Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần, mật độ, vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét ở khu vực nhà rẫy và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét của người dân ngủ rẫy tại huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa (Trang 26)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét của

người dân ngủ rẫy trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1. Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét của người dân ngủ rẫy trên thế giới người dân ngủ rẫy trên thế giới

Những kiến thức có được của người dân về bệnh sốt rét sẽ tác động trực tiếp đến việc thực hành của họ trong thực hành phòng chống căn bệnh này. Rất nhiều nghiên cứu của nhiều nhóm tác giả được thực hiện nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành PCSR của người dân giúp chương trình PCSR trên thế giới cũng như tại Việt Nam đạt được hiệu quả.

Năm 1996 Vundule và Mharakurwa đã tiến hành đánh giá kiến thức, thực hành về bệnh sốt rét trên cộng đồng dân vùng nông thôn ở Zimbabwe cho thấy, có khoảng 82% người được hỏi trả lời không có bất cứ biện pháp nào để bảo vệ mình khỏi bị sốt rét và thực hiện các biện pháp phòng ngừa có sự liên quan đến kiến thức có được về bệnh sốt rét của người dân [45].

Tại Ấn Độ (2007) khi phỏng vấn 450 người dân tại ngôi làng Jaisalmer, Rajasthan cho kết quả 1/3 số người được hỏi đã không thực hiện điều trị khi mắc sốt rét cũng như không tham gia các hoạt động phòng chống véc tơ, vì họ cho rằng việc bị muỗi đốt không có hại cũng như sốt rét là một bệnh nhẹ. Thói quen ngủ ngoài trời, ngủ chung giường với trẻ em, cảm giác khó chịu và ngạt thở khi nằm trong màn hoặc bất kỳ biện pháp bảo vệ nào khác cũng góp phần vào sự lây lan của bệnh sốt rét ở khu vực này [44].

1.3.2. Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét của người dân ngủ rẫy ở Việt Nam người dân ngủ rẫy ở Việt Nam

Tại Việt Nam, theo Ron P. Marchand (2001) Chương trình Quốc gia PCSR của Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, công tác PCSR vẫn rất khó khăn trong việc bảo vệ cho người dân thường xuyên ngủ lại rừng, rẫy nên tỷ lệ nhiễm sốt rét ở đây cao hơn ở thôn bản [21]. Ngủ rẫy là thói quen canh tác phổ biến hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi Trung Bộ.Trong các dịp mùa đồng bào thường kéo cả nhà lên nhà rẫy chỉ được làm tạm bợ để làm ăn và thu hoạch nên khả năng nhiễm bệnh sốt rét cao.

Nhiều cộng đồng người dân tộc của các tỉnh Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai,…vẫn còn hoạt động nương rẫy, làm nhà rẫy và ở đó trong mùa vụ. Một số khác vào rừng khai thác lâm thổ sản, chặt cây, tìm vàng... Trong năm 2013-2014, tại khu vực MT-TN đã có một số điểm tình hình sốt rét biến động, nguyên nhân chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng đi rừng, ngủ rẫy như: xã Khánh Sơn, Khánh Phú, Sơn Thái (Khánh Hòa); xã Chư R’Căm, Ia Mlah, Đăk P’Ling, Đăk Tơ Pang (Gia Lai).

Nghiên cứu của Lê Xuân Hùng (2007) về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp can thiệp sốt rét ở biên giới Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2006 cho thấy, tỷ lệ hiểu biết của người dân về bệnh sốt rét chỉ từ 63,3% đến 64,5% và số hộ dân có đủ màn nằm còn thấp từ 57% đến 65% [13].

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quang (2012) qua phỏng vấn cho thấy những người đi rừng, ngủ rẫy trả lời đã từng mắc sốt rét đều chiếm tỷ lệ cao ở 3 khu vực nghiên cứu: Chư Mo Ray (Kon Tum) là 71,3%; Kon Ka Kinh (Gia Lai) là 82,4% và Ea Sô (Đăk Lăk) là 81% [23].

