8. Cấu trúc luận văn
1.4. Lý luận về quản lý công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương
phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường trung học phổ thông
1.4.1. Quản lý công tác lập kế hoạch giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường trung học phổ thông
Thực chất của việc lập kế hoạch là nhằm đạt mục tiêu của tổ chức, cũng là mục tiêu của hoạt động quản lý. Kế hoạch sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng thể, toàn diện, qua đó thấy được hoạt động tương tác giữa các bộ phận. Mặt khác nhà quản lý qua việc lập kế hoạch có thể nhìn thấy tương lai, có thể phải điều chỉnh những quyết định trước đó, bảo đảm hướng vào mục tiêu đã định [16, tr. 65].
Lập kế hoạch công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS trường THPT có vai trò rất quan trọng giúp HT và các CBQL xác định được mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của GDTTCMĐP cho HS; phân phối các mốc thời gian hợp lý để tổ chức GDTTCMĐP; cân đối nguồn lực
thực hiện các hoạt động GDTTCMĐP; xác định được những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện để phù hợp với đặc thù của nhà trường. Trên cơ sở đó, BGH nhà trường sẽ lựa chọn các biện pháp thích hợp cho từng hoạt động, từng chủ đề, lập chương trình hoạt động, thông qua tập thể sư phạm trình duyệt, điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch.
Khi lập kế hoạch GDTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS trường THPT, người CBQL cần lưu ý các điểm sau đây [11]:
(1) Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDĐĐ với mục tiêu giáo dục trong nhà trường.
(2) Nắm vững thực trạng đạo đức HS và công tác GDĐĐ của nhà trường hiện tại.
(3) Phối hợp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch dạy học trên lớp và kế hoạch hoạt động giáo dục khác như: giáo dục lao động, giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục môi trường, giáo dục giá trị sống…
(4) Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực và phù hợp với hoạt động tâm sinh lí HS để đạt hiệu quả giáo dục cao.
(5) Cùng với HT, thành lập ban quản lý HS gồm Phó hiệu trưởng, Bí thư đoàn thanh niên, một số giáo viên có năng lực trong Ban chấp hành Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm, bảo vệ, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên trong ban quản lý HS để theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá HS.
(6) Xây dựng kế hoạch chi tiết theo thời gian: tuần, tháng, năm; theo chủ điểm; theo các mặt hoạt động [11].
1.4.2. Quản lý công tác tổ chức thực hiện giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường trung học phổ thông
Theo quan niệm của Emest Dale, chức năng tổ chức như một quá trình, bao gồm năm bước sau: Lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu của tổ chức; Phân chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ để các thành viên hay bộ phận trong tổ chức thực hiện một cách thuận lợi
và hợp logic. Bước này gọi là phân công lao động; Kết hợp các nhiệm vụ một cách logic và hiệu quả. Việc nhóm gộp nhiệm vụ cũng như thành viên trong tổ chức gọi là bước phân chia bộ phận; Thiết lập một cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các thành viên hay bộ phận tạo điều kiện đạt mục tiêu một cách dễ dàng; Theo dõi đánh giá tính hiệu nghiệm của cơ cấu tổ chức và tiến hành điều chỉnh nếu cần [16, tr. 76].
Tổ chức thực hiện kế hoạch trong giáo dục TTCMĐP cho HS THPT là sự xếp đặt những hoạt động, những con người một cách khoa học hợp lý, phối hợp các bộ phận để tạo ra tác động tích hợp. HT phải thông báo kế hoạch, chương trình hành động đến các thành viên trong nhà trường sao cho mỗi thành viên hiểu và thực hiện đúng kế hoạch, phải quy định đúng chức năng, quyền hạn cho từng người, và phải có tính đến năng lực, hiệu quả cho từng hoạt động, xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên liên quan. Đây là giai đoạn thực hiện kế hoạch, là sự sắp đặt những con người những công việc một cách khoa học, hợp lý, là sự phối hợp các hoạt động như: Thông báo kế hoạch, chương trình hành động đến các thành viên trong trường làm cho mỗi thành viên tự giác thực hiện kế hoạch; bố trí các bộ phận, các cá nhân đúng người, đúng việc; quy định chức năng, quyền hạn cho từng người, từng bộ phận có tính đến năng lực của từng người cũng như những khó khăn mà các hoạt động có thể tiếp nhận và phân phối các nguồn lực về con người, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị… để xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên. Ngoài ra, HT nhà trường cần phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường như: Cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại địa phương, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học…; phối hợp với Hội phụ huynh HS, … để tăng cường sức mạnh, tính hiệu quả cao trong GDTTCMĐP cho HS.
