hoặc nhiệt có thể kích thích điện tử lên vùng dẫn và tạo ra lỗ trống ở vùng hóa trị. Trong điều kiện kích thích nhất định, có thể hình thành nên các dòng chuyển dời một chiều của điện tử và như vậy có thể tạo ra dòng điện dẫn.

Hình 1.9. Mật độ trạng thái của nano tinh thể bán dẫn. Mật độ trạng thái bị gián đoạn ở vùng bờ. Khoảng cách HOMO-LUMO tăng ở nano tinh thể bán dẫn khi kích

thƣớc nhỏ đi [13]

Năng lượng vùng cấm là một đại lượng hết sức quan trọng bởi vì giá trị của nó quyết định độ dẫn điện và năng lượng hấp thụ quang học của vật liệu [13]. Các hạt nano bán dẫn được xem như nằm ở giữa giới hạn mật độ gián đoạn của nguyên tử/phân tử và mật độ liên tục của tinh thể khối (Hình 1.9) [65], khe HOMO-LUMO tăng trong các nano tinh thể bán dẫn, dẫn tới độ rộng hiệu dụng của vùng cấm và khả năng ôxy hóa khử tăng khi kích thước giảm như là hệ quả của hiệu ứng kích thước lượng tử. Sự tăng độ rộng vùng cấm đã được Wang và Herron giải thích chi tiết. Trong bán dẫn khối, điện tử và lỗ trống liên kết với nhau thông qua tương tác Coulomb và hình thành nên một

21 exciton được gọi là Mott-Wannier exciton.

Do đó việc xét đến tương tác điện tử này trong các tính toán về hiệu ứng kích thước lượng tử là cần thiết. Mô hình mô tả định lượng hiệu ứng kích thước lượng tử trên cơ sở gần đúng khối lượng hiệu dụng đã được Brus đưa ra giải thích một cách chi tiết [66]. Vùng cấm hiệu dụng của hạt nano được mô tả theo phương trình dưới đây.

Trong đó Eg (∞) là năng lượng vùng cấm của chất bán dẫn (với ZnS, Eg~3,6 eV), me và mh là khối lượng hiệu dụng của điện tử và lỗ trống, ε là hằng số điện môi của bán dẫn khối. Khi R nhỏ, thừa số 1/R2

có giá trị đáng kể và do đó độ rộng vùng cấm tăng lên khi kích thước giảm. Hiệu ứng kích thước lượng tử được thể hiện rõ ràng hơn khi kích thước (R) nhỏ hơn giá trị bán kính Bohr exciton (aB) được tính bởi công thức:

trong đó: ;

Ở đây me, mh, ε, aB,e, aB,h tương ứng là khối lượng hiệu dụng điện tử, lỗ trống, hằng số điện môi và bán kính Bohr excition của điện tử và lỗ trống.

Trong thực tế tùy thuộc vào độ lớn, có thể phân biệt thành ba trạng thái giam giữ là: giam giữ yếu, trung bình và mạnh.

Giam giữ mạnh: R < aB,e, aB,h

Giam giữ trung bình (trung gian): a < R < a

2 2 2 g g 2 h e π 1 1 1.8e E (NPs) = E ( ) +( )( + ) - m m εR 2R  2 0 B 2 e h εε 1 1 a = ( )( + ) e m m 2 o B,e 2 e 4πεε a m q  B,h 2 2 h o 4πεε a m q

22

Giam giữ yếu: R > aB,e, aB,h

Sự giam giữ yếu: Trong trường hợp R > aB,e, aB,h. Khi đó năng lượng liên kết của exciton lớn hơn năng lượng giam giữ riêng rẽ của điện tử và lỗ trống. Rõ ràng, đây là trường hợp đối với vật liệu khối và vật liệu có kích thước nano lớn.

Sự giam giữ trung bình: Trong trường hợp aB,h< R < aB,e. Khi đó bán kính của vật liệu nhỏ hơn bán kính Bohr của lỗ trống nhưng lớn hơn bán kính bohr của điện tử. Bởi vì khối lượng hiệu dụng của điện tử nhỏ hơn khối lượng hiệu dụng của lỗ trống (me< mh).

Sự giam giữ mạnh: Trường hợp này xảy ra khi vật liệu có kích thước nano rất nhỏ, nhỏ hơn cả hai giá trị bán kính Bohr của điện tử và lỗ trống, R < aB,e, aB,h. Ở trạng thái này, tính chất quang của vật liệu bị ảnh hưởng mạnh bởi hiệu ứng giam giữ lượng tử của điện tử và lỗ trống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo các cấu trúc nano một chiều zns pha tạp mn2+ định hướng ứng dụng trong chế tạo đi ốt phát quang (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)