Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần, mật độ, vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét ở khu vực nhà rẫy và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét của người dân ngủ rẫy tại huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa (Trang 48)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu côn trùng thu thập được ghi vào biểu mẫu thiết kế sẵn. Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Thành phần, mật độ và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét ở khu vực nhà rẫy ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

Nghiên cứu thành phần loài, mật độ và vai trò truyền bệnh của muỗi Anopheles tại 2 địa điểm là xã Khánh Phú và xã Sơn Thái thuộc huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa điển hình cho các xã miền núi có số người đi rừng, ngủ rẫy cao của tỉnh. Bằng các phương pháp nghiên cứu như bẫy đèn CDC, mồi người, soi tường vách ở khu vực nhà rẫy và soi nhà rẫy ban ngày đã thu được 11 loài với 493 cá thể muỗi cái trưởng thành.

3.1.1. Thành phần muỗi Anopheles ở khu vực nhà rẫy

3.1.1.1. Thành phần loài Anopheles tại các địa điểm nghiên cứu

Bảng 3.1. Thành phần loài Anopheles ở khu vực nhà rẫy tại các địa điểm nghiên cứu

TT Tên loài Khánh Phú Sơn Thái

1 An. aconitus + + 2 An. barbirostris + - 3 An. crawfordi + - 4 An. dirus + + 5 An. jamesi + - 6 An. kochi + - 7 An. maculatus + + 8 An. peditaeniatus + + 9 An. philippinensis + - 10 An. sinensis + + 11 An. vagus + + Tổng số loài 11 6 Ghi chú: “+” có mặt, “-” không có mặt

Qua kết quả điều tra ở bảng 3.1 cho thấy, tổng số loài Anopheles thu được ở khu vực nhà rẫy tại 2 điểm nghiên cứu là 11 loài, trong đó Khánh Phú có 11 loài và Sơn Thái có 6 loài. Trong số 11 loài Anopheles có 1 loài đã được xác định là véc tơ chính truyền bệnh sốt rét ở vùng miền núi là An. dirus

và hai loài véc tơ phụ truyền bệnh sốt rét thuộc vùng đồi núi gồm: An. maculatus, An. aconitus.

Nghiên cứu sự thay đổi sinh thái véc tơ, mùa truyền bệnh sốt rét và đề xuất phân vùng dịch tễ sốt rét ở MT-TN (1998) của Lê Khánh Thuận đã xác định ở khu vực MT-TN có 48 loài Anopheles [29]. Theo Nguyễn Văn Dũng trong danh mục các loài muỗi ở Việt Nam (2015), thì hiện nay cả nước có 64 loài Anopheles [8]. So với cả nước thì khu vực nhà rẫy huyện Khánh Vĩnh có thành phần loài chiếm 17,19% và so với khu vực MT-TN chiếm 22,92%.

Theo Đỗ Văn Nguyên khi nghiên cứu tập tính, vai trò truyền bệnh của các véc tơ sốt rét khu vực trong rừng tại hai tỉnh Khánh Hòa và Bình Định, năm 2015 cho biết, tại Khánh Vĩnh, Khánh Hòa về thành phần loài muỗi Anopheles thu thập được 8 loài [18]. Số lượng loài của chúng tôi thu thập được tại cùng điểm nghiên cứu là 11 loài nhiều hơn 3 loài. Trong đó, tại xã Khánh Phú và xã Sơn Thái chúng tôi thu thập được muỗi Anopheles lần lượt là 11 loài và 6 loài còn nghiên cứu trước ở cùng điểm nghiên cứu là 6 loài và 5 loài. Sự khác nhau này có thể là do tần suất điều tra khác nhau, thời gian điều tra khác nhau và chọn các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong hai kết quả điều tra này đều có mặt của một véc tơ chính An. dirus và hai véc tơ phụ

An. aconitus, An. maculatus.