Nghiên cứu về tỷ lệ bệnh sốt rét và hiệu quả của võng có bọc võng tẩm hóa chất diệt muỗi trong PCSR cho người đi rừng, ngủ rẫy tại Vĩnh Linh,

Quảng Trị của Hồ Văn Hoàng và cs.(2010) cho thấy, tỷ lệ nhiễm KSTSR ở người đi rừng, ngủ rẫy chiếm 7,44%, sau 5 tháng áp dụng biện pháp can thiệp thì tỷ lệ nhiễm ở nhóm can thiệp là 3,12%, thấp hơn so với nhóm chứng [12].

Nghiên cứu về thực trạng mắc sốt rét và các yếu tố liên quan đến bệnh sốt rét của người dân đi rừng, ngủ rẫy tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận của Chế Ngọc Thạch (2010) cho thấy người đi rừng, ngủ rẫy mắc sốt rét cao nhất vào các tháng (11, 12 và 01) trong năm; người đi rừng, ngủ rẫy có nguy cơ mắc sốt rét cao gấp 5,03 lần những người không đi rừng ngủ rẫy. Nghiên cứu còn cho thấy có nhiều yếu tố gây khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp PCSR cho nhóm đối tượng đi rừng ngủ rẫy như: 75% trả lời diện tích nhà rẫy nhỏ không có chỗ treo màn; 54,8% trả lời không đủ màn [27].

Nghiên cứu của Tạ Thị Tĩnh (2003) tại xã Khánh Trung, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa thì người dân đi làm rẫy có nguy cơ mắc sốt rét cao gấp 1,6 lần so với người không đi làm rẫy và việc cấp thuốc để người dân mang theo tự điều trị khi đi rừng ngủ rẫy đã giảm tỷ lệ mắc sốt rét ở nhóm đi rừng, ngủ rẫy [34].

Nghiên cứu của Annette Erhart (2004) về sốt rét rừng ở Suối Kiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam cho thấy hoạt động đi rừng và ngủ trong rừng là yếu tố nguy cơ chính mắc bệnh sốt rét [50].

Nghiên cứu của Lê Khánh Thuận (2000) cho thấy, có 77,4% đối tượng này đã từng bị sốt rét, chỉ có 57,1% người khi vào rừng mang theo màn [30].

Như vậy, kiến thức, thái độ, thực hành của người dân còn thấp cần phải áp dụng biện pháp bảo vệ cho đối tượng thường xuyên hoạt động và ngủ tại rẫy để giảm nguy cơ mắc và tử vong ở nhóm đối tượng này.

1.4. Phòng chống véc tơ sốt rét trên thế giới và ở Việt Nam

1.4.1. Phòng chống véc tơ sốt rét trên thế giới

Lan truyền tự nhiên của bệnh sốt rét là mối quan hệ của ba yếu tố: véc tơ sốt rét (muỗi Anopheles), tác nhân gây bệnh (KSTSR), khối thụ cảm (con

người) diễn ra trong môi trường phù hợp và quan hệ tương hỗ với những điều kiện của môi trường (Gilles, 1993; Nguyễn Tuyên Quang, 1996). Do đó, để PCSR phải cắt đứt mối liên hệ giữa một trong ba yếu tố trên. Dựa trên cơ sở trên có thể sử dụng các biện pháp phòng chống sốt rét như sử dụng hóa chất diệt véc tơ truyền bệnh sốt rét, bảo vệ người lành (khối cảm thụ), chuẩn đoán và điều trị sốt rét đối với những người đã mắc sốt rét.

Nghiên cứu biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét trên thế giới gồm các biện pháp kiểm soát véc tơ được áp dụng diệt muỗi hoặc bọ gậy, làm giảm mật độ muỗi, xua muỗi để ngăn cản sự tiếp xúc giữa người với véc tơ nhằm hạn chế mức thấp nhất khả năng truyền bệnh của véc tơ. Một bước ngoặc trong phòng chống véc tơ là việc phát hiện và tổng hợp thành công hóa chất, tiếp theo, một loạt các hóa chất diệt côn trùng khác được phát hiện và tổng hợp gồm nhóm lân hữu cơ, nhóm clo hữu cơ, nhóm carbamat, nhóm pyrthroid. Do đó, kiểm soát được bệnh sốt rét làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong trên toàn cầu.

