Mật độ muỗi Anophele sở khu vực nhà rẫy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần, mật độ, vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét ở khu vực nhà rẫy và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét của người dân ngủ rẫy tại huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa (Trang 57 - 71)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2. Mật độ muỗi Anophele sở khu vực nhà rẫy

3.1.2.1. Mật độ muỗi Anopheles chung ở khu vực nhà rẫy

Kết quả điều tra ở bảng 3.5 cho thấy, trong các phương pháp sử dụng để bắt muỗi tại các điểm nghiên cứu thì phương pháp BĐTN và BĐNN đều thu thập được số loài nhiều nhất 8 loài, tiếp đến là phương pháp MNTN thu được 6 loài, MNNN thu được 5 loài, phương pháp SVT, SVN chỉ phát hiện được 1 loài và ở phương pháp SNN không bắt được loài nào.

Phương pháp bẫy đèn CDC: BĐTN thu thập được 171 cá thể muỗi, mật độ là 2,67 c/đ/đ. Trong đó, véc tơ chính An. dirus thu thập được 111 cá thể muỗi, mật độ 1,73 c/đ/đ và thu thập được hai véc tơ phụ: An. aconitus (0,02 c/đ/đ), An. maculatus (0,25 c/đ/đ). Ngoài ra, một số loài khác cũng thu thập được với mật độ cao: An.vagus mật độ là 0,30 c/đ/đ, An. sinensis là 0,20 c/đ/đ. BĐNN thu thập được 31 cá thể, mật độ 0,48 c/đ/đ. Trong đó, véc tơ chính An. dirus thu thập được 4 cá thể (0,06 c/đ/đ) ít hơn nhiều so với BĐTN và cũng thu được hai véc tơ phụ An. aconitus (0,03 c/đ/đ), An. maculatus

Bảng 3.5. Mật độ chung muỗi Anopheles thu thập bằng các phương pháp ở khu vực nhà rẫy tại Khánh Vĩnh TT Tên loài BĐTN BĐNN MNTN MNNN SVT SVN SNN SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ 1 An. aconitus 1 0,02 2 0,03 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 An. barbirostris 0 0 1 0,02 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 An. crawfordi 0 0 0 0 1 0,03 1 0,03 0 0 0 0 0 0 4 An. dirus 111 1,73 4 0,06 59 1,84 138 4,31 15 0,47 9 0,28 0 0 5 An. jamesi 2 0,03 1 0,02 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 6 An. kochi 1 0,02 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7 An. maculatus 16 0,25 3 0,05 9 0,28 9 0,28 0 0 0 0 0 0 8 An. peditaeniatus 8 0,13 5 0,08 7 0,22 17 0,53 0 0 0 0 0 0 9 An. philippinensis 0 0 0 0 1 0,03 0 0 0 0 0 0 0 0 10 An. sinensis 13 0,20 9 0,14 10 0,31 15 0,47 0 0 0 0 0 0 11 An. vagus 19 0,30 6 0,09 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 171 2,67 31 0,48 87 2,72 180 5,63 15 0,47 9 0,28 0 0 Tổng loài 8 8 6 5 1 1 0

Ghi chú: SL: Số lượng, MĐ: Mật độ. BĐTN: Bẫy đèn trong nhà (mật độ: c/đ/đ); BĐNN: Bẫy đèn ngoài nhà (mật độ: c/đ/đ); MNTN: Mồi người trong nhà (c/ng/đ); MNNN: Mồi người ngoài nhà (c/n/đ); SNN: Soi nhà ngày (mật độ: c/nh). SVT: Soi vách trong(mật độ: c/nh/đ); SVN: Soi

Bảng 3.5 cũng cho biết, ở phương pháp mồi người thu được số lượng muỗi Anopheles lớn với 267 cá thể muỗi cái trưởng thành. Ở phương pháp MNTN thu được 87 cá thể, mật độ 2,72 c/n/đ. Trong đó, véc tơ chính An. dirus vẫn thu thập được số lượng nhiều nhất với 59 cá thể (1,84 c/n/đ), ngoài ra thu thập được một véc tơ phụ An. maculatus với 9 cá thể (0,28 c/n/đ) và một số muỗi Anopheles khác như An. sinensis 10 cá thể (0,31 c/n/đ), An. peditaeniatus 7 cá thể (0,22 c/n/đ). MNNN thu được 180 cá thể, mật độ 5,63 c/n/đ. Trong đó, véc tơ chính