1.4.3. Quản lý công tác chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường trung học phổ thông
Đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lý. Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người CBQL phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến các đối tượng bị quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ để đạt mục tiêu chung của hệ thống. Người điều khiển hệ thống phải là người có tri thức và kỹ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định [16, tr. 87].
Nội dung của chỉ đạo công tác giáo dục TTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS trường THPT gồm chỉ huy, ra lệnh, động viên, khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ cho các bộ phận trong nhà trường đồng thời theo dõi, điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung để các công việc được triển khai theo đúng quy trình, đạt yêu cầu của kế hoạch mà công tác giáo dục TTCMĐP cho HS đề ra. Cụ thể:
Chỉ đạo GDTTCMĐP qua các tổ bộ môn liên quan; Chỉ đạo GVCN qua giờ sinh hoạt lớp;
Chỉ đạo GDĐĐ thông qua hoạt động ngoại khoá dưới cờ… tiến hành đa dạng với nội dung và hình thức phù hợp với GDTTCMĐP;
Chỉ đạo phối hợp với lực lượng giáo dục: cán bộ đoàn trường, GV, HS ưu tú, phối kết hợp với cha mẹ học sinh và ban ngành đoàn thể ở địa phương trên địa bàn để giáo dục GDTTCMĐP cho HS THPT;
Tổ chức các lực lượng theo dõi, giám sát các hoạt động xen kẽ trong chương trình học tập trên lớp: theo cơ chế trực tuần, trực nhật; cơ chế giám thị, cơ chế tự quản của các tổ chức HS; theo hệ thống chủ nhiệm lớp và các GV chuyên trách; đội cờ đỏ, bảo vệ trường; lập bảng theo dõi thi đua;
Chỉ đạo các hoạt động theo chủ điểm: Thường được tiến hành qua các phong trào thi đua đối với các hoạt động giáo dục TTCMĐP trong suốt năm học. Tuy nhiên, có tập trung cao điểm vào những ngày lễ kỷ niệm. Chính vì thế, việc chỉ đạo hoạt động này cần được thực hiện theo hướng xây dựng chuẩn mực, đánh giá chung cho cả đợt thi đua và theo dõi đánh giá tính điểm
trong từng giai đoạn và cả đợt. Vào những ngày cao điểm, ngày lễ chính có tổ chức các hoạt động đặc trưng cho ngày lễ. Mỗi hoạt động cụ thể đều có chuẩn mực đánh giá riêng, dựa trên cơ sở đó đánh giá kết quả từng hoạt động: học tập, văn nghệ, thể thao, trò chơi, ... sau đó tập hợp kết quả.
1.4.4. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường trung học phổ thông
Trong hoạt động quản lý, kiểm tra là một chức năng rất quan trọng, giúp chủ thể quản lý có thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn tiến công việc trong tổ chức, từ đó có những tác động quản lý thích hợp [2].
Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS trường THPT là tác động của HT trường THPT đến hoạt động kiểm tra, đánh giá GDTTCMĐP cho HS, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục TTCMĐP cho HS trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Nội dung kiểm tra đánh giá công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS trường THPT gồm có: Kiểm tra nhận thức, tinh thần, thái độ, ý thức tổ chức kỉ luật, tình đoàn kết, sự chủ động sáng tạo trong hoạt động. Kiểm tra việc làm cụ thể của GV và HS. Kiểm tra công việc có trong kế hoạch. Đánh giá về nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của học sinh.
Hình thức kiểm tra, đánh giá công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL HS trường THPT: Có nhiều hình thức kiểm tra như: Kiểm tra bằng cách quan sát, trao đổi, trò chuyện, xem hồ sơ sổ sách, bằng phiếu đánh giá, bằng điểm số, bằng hiệu quả công việc… Sau khi kiểm tra cần rút kinh nghiệm về các hình thức hoạt động, các phương pháp có hiệu quả, những ưu điểm, khuyết điểm để điều chỉnh, bổ sung cho kế hoạch lần sau.
Trong hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS trường THPT cần đảm bảo một số yêu cầu như:
Đảm bảo tính trung thực khi đánh giá kết quả giáo dục TTCMĐP, không vì thành tích mà phô trương, hình thức, gây lãng phí thời gian và vật chất.
Đảm bảo tính khách quan, kết hợp tự đánh giá của học sinh với đánh giá của tập thể và của GVCN.
Đảm bảo tính công bằng trong đánh giá.
1.5. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường trung học phổ thông
1.5.1. Yếu tố xuất phát từ phía nhà trường
Có nhiều khía cạnh liên quan đến nhà trường như nhận thức, trình độ CBQL, GV; các tổ chức đoàn thể trong trường và những yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất - trang thiết bị.