Theo kết quả của Nguyễn Hữu Sinh và cs. về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm KSTSR tại xã Sơn Thái, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa, năm 2014 cho thấy, tại xã Sơn Thái, Khánh Vĩnh,đã phát hiện được 9 loài, kết quả này nhiều hơn kết quả của chúng tôi 3 loài. Tuy nhiên, hai kết quả này đều có

mặt của một véc tơ chính An. dirus và hai véc tơ phụ An. aconitus, An. maculatus [25].

Tại các địa điểm nghiên cứu khác nhau thì thành phần loài cũng có sự khác khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Hùng và cs. (2014) [16],tại 2 xã Chư R’Căm và Ia Sươm, Krông Pa, Gia Lai cho thấy thành phần loài muỗi phát hiện trong kết quả nghiên cứu là 15 loài. Đã phát hiện được 2 véc tơ chính là An. dirus, An. minimus và 3 véc tơ phụ là An. aconitus, An. maculatusAn. jeyporiensis nhiều hơn điểm nghiên cứu của chúng tôi là 4 loài. Sự khác nhau này có thể do địa điểm điều tra, sinh cảnh và khí hậu của hai tỉnh có sự khác nhau.

Như vậy, ở khu vực nhà rẫy huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa thành phần loài muỗi Anopheles là 11 loài và có mặt của véc tơ chính An. dirus và hai véc tơ phụ An. aconitus, An. maculatus. Thành phần loài muỗi Anopheles ở xã Khánh Phú nhiều hơn ở xã Sơn Thái.

3.1.1.2. Số lượng và tỷ lệ các loài Anopheles ở huyện Khánh Vĩnh

Số liệu bảng 3.2 cho thấy, tổng số muỗi Anopheles đã thu thập được ở khu vực nhà rẫy tại 2 địa điểm nghiên cứu là 493 cá thể muỗi trưởng thành, trong đó loài An. dirus thu thập nhiều nhất gồm 336 cá thể, chiếm 68,15%, tiếp theo là An. sinensis với 47 cá thể, chiếm 9,53%, sau đó là An. maculatus, An. peditaeniatus đều thu thập được 37 cá thể, chiếm 7,51% và thấp nhất là

Bảng 3.2. Số lượng và tỷ lệ các loài Anopheles tại Khánh Vĩnh

TT Tên loài

Xã Khánh Phú Xã Sơn Thái Chung Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 An. aconitus 2 1,08 1 0,33 3 0,61 2 An. barbirostris 1 0,54 0 0 1 0,20 3 An. crawfordi 2 1,08 0 0 2 0,41 4 An. dirus 89 47,85 247 80,46 336 68,15 5 An. jamesi 3 1,61 0 0 3 0,61 6 An. kochi 1 0,54 0 0 1 0,20 7 An. maculatus 23 12,37 14 4,56 37 7,51 8 An. peditaeniatus 23 12,37 14 4,56 37 7,51 9 An. philippinensis 1 0,54 0 0 1 0,20 10 An. sinensis 34 18,28 13 4,23 47 9,53 11 An. vagus 7 3,76 18 5,86 25 5,07 Cộng 186 100 307 100 493 100 Ở khu vực nhà rẫy xã Khánh Phú thu thập được 186 cá thể muỗi Anopheles chiếm 33,73% so với tổng muỗi Anopheles bắt được tại địa điểm. Trong số các véc tơ chỉ thu được véc tơ chính An. dirus với 89 cá thể, chiếm 47,85%, các véc tơ phụ An. maculatus với 23 cá thể chiếm 12,37%, An. aconitus với 2 cá thể, chiếm 1,08%, ngoài ra thu thập được các loài Anopheles khác như An. sinensis với 34 cá thể (18,28%), An. peditaeniatus

với 23 cá thể (12,37%).

Ở khu vực nhà rẫy xã Sơn Thái thu thập được 307 cá thể muỗi Anopheles chiếm 66,27% so với tổng muỗi Anopheles bắt được tại hai địa điểm. Tương tự như xã Khánh Phú chỉ bắt được véc tơ chính An. dirus với

247 cá thể, chiếm 80,46%, các véc tơ phụ An. maculatus với 14 cá thể chiếm 4,56%, An. aconitus với 1 cá thể, chiếm 0,33%, ngoài ra cũng thu thập được các loài khác như An. vagus với 18 cá thể chiếm 5,86%, An. peditaeniatus với 14 cá thể chiếm 4,56%.