Hiện nay, chiến lược kiểm soát muỗi truyền bệnh sốt rét trên toàn cầu đang áp dụng có hiệu quả nhất đó là sử dụng hóa chất diệt côn trùng để tẩm màn và phun tồn lưu trong nhà. Đây là hai biện pháp chính chống lại muỗi sốt rét đốt người trong nhà và giúp làm giảm lan truyền sốt rét. Nhờ hai biện pháp này mà chúng ta đã cứu sống hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Theo WHO (2015), năm 2013 thì có 136 triệu màn được cấp; năm 2014, có hơn 189 triệu màn LLIN. Đồng thời có khoảng 116 triệu người trên thế giới đã được bảo vệ bằng biện pháp phun tồn lưu trong nhà năm 2014 [63].

1.4.2. Phòng chống véc tơ sốt rét ở Việt Nam

Cũng giống như các nước khác ở Đông Nam Á tại Việt Nam lan truyền sốt rét có mối liên hệ chặt chẽ với rừng và nhà rẫy. Nghiên cứu của Annette Erhart và cs. (2004) [48] về sốt rét rừng ở xã Suối Kiết (Tánh Linh, Bình

Thuận) cho thấy, những người thường xuyên hoạt động và ngủ trong rừng có nguy cơ mắc sốt rét cao hơn 4 lần so với những người không thường xuyên làm việc và ngủ trong rừng. Tại xã Đắk Ơ (Phước Long, Bình Phước) những người làm việc và ngủ trong rừng có nguy cơ nhiễm sốt rét cao hơn khoảng 2 lần so với những người khác. Tương tự, nghiên cứu tại Bình Thuận, Chế Ngọc Thạch (2010) cũng cho biết, người đi rừng ngủ rẫy có nguy cơ mắc sốt rét cao gấp 5,03 lần so với những người không đi rừng ngủ rẫy và tỷ lệ nhiễm KSTSR của người đi rừng, ngủ rẫy là 69,3% [27].

Hiện nay, phần lớn số ca mắc sốt rét tập trung chủ yếu ở khu vực nhà rẫy ở trong rừng và luôn có mặt véc tơ chính với mật độ cao. Do vậy, nhiều biện pháp can thiệp nhà rẫy được thực hiện đã giảm tình trạng mắc sốt rét. Nhiều biện pháp phòng chống muỗi được áp dụng, tuy nhiên hai biện pháp phòng chống véc tơ được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả nhất là phun chất tồn lưu và màn tẩm hóa chất. Hóa chất được sử dụng rộng rãi là hóa chất thuộc nhóm Pyrethroid như: phun hóa chất Fendona cho vùng có tỷ lệ nằm màn dưới 80%, tẩm màn cho vùng có tỷ lệ nằm màn trên 80%. Bên cạnh biện pháp phòng chống muỗi cần phải phối hợp các biện pháp bảo vệ người lành và cấp thuốc và điều trị cho người bệnh.

Nghiên cứu của Lục Nguyên Tuyên (2005) [37] về tình hình sốt rét ở nhóm đi rừng ngủ rẫy và một số biện pháp can thiệp tại xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa cho thấy bằng truyền thông PCSR kết hợp với phun nhà rẫy và tẩm màn làm giảm tỷ lệ nhiễm KSTSR ở người ngủ rẫy từ 29,8% còn 7,7%. Nguyễn Xuân Thiện và cs. (2005) [28], nghiên cứu thực trạng mắc sốt rét và áp dụng một số biện pháp PCSR cho đối tượng đi rừng ở Vĩnh Linh, Quảng Trị cho thấy nhóm những người đi rừng có tỷ lệ nhiễm KSTSR là 8,2%, và sau khi áp dụng biện pháp quản lí bệnh nhân kết hợp tẩm màn thì làm giảm 64% bệnh nhân sốt rét và giảm 78% tỷ lệ nhiễm KSTSR.