Trước hết về đội ngũ CBQL trong nhà trường bao gồm HT và các Phó Hiệu trưởng (gọi chung là BGH). BGH trường THPT có vai trò quan trọng trong công tác quản lý công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho HS, là người trực tiếp quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDTTCMĐP cho HS từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện đến khâu kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động. BGH chủ động tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để GDTTCMĐP cho HS, vì vậy, họ phải có năng lực lãnh đạo và quản lý. “Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng phải là người có phẩm chất đạo đức, có uy tín, có chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo trong giao tiếp và công tác quản lý, họ cần xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đoán” [25]. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn một số cán bộ quản lý còn yếu về năng lực, đặc biệt là nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của công tác QL GDTTCMĐP cho HS, vì vậy có tác động không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động này.
Bên cạnh đó, nhận thức của GV giảng dạy, làm công tác kiêm nhiệm liên quan đến GDTTCMĐP cho HS cũng có tác động rất lớn. Có một số GV hiện nay chỉ quan tâm đến công tác giảng dạy chuyên môn, không đầu tư, nghiên
cứu nhiều đến các hoạt động NGLL cho HS; một số khác cho rằng đó không phải là trách nhiệm của mình, … nên dẫn đến tình trạng thiếu sự quan tâm, đôn đốc học sinh trong việc rèn luyện nhận thức, kỹ năng về GDTTCMĐP.
Cơ sở vật chất, thiết bị là hệ thống các phương tiện vật chất được sử dụng để phục vụ cho công tác GDTTCMĐP. Để tổ chức các hoạt động GDNGLL rất cần đến nhiều điều kiện như không gian sân bãi, phòng ốc; các phòng sinh hoạt phải có các trang thiết bị máy chiếu, âm thanh, ánh sáng để tổ chức các hội thi, bài thi liên quan đến TTCM. Nếu các yếu tố trên không được đáp ứng thì việc GDTTCMĐP cho HS sẽ không mang tính trực quan sinh động, không có khả năng thu hút HS. Ngoài ra, nhà trường cũng phải có các nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động cho HS tham quan các di tích lịch sử; tổ chức các chiến dịch tình nguyện về nguồn, các hội trại...v.v.
1.5.2. Yếu tố liên quan đến học sinh THPT
Trong GD đặc biệt là quản lý công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL có sự ảnh hưởng từ phía bản thân HS. HS vừa là đối tượng được giáo dục, nhưng đồng thời cũng là những người thực hiện tiếp nhận công tác GDTTCMĐP. Vì vậy, vấn đề liên quan đến ý thức, niềm tin, thái độ của HS đều có sự tác động đến hiệu quả của công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL.
HS THPT còn gọi là tuổi thanh niên, từ 15 đến 18 tuổi, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Quá trình quan sát gắn liền với tư duy và ngôn ngữ. Tuy nhiên, sự quan sát ở các em thường phân tán, chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát một đối tượng vẫn còn mang tính đại khái, phiến diện đưa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế. Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của HS THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống…
Nhìn chung thanh niên mới lớn có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu sắc nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các em vẫn cần sự giúp đỡ của người lớn. Do đặc điểm tâm lý, nhận thức nêu trên, nên trong GDTTCMĐP các CBQL và GV cần giúp đỡ, chỉ bảo để các em nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của giáo dục TTCMĐP trong thời đại hiện nay.
1.5.3. Các yếu tố khác
Yếu tố liên quan đến tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương và đất nước
Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương; sự ủng hộ và mối quan hệ gắn kết của các cấp chính quyền địa phương với trường THPT; trình độ dân trí của cộng đồng dân cư là các yếu tố khách quan trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường trong GDTTCMĐP cho HS [19].
Bên cạnh đó, trong bối cảnh bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay có tác động rất lớn đến thay đổi quan niệm giá trị, giá trị truyền thống và hành vi thái độ của HS. Xu hướng có nhiều HS học theo những cái mới, hiện đại, bắt chước theo thần tượng, … đã khiến nhiều em quay lưng với những giá trị truyền thống của dân tộc, của địa phương. Điều đó để nói lên rằng việc GDTTCMĐP sẽ chịu sự tác động lớn từ sự biến đổi của nền văn hóa trong bối cảnh hiện nay.
Yếu tố liên quan đến vai trò của gia đình
Giáo dục gia đình là cái nôi đầu tiên hình thành nên nhân cách của mỗi con người. Nói như vậy để thấy được rằng cấu trúc của gia đình, vai trò của cha mẹ có sự ảnh hưởng lớn lao vô cùng đối với nhận thức, nhân cách của HS. Để GDTTCMĐP có hiệu quả, trước hết mỗi bậc phụ huynh phải là một tấm gương trong sáng, có những việc làm ý nghĩa đối với địa phương; luôn