Ở hai xã Khánh Phú và Sơn Thái thì số lượng véc tơ sốt rét chính An. dirus có sự khác nhau khá lớn. Ở xã Sơn Thái có An. dirus (247 cá thể) gấp gần 3 lần so với Khánh Phú (89 cá thể). Sự phân bố của An. dirus luôn gắn liền với rừng và bìa rừng [15], mà xã Sơn Thái có địa hình núi cao, nhiều khe suối chảy quanh năm; diện tích rừng tự nhiên còn nhiều; có đặc điểm sinh cảnh đa dạng và khu vực nhà rẫy rất xa khu dân cư và nằm rãi rác nên việc áp dụng các biện pháp PCSR còn hạn chế rất nhiều, đây chính là điều kiện thuận lợi cho loài An. dirus ở Sơn Thái nhiều hơn ở Khánh Phú. Tỷ lệ các véc tơ phụ An. aconitus, An. maculatus ở Sơn Thái thấp hơn ở Khánh Phú. Ngoài ra, thu được một số loài muỗi Anopheles khác với tỷ lệ khá cao như ở Khánh Phú An. sinensis chiếm 18,28%, An. peditaeniatus là 12,37%. Các loài này thu thập nhiều là do người dân nuôi gia súc nên thu hút các loài này tới nhiều.

Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn Nguyên (2015) [18], tại Khánh Vĩnh, Khánh Hòa thì thu thập được 243 cá thể muỗi cái trưởng thành, trong đó An. dirus với số lượng lớn nhất (149 cá thể, chiếm 61,32%). Kết quả của chúng tôi thu được số lượng muỗi nhiều hơn, trong đó An. dirus vẫn thu thập được nhiều nhất (chiếm 68,15%) và nhiều hơn nghiên cứu trước.

Như vậy, véc tơ sốt rét chính An. dirus là loài chiếm ưu thế ở khu vực nhà rẫy của huyện Khánh Vĩnh. Điều này cũng giải thích tại sao khu vực này là một trong những điểm nóng sốt rét của cả nước nói chung và của Khánh Hòa nói riêng. Vì loài này chiếm ưu thế nên khi cộng đồng hoạt động ở khu vực trong nhà rẫy ban đêm mà không áp dụng các biện pháp PCSR thì làm

tăng nguy cơ tiếp xúc của véc tơ sốt rét với người và đây là đối tượng có nguy cơ nhiễm sốt rét nhất ở khu vực này.

3.1.1.3. Tỷ lệ muỗi Anopheles ở Khánh Vĩnh theo tháng

Xã Khánh Phú

Bảng 3.3. Thành phần loài và tỷ lệ muỗi Anopheles theo tháng ở Khánh Phú

TT Tên loài Tháng 5 Tháng 7 Tháng 9 Tháng 11 Chung Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 1 An. aconitus 0 0 6,9 0 1,1 2 An. barbirostris 0 0 0 3,1 0,5 3 An. crawfordi 3,0 0 0 0 1,1 4 An. dirus 52,2 39,7 13,8 84,4 47,8 5 An. jamesi 0 0 10,3 0 1,6 6 An. kochi 0 0 0 3,1 0,5 7 An. maculatus 16,4 10,3 13,8 6,3 12,4 8 An. peditaeniatus 0 22,4 34,5 0 12,4 9 An. philippinensis 0 0 0 3,1 0,5 10 An. sinensis 19,4 25,9 20,7 0 18,3 11 An. vagus 9,0 1,7 0 0 3,8

Tỷ lệ muỗi thu thập được qua các tháng ở xã Khánh Phú có sự thay đổi, cụ thể tất cả các tháng loài An. dirus chiếm tỷ lệ cao so với các loài khác trong tháng và cao nhất ở tháng 11, thấp nhất là tháng 9.