An. dirus vẫn thu thập được số lượng nhiều nhất với 138 cá thể (4,31 c/n/đ), ngoài ra cũng thu thập được một véc tơ phụ An. maculatus với 9 cá thể (0,28 c/n/đ) và một số muỗi Anopheles khác như An. peditaeniatus 17 cá thể (0,53 c/n/đ), An. sinensis 15 cá thể (0,47 c/n/đ).

Phương pháp soi tường vách chỉ thu thập được một loài là An. dirus với 24 cá thể. Trong đó, SVT thu thập được 15 cá thể, mật độ là 0,47 c/nh/đ, còn SVN thu được 9 cá thể, mật độ 0,28 c/nh/đ.

Theo kết quả nghiên cứu về tập tính, vai trò truyền bệnh của các véc tơ sốt rét khu vực trong rừng tại hai tỉnh Khánh Hòa và Bình Định, năm 2015 của Đỗ Văn Nguyên cho biết, tại tỉnh Khánh Hòa véc tơ chính An. dirus thu thập được với mật độ rất cao, loài này đốt người cả trong nhà và ngoài nhà. Ở từng phương pháp thu được mật độ khác nhau, đối với phương pháp bẫy đèn thì BĐTN thu được số lượng cá thể và mật độ lớn hơn BĐNN, trong khi đó MNTN thu được ít hơn MNNN [18].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quang (2015) khi so sánh vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét khu dân cư và nhà rẫy tại một số vùng sốt rét lưu hành ở MT-TN, thì ở Phú Yên và Gia Lai cho biết, véc tơ chính An. dirus chỉ thu thập được ở khu vực nhà rẫy mà không bắt được ở khu dân cư và loài này đốt người cả trong nhà, ngoài nhà với mật độ đốt người ngoài nhà cao hơn trong nhà ở phương pháp mồi người và phương pháp BĐTN cao hơn ngoài nhà [22].

Như vậy, véc tơ chính và véc tơ phụ đều thu thập được ở cả trong và ngoài nhà rẫy nên khả năng người dân ở khu vực nhà rẫy bị muỗi Anopheles đốt rất cao. Kết quả nghiên cứu có sự phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước.

3.1.2.2. Mật độ muỗi Anopheles ở từng điểm nghiên cứu

Mật độ muỗi Anopheles ở khu vực nhà rẫy tại xã Khánh Phú

Số liệu bảng 3.6 cho thấy, tổng loài Anopheles thu thập được ở khu vực nhà rẫy tại xã Khánh Phú là 11 loài, với 186 cá thể ở tất cả các phương pháp. Trong đó có 3 loài trong danh sách véc tơ sốt rét gồm véc tơ chính An. dirus và hai véc tơ phụ An. aconitus, An. maculatus. Trong số các phương pháp như BĐTN, BĐNN, MNTN, MNNN, SVT, SVN đều thu được véc tơ chính An. dirus và một số phương pháp thu được véc tơ phụ như BĐTN, BĐNN, MNTN, MNNN.

Phương pháp bẫy đèn CDC: BĐTN thu thập được An. dirus có mật độ là 1,06 c/đ/đ, An. maculatus có mật độ là 0,22 c/đ/đ và An. aconitus là 0,03 c/đ/đ. BĐNN thu thập được An. dirus có mật độ là 0,13c/đ/đ, An. maculatus có mật độ 0,03 c/đ/đ và An. aconitus là 0,03 c/đ/đ.

Phương pháp mồi người: MNTN thu thập được An. dirus có mật độ 0,63 c/n/đ và An. maculatus là 0,38 c/n/đ. MNNN thu thập được An. dirus có mật độ là 2,19 c/n/đ và An. maculatus là 0,56 c/n/đ.

Phương pháp soi tường vách thu được 6 cá thể muỗi An. dirus, trong đó SVT 5 cá thể, mật độ 0,31 c/nh/đ, SVN thu thập được 1 cá thể, mật độ 0,06 c/nh/đ.

