8. Cấu trúc luận văn
3.4. Mối liên hệ giữacác biện pháp
Mỗi biện pháp nêu trên có vị trí, tầm quan trọng và phạm vi tác động nhất định đến công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL, QL công tác này và chúng có quan hệ hữu cơ với nhau trong việc thực hiện công tác trên đạt hiệu quả cao nhất.
Khi CBQL, GV, cán bộ Đoàn và các lực lượng có liên quan có nhận thức cao về các nội dung của công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL thì họ sẽ thực hiện tốt vai trò của mình. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho GV và người làm công tác Đoàn sẽ có ý nghĩa then chốt vì khi các lực lượng này nắm vững nghiệp vụ, nội dung công tác thì họ sẽ làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, khi đó hiệu quả công việc mới đạt được kết quả như mong muốn. Đa dạng hóa các hình thức, nội dung GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL cho học sinh
trong nhà trường sẽ thu hút đông đảo sự tham gia của các em và của giáo viên, chính quyền địa phương. Huy động các nguồn lực để thực hiện hiệu quả nội dung, chương trình GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL sẽ đảm bảo đa dạng các nguồn lực và hỗ trợ đầy đủ các nguồn lực cần thiết để tổ chức hoạt động.Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL sẽ giúp hoạt động của nhà trường được lan tỏa trên quy mô lớn và đảm bảo hiệu quả đề ra. Tăng cường kiểm tra – đánh giá công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL sẽ giúp uốn nắn các lực lượng tham gia, động viên, khuyến khích họ nỗ lực vì mục tiêu chung. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL sẽ giúp quản lý công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL nhanh, gọn, hiệu quả.
Vì vậy, mỗi biện pháp là tiền đề, là điều kiện và cũng là hệ quả của những biện pháp còn lại. Do đó, để đạt được mục tiêu công tác GDTTCMĐP thông qua hoạt động GDNGLL ở các trường THPT huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định thì phải thực hiện đồng bộ 7 biện pháp nêu trên.