Trong tháng 5 thu thập được 5 loài, véc tơ chính An. dirus chiếm 52,2% tổng số cá thể thu được trong tháng và 1 loài véc tơ phụ là An. maculatus

Trong tháng 7 cũng thu được 5 loài, An. dirus chiếm 39,7%, An. maculatus chiếm 10,3%, An. sinensis chiếm 25,9%, An. peditaeniatus chiếm 22,4%.

Tháng 9 thu được 6 loài nhưng An. dirus chỉ chiếm 13,8% và 2 loài véc tơ phụ là An. maculatus cũng chiếm 13,8%, An. aconitus chiếm 6,9%. An. peditaeniatus chiếm 34,5%. An. sinensis chiếm 20,7%.

Trong tháng 11 thu được 5 loài, An. dirus chiếm tỷ lệ rất cao 84,4%,

An. maculatus chiếm 6,3% và các véc tơ khác chiếm tỷ lệ thấp.

Qua các tháng có sự thay đổi số loài và tỷ lệ từng loài, tuy nhiên véc tơ chính An. dirus trong 4 tháng đều có và chiếm tỷ lệ rất cao 47,8% trên tổng 4 đợt điều tra. Vào tháng 11 An. dirus thu được nhiều nhất sau đó là tới tháng 5. Nguyên nhân có thể là do đặc điểm khí hậu ở nơi này. Khí hậu ở Khánh Vĩnh mang tính chất nhiệt đới và chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa nắng. Mùa mưa thường ngắn, từ giữa tháng 9 đến tháng 12 dương lịch, tập trung chủ yếu vào tháng 10 và tháng 11 hàng năm, lượng mưa chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, tuy nhiên do khí hậu có sự ảnh hưởng của Lâm Đồng nên vào giai đoạn tháng 4-5 thường có những cơn mưa giông ở khu vực này là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển.

Theo Lê Khánh Thuận (1995) muỗi sốt rét ở MT-TN duy trì quanh năm. Tạo thành 2 đỉnh: đỉnh thứ nhất vào tháng 3-5 và đỉnh thứ 2 vào tháng 9-11 [31]. Vào các tháng này thì số lượng muỗi truyền bệnh sốt rét tăng cao. Nghiên cứu khác cũng cho kết quả An. dirus có mặt quanh năm tại khu vực nhà rẫy có đỉnh phát triển vào những tháng mùa mưa. Lê Khánh Thuận và cs. (2001) [32] cho biết, tại Vân Canh mùa sốt rét là tháng 4, 5 do quần thể An. minimus đóng vai trò chính, còn tháng 10, 11 do An. dirus đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trước đó.

Như vậy, ở khu vực nhà rẫy xã Khánh Phú tỷ lệ từng loài muỗi Anopheles thay đổi qua các tháng. Véc tơ truyền bệnh sốt rét chính có mặt với tỷ lệ cao ở tất cả các tháng nên cần phải có các biện pháp PCSR để hạn chế tối thiểu sốt rét cho người dân ngủ rẫy.

Xã Sơn Thái

Bảng 3.4. Thành phần và tỷ lệ muỗi Anopheles theo tháng ở Sơn Thái

TT Tên loài Tháng 5 Tháng 7 Tháng 9 Tháng 11 Chung Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 1 An. aconitus 0 0 2,3 0 0,3 2 An. dirus 74,8 67,6 90,9 94,9 80,5 3 An. maculatus 10,8 1,4 0 1,3 4,6 4 An. peditaeniatus 0 14,9 2,3 2,6 4,6 5 An. sinensis 0 16,2 2,3 0 4,2 6 An. vagus 14,4 0 2,3 1,3 5,9

Số liệu bảng 3.4. cho thấy số loài muỗi Anopheles và tỷ lệ trong từng tháng có sự khác nhau:

Trong tháng 5 thu thập được 3 loài, véc tơ chính An. dirus chiếm 74,8% tổng số muỗi thu thập của tháng và véc tơ phụ là An. maculatus chiếm 10,8%. Trong tháng 7 thu thập được 4 loài, trong đó véc tơ chính An. dirus

chiếm 67,6% và véc tơ phụ An. maculatus 1,4%.