Bảng 3.6. Mật độ muỗi Anopheles thu thập bằng các phương pháp ở khu vực nhà rẫy tại xã Khánh Phú TT Tên loài BĐTN BĐNN MNTN MNNN SVT SVN SNN SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ 1 An. aconitus 1 0,03 1 0,03 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 An. barbirostris 0 0 1 0,03 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 An. crawfordi 0 0 0 0 1 0,06 1 0,06 0 0 0 0 0 0 4 An. dirus 34 1,06 4 0,13 10 0,63 35 2,19 5 0,31 1 0,06 0 0 5 An. jamesi 2 0,06 1 0,03 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 6 An. kochi 1 0,03 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7 An. maculatus 7 0,22 1 0,03 6 0,38 9 0,56 0 0 0 0 0 0 8 An. peditaeniatus 5 0,16 2 0,06 5 0,31 11 0,69 0 0 0 0 0 0 9 An. philippinensis 0 0 0 0 1 0,06 0 0 0 0 0 0 0 0 10 An. sinensis 12 0,38 3 0,09 6 0,38 13 0,81 0 0 0 0 0 0 11 An. vagus 3 0,09 4 0,13 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng chung 65 2,03 17 0,53 29 1,81 69 4,31 5 0,31 1 0,06 0 0 Tổng loài 8 8 6 5 1 1 0

Kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn Nguyên (2015) [18] về thành phần và mật độ các loài ở khu vực nhà rẫy xã Khánh Phú có số lượng, mật độ của An. dirus thu thập ở BĐTN và BĐNN lần lượt là 90 cá thể, 2,81 c/đ/đ và 13 cá thể, 0,41 c/đ/đ, ở MNTN và MNNN là 16 cá thể, 0,17c/g/n và 30 cá thể, 0,31c/g/n.

Như vây, véc tơ truyền bệnh sốt rét chính An. dirus thu thập được với số lượng lớn và mật độ cao ở các phương pháp trừ SNN. Đây là lí do giải thích sốt rét vẫn còn lưu hành ở vùng này.

Hình 3.1. Biểu đồ mật độ các véc tơ sốt rét theo các phương pháp tại xã Khánh Phú

Qua hình 3.1 cho thấy, ở phương pháp bẫy đèn và mồi người đều thu được véc tơ chính nhiều hơn các véc tơ phụ. Cụ thể phương pháp BĐTN véc tơ chính

An. dirus có mật độ (1,06 c/đ/đ) cao hơn BĐNN (0,13 c/đ/đ). Các véc tơ phụ thu được với mật độ thấp. Phương pháp mồi người có véc tơ An. dirus ở MNNN thu được với mật độ cao nhất 2,19 c/n/đ và tỷ lệ đốt người ngoài nhà và trong nhà là 3,5. Véc tơ phụ An. maculatus ở phương pháp MNNN cao hơn MNTN và không thu thấp được An. aconitus.

Mật độ muỗi Anopheles ở khu vực nhà rẫy tại xã Sơn Thái

Bảng 3.7. Mật độ muỗi Anopheles thu thập bằng các phương pháp ở khu vực nhà rẫy tại xã Sơn Thái

TT Tên loài BĐTN BĐNN MNTN MNNN SVT SVN SNN SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ 1 An. aconitus 0 0 1 0,03 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 An. dirus 77 2,41 0 0 49 3,06 103 6,44 10 0,63 8 0,50 0 0 3 An. maculatus 9 0,28 2 0,06 3 0,19 0 0 0 0 0 0 0 0 4 An. peditaeniatus 3 0,09 3 0,09 2 0,13 6 0,38 0 0 0 0 0 0 5 An. sinensis 1 0,03 6 0,19 4 0,25 2 0,13 0 0 0 0 0 0 6 An. vagus 16 0,50 2 0,06 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 106 3,31 14 0,44 58 3,63 111 6,94 10 0,63 8 0,50 0 0 Tổng loài 5 5 4 3 1 1 0

Qua bảng 3.7 cho thấy, tổng loài Anopheles thu thập được ở khu vực nhà rẫy tại xã Sơn Thái có số loài ít hơn xã Khánh Phú chỉ có 6 loài, tuy nhiên số cá thể thu được nhiều hơn với 307 cá thể ở tất cả các phương pháp. Trong đó có 3 loài trong danh sách véc tơ sốt gồm véc tơ chính An. dirus và hai véc tơ phụ An. aconitus, An. maculatus.