Trương Văn Có và cs. (2007), đánh giá hiệu quả tẩm màn hóa chất ICON 2,5 CS tại xã Iakor (Gia Lai) cho thấy, mật độ véc tơ sốt rét trú đậu trong nhà và vào nhà tìm mồi đốt máu giảm. Mật độ Anopheles bắt được bằng bẫy đèn giảm đáng kể có ý nghĩa thống kê (15,5 c/đ/đ xuống còn 1,8 c/đ/đ [7]. Tuy nhiên cũng cần đánh giá mức độ nhạy cảm và kháng của Anopheles đối với hóa chất sau một thời gian sử dụng. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quang và cs. ở khu vực MT-TN giai đoạn 2011-2015 cho thấy, An. maculatus

đã kháng với hóa chất Lambdacyhalothrin 0,05% (ICON), Deltamethrin 0,05%, Permethrin 0,75% và Alphacypermethrin 30mg/m2 (Fendona); An. aconitus, An. minimus ở Bình Thuận có thể kháng với Alphacyhalothrin 30mg/m2, Lambdacyhalothrin 0,05% và Deltamethrin 0,05%; các loài véc tơ

An. aconitus, An. dirus, An. minimus ở các tỉnh khác vẫn còn nhạy với hóa chất Lambdacyhalothrin 0,05%, Deltamethrin 0,05%, Permethrin 0,75% và Alphacypermethrin 30mg/m2 [24]

1.5. Phòng chống sốt rét cho người dân ngủ rẫy trên thế giới và Việt Nam

1.5.1. Phòng chống sốt rét cho người dân ngủ rẫy trên thế giới

Ngày nay, bệnh sốt rét đã được khống chế và đẩy lùi một cách đáng kể so với những năm của thập kỷ 90, tuy nhiên sốt rét vẫn là bệnh có mức lưu hành cao, gây tỷ lệ mắc và tử vong cao ở nhiều quốc gia trên thế giới. Công tác PCSR vẫn được tiếp tục với nhiều khó khăn và thử thách [20].

Khó khăn về kỹ thuật chuyên môn: P. faciparum kháng choloroquine và đa kháng với hóa liệu pháp chống sốt rét. Muỗi Anopheles kháng hóa chất diệt côn trùng, thay đổi sinh lý sinh thái, trú ẩn ngoài nhà, nhưng đốt người trong nhà. Kể từ năm 1960 , khi P. faciparum kháng choloroquine được công bố tại Nam Mỹ (Brasil), Đông Dương (Thái Lan, Việt Nam) thì hiện tượng kháng lan rộng ngày càng nhanh. Về kháng hóa chất diệt muỗi Anopheles, năm 1946 chỉ có 2 loài Anopheles kháng DDT, nhưng đến năm 1991 có đến

55 loài kháng hóa chất, trong đó có 53 loài kháng DDT, 27 loài kháng phốt pho hữu cơ, 17 loài kháng với Carbamate và có 10 loài kháng với Pyrethroids, 16 loài cho thấy kháng với 3 hoặc 4 loại hóa chất. Hiện tượng kháng Anopheles xuất hiện ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ.

Khó khăn về kinh tế-xã hội: Ở các nước có lưu hành sốt rét, đặc biệt là quốc gia chậm phát triển và đang phát triển thu nhập thấp nên thiếu kinh phí cho PCSR. Sự biến động dân cư, kinh tế mới, du canh du cư,... làm cho các người này không được bảo vệ nên tình hình sốt rét trở nên nghiêm trọng hơn.

