8. Cấu trúc luận văn
1.3. Công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động
thông
1.3.1. Công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh ở trường trung học phổ thông
1.3.1.1. Vai trò của công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh ở trường trung học phổ thông
Truyền thống cách mạng dân tộc nói chung và các địa phương nói riêng là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của toàn thể dân tộc, là sợi dây vững chắc tạo nên sức mạnh vĩ đại để dân tộc Việt Nam đánh thắng các kẻ thù xâm lược nước nhà, tiến đến giải phóng dân tộc, đưa non sông Việt Nam đến ngày hòa bình và thịnh vượng như ngày hôm nay.
Để duy trì, phát huy các giá trị truyền thống cách mạng của dân tộc nói chung và từng địa phương trong giai đoạn mới, trong Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã xác định mục tiêu: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng
tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh [38]. Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Ngày 24/3/2015, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030”, trong đó cũng xác định: Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, quan trọng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng [40].
Đất nước đang tiến hành đổi mới và hội nhập sâu rộng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hơn bao giờ hết, lòng yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Càng khó khăn, thử thách, truyền thống yêu nước, tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam được hun đúc từ bao đời, trở thành sức mạnh Việt Nam, biểu tượng Việt Nam càng được tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ, tỏa sáng trên tinh thần: “Yêu nước thì việc gì có lợi cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức làm cho kỳ được. Điều gì có hại cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết” [15], để luôn chủ động, quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…
Thanh niên, HS là cội nguồn sức sống của dân tộc; là lực lượng xung kích và sáng tạo của cách mạng, là lực lượng dự bị chiến đấu của Đảng, nên cần được chuẩn bị tốt về mọi mặt. Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng
và rất cần thiết” [18]. Chính vì vậy, GDTTCMĐP cho HS, sinh viên trước hết giúp cho thế hệ trẻ nhận thức đầy đủ sâu sắc về lịch sử địa phương thấy được những giá trị truyền thống, ý thức cội nguồn dân tộc, hiểu được những đức tính, phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Những hiểu biết sâu sắc về TTCMĐP đó sẽ giúp HS, sinh viên biết kế thừa và phát huy những truyền thống quý giá của dân tộc, đồng thời biết phê phán, đấu tranh với những quan niệm, biểu hiện đi ngược với những giá trị truyền thống.
1.3.1.2. Mục tiêu của chương trình giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh ở trường trung học phổ thông
Trong Chỉ thị của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030” nhận định: “giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhiều tổ chức, cá nhân chưa nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, nhất là trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi. Việc cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục thế hệ trẻ chưa kịp thời và hiệu quả; nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu. Vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ chưa được như mong muốn, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Một số ít thanh niên bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta” [39]. Vì vậy, Chỉ thị xác định mục tiêu: “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, quan trọng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng. Đầu tư cho giáo dục, trong đó có giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ là đầu tư cho tương lai của đất nước. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các cấp, các ngành, đoàn thể, gia đình và toàn xã hội; tạo
điều kiện tối đa cho thế hệ trẻ học tập, lao động, cống hiến, là lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc” [39].
Bên cạnh đó, trong Đề án số: 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đưa ra mục tiêu của “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” là: Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam nhằm tạo chuyển biến căn bản về đạo đức, lối sống phát triển toàn diện; yêu gia đình, có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa; yêu nước, tự hào dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực và bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức và kỹ năng lao động, trở thành những công dân có ích, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [28].
Trong Luật Giáo dục tại Điều 27 Luật Giáo dục 2005 quy định về mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [4]. Vì vậy, chúng tôi cho rằng GDTTCMĐP cho HS THPT là nội dung quan trọng không thể thiếu trong chương trình GD hiện nay, đó là điều kiện thiết yếu để hướng đến hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN trong bối cảnh đổi mới và phát triển hiện nay. Hay nói cách khác, mục đích của GDTTCMĐP cho HS THPT đó là:
Một là, trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp, giáo dục quốc phòng an ninh... trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Hai là, bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, đất nước, tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của địa phương, góp phần xây dựng văn hóa, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.
Ba là, xây dựng thái độ lao động mới, ý thức tự lực tự cường, có trách nhiệm với xã hội, với tương lai của dân tộc, tiếp tục sự nghiệp của các thế hệ cha anh đi trước, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ còn nhằm bảo đảm sự kế tục và thống nhất giữa các thế hệ cách mạng Việt Nam.
1.3.1.3. Nội dung, chương trình giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh ở trường trung học phổ thông
Trong Công văn số 1106/BGDDT-GDTrH Biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã định hướng các nội dung cụ thể về giáo dục địa phương cho HS cụ thể là:
(1) Các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương: Về văn hóa: Lễ hội truyền thống; các loại hình nghệ thuật truyền thống; truyền thống quê hương; phong tục, tập quán địa phương; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỷ cương, pháp luật. Về lịch sử, truyền thống: Danh nhân văn hóa; di tích lịch sử; bảo tàng, lịch sử hình thành và phát triển của địa phương.
(2) Các vấn đề về địa lý, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương: Về địa lý địa phương: Địa lý tự nhiên; địa lý dân cư; địa lý kinh tế xã hội; địa lý du lịch và định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Về kinh tế, hướng nghiệp: Thị trường lao động; các ngành nghề, làng nghề truyền thống; các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương; tiềm năng phát triển kinh tế địa phương.
