Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần, mật độ, vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét ở khu vực nhà rẫy và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét của người dân ngủ rẫy tại huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa (Trang 35 - 37)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

Huyện Khánh Vĩnh là một huyện miền núi, bán sơn địa nằm ở cực Tây của tỉnh Khánh Hòa, ở tọa độ 12°16′13″B ,108°53′33″Đ, phía bắc giáp thị xã Ninh Hòa và tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp huyện Khánh Sơn và tỉnh Ninh Thuận, phía đông giáp huyện Diên Khánh. Tổng diện tích toàn huyện là 1.165 km2, dân số 36.024 người với 15 dân tộc anh em cùng sinh sống (số liệu năm 2014). Huyện Khánh Vĩnh nằm ở đầu nguồn của sông Cái Nha Trang với diện tích rừng chiếm 90% diện tích tự nhiên và phân chia thành hai khu vực chính. Khu Đông dọc theo lưu vực các phụ lưu của sông Cái chủ yếu là các đồi thấp và khu vực phía Tây và phía Nam chủ yếu là các núi cao với nhiều đỉnh núi cao từ 1.500-2.000 m, trong đó có Đỉnh Hòn Giao (2.062 m) là đỉnh núi cao nhất tỉnh Khánh Hòa. Do nằm ở thượng nguồn của sông Cái Nha Trang, huyện Khánh Vĩnh có mật độ sông suối cao hơn so với các huyện khác trong tỉnh với mật độ sông suối trung bình 0,65 km/km2. Khánh Vĩnh có 87.198,99 ha đất rừng, độ che phủ thường xuyên chiếm 75% diện tích tự nhiên của huyện với tổng trữ lượng gỗ lên đến 10 triệu m3, trong đó 9 triệu m3 tập trung ở rừng rậm và rừng trung bình.

Do vị trí huyện Khánh Vĩnh nằm phía tây tỉnh Khánh Hòa nên chịu sự ảnh hưởng gió Lào từ phía Tây thổi vào làm khí hậu khô hanh. Ở đây thường có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ giữa tháng 9 đến tháng 12 dương lịch, tập trung chủ yếu vào tháng 10 và tháng 11 hàng năm, lượng mưa chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng.

Hình 2.1. Bản đồ các điểm nghiên cứu của huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa Điểm nghiên cứu xã Khánh Phú: đây là một xã miền núi của huyện Khánh Vĩnh. Hiện nay, sinh cảnh rừng cũng đã thay đổi nhiều, nhưng diện tích rừng tự nhiên ở đây vẫn còn nhiều, nhất là rừng tự nhiên ở khu du lịch Yang Bay. Đây là khu vực có độ che phủ cao, được bảo vệ nghiêm ngặt để phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, một phần diện tích rừng tự nhiên vẫn đang bị người dân chặt phá để trồng cây công nghiệp như ngô, đậu, mì,… Hầu hết, các diện tích này nằm trong rừng sâu, xa khu dân cư nên không có

K h á n h T h ư ợ n g K h á n h H i ệ p K h á n h T r u n g K h á n h P h ú K h á n h B ì n h S ơ n T h á i L i ê n S a n g G i a n g L y K h á n h Đ ô n g K h á n h T h à n h S ô n g C ầ u K h á n h N a m C ầ u B a K h á n h V i n h N E W S

phương tiện giao thông và chủ yếu là đi bộ và phải mất hàng giờ đi bộ mới tới khu vực rẫy của người dân. Vào mùa hè, người dân thường dẫn con cái vào nhà rẫy để tiện chăm sóc. Và đây là những đối tượng dễ mắc sốt rét nhất. Khu vực này là địa điểm tiến hành điều tra muỗi và bọ gậy Anopheles.

Điểm nghiên cứu xã Sơn Thái: Xã Sơn Thái thuộc huyện miền núi Khánh Vĩnh, nằm ở phía tây của huyện với nhiều dãy núi cao. Do địa hình nhiều núi nên có nhiều khe suối chảy. Mặc dù diện tích rừng tự nhiên đã thay đổi nhiều so với trước đây nhưng diện tích rừng ở đây còn nhiều hơn so với các xã khác trong huyện. Xã có hai thôn gồm thôn Giang Biên và thôn Bố Lang, giao thông đi lại của hai thôn rất khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa. Hiện nay, do diện tích canh tác của đồng bào thiếu nên nhiều hộ gia đình dân tộc T’rin vào trong rừng sâu để phát rừng lấy đất canh tác nông nghiệp, một số hộ vào rừng sâu khai thác gỗ và các lâm sản khác. Do vậy, thời gian làm việc và ngủ lại trong rừng kéo dài vài ngày cho đến vài tháng tùy theo công việc. Do sống tạm bợ nên hầu như không có nhà cố định mà là các lán, trại, nhà rẫy,… Đây là địa điểm tiến hành điều tra muỗi và bọ gậy Anopheles.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần, mật độ, vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét ở khu vực nhà rẫy và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét của người dân ngủ rẫy tại huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa (Trang 35 - 37)