Trong tháng 9 thu được 5 loài, An. dirus chiếm tỷ lệ cao 90,9% và 1 véc tơ phụ là An. aconitus chiếm 2,3%.

Trong tháng 11 thu được 4 loài, trong đó An. dirus chiếm tỷ lệ rất cao 94,9% và 1 véc tơ phụ là An. maculatus chiếm 1,3%.

Qua các tháng có sự thay đổi số loài và tỷ lệ từng loài, nhưng qua các đợt điều tra thì tất cả các tháng có

trong 4 đợt điều tra là 80,5%). Muỗi An. dirus hoạt động quanh năm và hoạt động mạnh nhất vào các tháng mùa mưa (tháng 9-11). Nguyên nhân chính là do điều kiện khí hậu tại thời điểm này và sinh cảnh thuận lợi cho muỗi phát triển đặc biệt là An. dirus.

Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Lê Khánh Thuận và cs. (2001) ở Vân Canh (Bình Định) An. dirus có số lượng cá thể cao tập trung từ tháng 10-12 [32].

Như vậy, xã Sơn Thái tỷ lệ từng loài muỗi Anopheles qua các tháng có sự khác nhau. Véc tơ truyền bệnh sốt rét chính An. dirus hoạt động quanh năm với tỷ lệ rất cao nên những người ngủ lại rẫy cần phải mang theo màn tẩm hóa chất diệt muỗi và ngủ tromg màn.

3.1.2. Mật độ muỗi Anopheles ở khu vực nhà rẫy

3.1.2.1. Mật độ muỗi Anopheles chung ở khu vực nhà rẫy

Kết quả điều tra ở bảng 3.5 cho thấy, trong các phương pháp sử dụng để bắt muỗi tại các điểm nghiên cứu thì phương pháp BĐTN và BĐNN đều thu thập được số loài nhiều nhất 8 loài, tiếp đến là phương pháp MNTN thu được 6 loài, MNNN thu được 5 loài, phương pháp SVT, SVN chỉ phát hiện được 1 loài và ở phương pháp SNN không bắt được loài nào.

Phương pháp bẫy đèn CDC: BĐTN thu thập được 171 cá thể muỗi, mật độ là 2,67 c/đ/đ. Trong đó, véc tơ chính An. dirus thu thập được 111 cá thể muỗi, mật độ 1,73 c/đ/đ và thu thập được hai véc tơ phụ: An. aconitus (0,02 c/đ/đ), An. maculatus (0,25 c/đ/đ). Ngoài ra, một số loài khác cũng thu thập được với mật độ cao: An.vagus mật độ là 0,30 c/đ/đ, An. sinensis là 0,20 c/đ/đ. BĐNN thu thập được 31 cá thể, mật độ 0,48 c/đ/đ. Trong đó, véc tơ chính An. dirus thu thập được 4 cá thể (0,06 c/đ/đ) ít hơn nhiều so với BĐTN và cũng thu được hai véc tơ phụ An. aconitus (0,03 c/đ/đ), An. maculatus

Bảng 3.5. Mật độ chung muỗi Anopheles thu thập bằng các phương pháp ở khu vực nhà rẫy tại Khánh Vĩnh TT Tên loài BĐTN BĐNN MNTN MNNN SVT SVN SNN SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ SL MĐ 1 An. aconitus 1 0,02 2 0,03 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 An. barbirostris 0 0 1 0,02 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 An. crawfordi 0 0 0 0 1 0,03 1 0,03 0 0 0 0 0 0 4 An. dirus 111 1,73 4 0,06 59 1,84 138 4,31 15 0,47 9 0,28 0 0 5 An. jamesi 2 0,03 1 0,02 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 6 An. kochi 1 0,02 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7 An. maculatus 16 0,25 3 0,05 9 0,28 9 0,28 0 0 0 0 0 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần, mật độ, vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét ở khu vực nhà rẫy và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt rét của người dân ngủ rẫy tại huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa (Trang 48)