Trong số các phương pháp BBĐTN, MNTN, MNNN, SVT, SVN đều thu được véc tơ chính An. dirus và một số phương pháp thu được véc tơ phụ như BĐTN, BĐNN, MNTN. Cụ thể như sau:

Phương pháp bẫy đèn CDC thu được 5 loài: BĐTN thu thập được 106 cá thể muỗi cái trưởng thành và mật độ là 3,31 c/đ/đ, trong đó véc tơ sốt rét chính.

An. dirus có mật độ là 2,41 c/đ/đ, véc tơ phụ An. maculatus là 0,28 c/đ/đ; BĐNN thu thập được 14 cá thể với mật độ 0,44 c/đ/đ, trong đó không thu được An. dirus chỉ thu được các véc tơ phụ là An. maculatus 0,06 c/đ/đ, An. aconitus 0,03 c/đ/đ.

Phương pháp mồi người: MNTN thu thập được 4 loài với 58 cá thể, mật độ 3,63 c/n/đ, trong đó An. dirus có mật độ 3,06 c/n/đ, An. maculatus 0,19 c/n/đ; MNNN thu được 3 loài với 111 cá thể, mật độ 6,94 c/n/đ và An. dirus có mật độ rất cao 6,44 c/n/đ và không thu được véc tơ phụ nào.

Phương pháp soi tường, vách chỉ thu thập được véc tơ sốt rét chính là An. dirus cụ thể SVT có mật độ 0,63 c/n/đ; SVN có mật độ là 0,50 c/n/đ.

Kết quả bảng 3.7 phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn Nguyên (2015) [18], ở khu vực rừng xã Sơn Thái, BĐTN bắt được 5 loài với 89 cá thể muỗi cái Anopheles trưởng thành, BĐNN bắt được 3 loài với 16 cá thể, MNTN bắt được 2 loài với 8 cá thể và MNNN bắt được 3 loài với 23 cá thể. Trong số 5 loài, thì có 3 véc tơ thu thập được bằng phương pháp mồi người và hầu hết các loài véc tơ thu thập ngoài nhà cao hơn so với mồi người trong nhà, nhất là

An. dirus phương pháp BĐTN, An. dirus thu thập muỗi với mật độ cao nhất (3,88 c/đ/đ) và thấp nhất An. peditaeniatus (0,25 c/đ/đ). Phương pháp mồi người, An. dirus mật độ đốt người ngoài nhà 0,33 c/g/n cao hơn gần 3 lần so với trong nhà (0,13 c/g/n). Véc tơ phụ An. aconitus chỉ bắt được MNNN nhưng với mật độ thấp (0,06 c/g/n).

Như vậy, véc tơ chính An. dirus thu thập được qua phương pháp mồi người thì MNNN có mật độ cao hơn MNTN; ở phương pháp bẫy đèn thì mật độ BĐTN cao hơn ngoài nhà.; còn phương pháp soi tường vách ban đêm thì SVT có mật độ cao hơn SVN.

Hình 3.2. Biểu đồ mật độ các véc tơ sốt rét theo các phương pháp tại xã Sơn Thái

Qua hình 3.2 cho thấy, An dirus tại khu vực nhà rẫy Sơn Thái ở các phương pháp BĐTN, BĐNN, MNTN, MNNN với mật độ cao. Phương pháp mồi người: MNNN có mật độ lớn nhất (6,44 c/n/đ) và gấp hơn 2 lần của MNNN. Phương pháp bẫy đèn: BĐTN có mật độ 2,41 c/đ/đ và BĐNN không thu thập được An dirus. Các véc tơ phụ thu thập được mật độ thấp.