Hệ thống y tế: thiếu cơ sở y tế và cán bộ làm công tác vệ sinh phòng dịch, PCSR ở địa phương. Cán bộ cơ sở y tế còn nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị, đặc biệt khi gặp những trường hợp bệnh sốt rét có triệu chứng lâm sàng không điển hình thì rất khó khăn trong việc chẩn đoán và ra quyết định điều trị.

Theo báo cáo của WHO năm 2013, việc PCSR gặp trở ngại ở giai đoạn 2005-2012, sự sụt giảm trong việc mở rộng các biện pháp phòng chống để kiểm soát muỗi, đặc biệt là trong việc tiếp cận và cung cấp màn tẩm hóa chất diệt muỗi. Điều này chủ yếu là do thiếu kinh phí mua màn ngủ của một số quốc gia có lan truyền bệnh sốt rét. Việc cung cấp thuốc sốt rét thông qua các dịch vụ y tế công cộng đã tăng lên đáng kể, nhưng việc tiếp cận với điều trị, đặc biệt là điều trị ACT (Artemisinin Combination Tearapy) còn khó khăn.

Cũng theo WHO, ở vùng tiếp cận Sahara Châu Phi, tỷ lệ dân số được tiếp cận với màn tẩm hóa chất diệt muỗi vẫn chưa đạt đến 50% vào năm 2013. Chỉ có 70 triệu chiếc màn chống muỗi mới được chuyển giao cho các nước lưu hành sốt rét vào năm 2012, thấp hơn mức tối thiểu là 150 triệu chiếc cho nhu cầu tối thiểu hàng năm để đảm bảo cho tất cả mọi người có nguy cơ được bảo vệ. Việc sử dụng bộ test chẩn đoán sốt rét không còn nhiều trở ngại và nó được tiếp tục sử dụng mở rộng trong những năm gần đây. Từ năm 2000-2012,

tỷ lệ người bị nghi ngờ sốt rét đã được sử dụng test để chẩn đoán nhanh trong khu vực y tế cộng đồng tăng từ 44% đến 64% trên toàn cầu. Việc tiếp cận và sử dụng phương pháp điều trị phối hợp với Artemisin theo khuyến cáo của WHO đã tăng lên với số lượng các liệu trình điều trị cho các nước từ 76 triệu vào năm 2006 lên đến 331 triệu vào năm 2012. Mặc dù đạt được những tiến bộ nhưng vẫn còn hàng triệu người không được tiếp cận việc chẩn đoán và điều trị đảm bảo chất lượng [63].

Tóm lại có thể nói nguyên nhân chính làm cho sốt rét nặng và bền vững ở vùng núi là véc tơ sốt rét có khả năng truyền bệnh cao, tuổi thọ dài, có tập tính trú đậu và đốt mồi ngoài nhà nên ít chịu tác động của hóa chất diệt muỗi. Trong khi đó, các cộng đồng dân cư địa phương chủ yếu là dân tộc thiểu số có đời sống kinh tế thấp, tập quán lạc hậu và hiểu biết về PCSR còn hạn chế. Ngoài ra, việc di cư từ vùng không có sốt rét lưu hành tới vùng rừng núi góp phần làm cho diễn biến sốt rét càng phức tạp.

1.5.2. Phòng chống sốt rét cho người dân ngủ rẫy ở Việt Nam

Theo báo cáo năm 2015, cả khu vực MT-TN ghi nhận 7.644 ca mắc, 15 trường hợp sốt rét ác tính, một ca tử vong do sốt rét và không có dịch sốt rét xảy ra. So với năm 2014, số bệnh nhân sốt rét giảm 47,2%, KSTSR giảm 48,2%, sốt rét ác tính giảm 67,4%, véc tơ sốt rét giảm 66,7%. Số ca mắc khu vực này chủ yếu là nhóm dân biến động như di cư tự do, hoạt động và ngủ lại trong rừng, giao lưu biên giới. Trong đó, sốt rét nhà rẫy hiện nay đang nổi lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần, mật độ, vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét ở khu vực nhà rẫy và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét của người dân ngủ rẫy tại huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa (Trang 26)