(3) Các vấn đề về chính trị - xã hội, môi trường của địa phương: Về chính trị - xã hội: Chính sách an sinh xã hội; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống. Về môi trường: Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu.
Dựa trên hướng dẫn của Công văn số 1106/BGDDT, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch “tổ chức biên soạn và triển khai nội
dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Bình Định (Số: 92/KH-UBND, Bình Định, ngày 27 tháng 11 năm 2019) [6] với những nội dung cụ thể sau:
Một là, các vấn đề văn hóa, lịch sử truyền thống của tỉnh: Về văn hóa truyền thống bao gồm: Lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, trí thức dân gian, tập quán xã hội, phong tục tập quán địa phương, xây dựng nếp sống văn minh trong giai đoạn hiện nay, tôn trọng kỷ cương, pháp luật. Về lịch sử, truyền thống: Danh nhân văn hóa lịch sử; di tích văn hóa - lịch sử; bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, lịch sử hình thành và phát triển của địa phương; lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định. Về thể thao truyền thống: Giảng dạy, phát triển bộ môn Võ cổ truyền Bình Định trong trường học.
Hai là, các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của tỉnh: Về địa lí: Địa lí tự nhiên; địa lí kinh tế - xã hội. Về kinh tế, hướng nghiệp: Tiềm năng kinh tế - tài nguyên; thị trường lao động; các ngành nghề, làng nghề truyền thống; các ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Định.
Ba là, các vấn đề chính trị - xã hội, môi trường: Về chính trị - xã hội: Chính sách an sinh xã hội; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống. Về môi trường: Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; ứng phó biến đổi khí hậu.
Bốn là, các vấn đề về gia đình: GDĐĐ lối sống trong gia đình, xây dựng môi trường sống lành mạnh trong gia đình nhằm giảm tình trạng bạo lực học đường.
Tóm lại, tùy theo đặc thù của mỗi địa phương để có những nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi HS THPT, tuy nhiên khi xây dựng GDTTCMĐP cho HS THPT phải đảm bảo các nội dung như: Các vấn đề về lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương: Lịch sử hình thành và phát triển; danh nhân văn hóa; di tích lịch sử; bảo tàng; lễ hội truyền thống; các loại hình nghệ thuật truyền thống, văn hóa nghệ thuật dân gian; truyền thống quê hương; phong tục, tập quán địa phương; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỷ cương,
pháp luật. Bên cạnh đó còn có các vấn đề về địa lý và kinh tế, hướng nghiệp như: thị trường lao động; các ngành nghề, làng nghề truyền thống; các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương; tiềm năng phát triển kinh tế địa phương; các vấn đề về chính trị - xã hội, môi trường… Để khái quát hơn trong việc thu thập thông tin của luận văn, trong nghiên cứu này tác giả tập trung vào 7 nội dung cơ bản thường được áp dụng để GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS THPT như sau:
Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoài xâm, ý thức tự cường dân tộc, lí tưởng cách mạng, tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường;
Tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ quê hương, tổ quốc;
Các di sản văn hóa, di tích lịch sử, các anh hùng liệt sĩ, các tấm gương yêu nước;
Những tấm gương người tốt việc tốt trên các lĩnh vực đời sống, sống, làm việc, học tập theo tấm gương Bác Hồ cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lòng nhân ái bao dung;
Ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng các nét văn hóa mới tốt đẹp;
Kế thừa tinh thần cần cù, chịu khó, khắc phục khó khăn trong học tập, lao động;
Giá trị của hòa bình, độc lập dân tộc, lòng yêu hòa bình, tình hữu nghị giữa các dân tộc, ý thức hợp tác.
1.3.1.4. Các hình thức giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh ở trường trung học phổ thông
Hình thức GDTTCMĐP cho HS THPT rất phong phú và đa dạng, không chỉ đóng khung trong các trường học với các giờ giảng trên lớp mà còn đưa các nội dung, chủ đề giáo dục vào mọi hoạt động thực tiễn của cá nhân và tập thể HS tại trường lớp, ngoài xã hội qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như:
sinh hoạt dã ngoại, lao động công ích, thể thao, văn nghệ, tham quan.v.v. Dưới đây là một số hình thức chủ đạo:
Thứ nhất, GDTTCMĐP cho HS thông qua các môn học dạy các môn khoa học cơ bản: Trong nhà trường tất cả các môn học đều có tác dụng to lớn, trong việc hình thành và phát triển năng lực, trí tuệ, tình cảm, niềm tin của HS. Thông qua các môn học cơ bản, đặc biệt các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như lịch sử, văn học, địa lý, giáo dục công dân cung cấp cho HS những kiến thức khoa học khách quan, có niềm tin, tình cảm đạo đức những hiểu biết yêu cuộc sống, có sự đồng cảm với mọi người xung quanh, về quy luật vận động của các chế độ xã hội trong quá khứ, các trào lưu tư tưởng chính trị trong lịch sử, qua đó HS nhận thức được TTCM của dân tộc và địa phương trong quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta.
Thứ hai, GDTTCMĐP cho HS thông qua hoạt động sinh hoạt tập thể và ngoài giờ học: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú về nội dung và hình thức tổ chức như các hoạt động tập thể, vui chơi sinh hoạt chủ điểm, văn