Như vậy, mật độ véc tơ sốt rét chính An dirus ở khu vực nhà rẫy tại hai xã Khánh Phú và Sơn Thái thu thập bằng phương pháp MMNN đều thu được mật độ lớn nhất, nhưng Sơn Thái có mật độ lớn hơn Khánh Phú; trong phương pháp bẫy đèn ở hai điểm BĐTN đều có mật độ lớn hơn BĐNN.

3.1.2.3. Diễn biến mật độ đốt người của véc tơ sốt rét trong đêm ở khu vực nhà rẫy Khánh Vĩnh, Khánh Hòa

Xã Khánh Phú

Bảng 3.8. Diễn biến mật độ đốt người của muỗi Anopheles trong đêm ở Khánh Phú

Loài

Thời gian hoạt động

18-19 19-20 20-21 21-22 22-23 23-24 SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ An. crawfordi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 An. dirus 2 0,06 3 0,09 5 0,16 9 0,28 11 0,34 7 0,22 An. maculatus 1 0,03 3 0,09 4 0,13 2 0,06 3 0,09 1 0,03 An. peditaeniatus 2 0,06 3 0,09 2 0,06 1 0,03 2 0,06 2 0,06 An. philippinensis 1 0,03 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 An. sinensis 4 0,13 5 0,16 3 0,09 1 0,03 0 0 1 0,03 Loài

Thời gian hoạt động

0-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ An. crawfordi 0 0 1 0,03 0 0 1 0,03 0 0 0 0 An. dirus 3 0,09 3 0,09 2 0,06 0 0 0 0 0 0 An. maculatus 1 0,03 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 An. peditaeniatus 1 0,03 1 0,03 1 0,03 0 0 0 0 0 0 An. philippinensis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 An. sinensis 2 0,06 0 0,00 2 0,06 1 0,03 0 0 0 0

Qua kết quả điều tra ở bảng 3.8 cho thấy, tại xã Khánh Phú thời gian hoạt động của muỗi Anopheles rất sớm vào 18 giờ tối trong ngày và ngừng hoạt động vào thời gian từ 4 giờ sáng trở về sau. Kết quả điều tra thời gian hoạt động của muỗi Anopheles đã thu thập được 6 loài trong đó có một véc tơ truyền bệnh sốt rét chính và một véc tơ phụ.

Thời gian hoạt động của véc tơ chính An. dirus: loài này hoạt động sớm từ 18 giờ, hoạt động mạnh vào khoảng thời gian từ 20 giờ đến 24 giờ với mật độ cao và hoạt động mạnh nhất vào khoảng 22-23 giờ. Cụ thể từ 20-21 giờ mật độ 0,16 c/n/g; 21-22 giờ mật độ 0,28 c/n/g; 22-23 giờ mật độ 0,34 c/n/g; 23-24 giờ mật độ 0,22 c/n/g. Sau đó mật độ bắt đầu giảm dần và ngừng hoạt động vào thời gian 3 giờ sáng hôm sau. Qua kết quả điều tra ở bảng 3.8 cũng cho thấy, số muỗi

An. dirus thu thập được trước 24 giờ chiếm tỷ lệ 82,22% (37/45) và từ 24 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau là 17,78% (8/37).

Thời gian hoạt động của véc tơ phụ An. maculatus: loài này hoạt động rất sớm từ 18 giờ tối và ngừng hoạt động vào 1 giờ sáng hôm sau. Mật độ đốt người cao nhất là 20- 21 giờ với 0,13 c/n/g.

Có nhiều nghiên cứu về tập tính đốt người theo thời gian của véc tơ sốt rét, nhất là véc tơ sốt rét chính như An. dirus. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thọ Viễn và cs. (1995) [38], tại Khánh Phú cho biết, An. dirus vào nhà đốt người suốt đêm (từ 18 giờ đến 6 giờ sáng), đỉnh cao là từ 22-24 giờ và tính chung cả đêm thì số lượng muỗi vào nhà đốt máu trước 24 giờ là chủ yếu. Kết quả ở bảng 3.8 phù hợp với nghiên cứu trước là An. dirus hoạt động từ rất sớm (18 giờ), tuy nhiên đỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần, mật độ, vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét ở khu vực nhà rẫy và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét của người dân ngủ rẫy tại huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa (Trang 57 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)