8. Cấu trúc luận văn
1.4. Quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên
viên ở các trƣờng mầm non
1.4.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non
Lập kế hoạch là quá trình thiết lập mục tiêu và hành động phù hợp để đạt đƣợc mục tiêu. Lập kế hoạch bồi dƣỡng NLSP cho GVMN bao gồm hoạt động phân tích và đánh giá chất lƣợng giáo viên hiện tại cũng nhƣ xác định
yêu cầu về phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên trong tƣơng lai, từ đó đề ra mục tiêu, kế hoạch, cách thức, điều kiện và chƣơng trình hành động để đảm bảo việc quản lý bồi dƣỡng NLSP cho giáo viên đạt kết quả mong đợi. Việc xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng NLSP cho GVMN bao gồm: Xác định nội dung công việc cần thực hiện, cách thực hiện, thời gian, điều kiện, phƣơng tiện và cá nhân, bộ phận trực tiếp thực hiện công việc, cách đánh giá kết quả thực hiện.
Kế hoạch quản lý bồi dƣỡng NLSP dựa trên cơ sở pháp lý có tài liệu hƣớng dẫn của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo và tình hình thực tế của trƣờng, địa phƣơng. Phát triển kế hoạch bồi dƣỡng NLSP cho GVMN gắn mục tiêu phát triển giáo viên với mục tiêu phát triển trƣờng học, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa bồi dƣỡng giáo viên và đảm bảo chất lƣợng giáo dục.
Nội dung kế hoạch bồi dƣỡng NLSP cho GVMN để đáp ứng yêu cầu giảng dạy phải ghi rõ: Mục tiêu bồi dƣỡng giáo viên là phù hợp và khả thi, khi lập kế hoạch nhà quản lý cần nghiên cứu, học hỏi, thống kê tình hình giáo viên, đánh giá chất lƣợng chuyên môn, phân loại giáo viên, xác định nhu cầu, bồi dƣỡng nội dung, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp. Điều này giúp ngƣời quản lý nắm vững năng lực của giáo viên làm cơ sở để xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng NLSP cho giáo viên phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của trƣờng, phù hợp với khả năng và nhu cầu của giáo viên.
Kế hoạch quản lý bồi dƣỡng NLSP cho GVMN và đƣợc tập thể hội đồng trƣờng, tập thể sƣ phạm phê duyệt và thống nhất để tạo sự đồng thuận nội bộ. Đây là một điều kiện tiên quyết để tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên của trƣờng. Trên cơ sở kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên của toàn trƣờng, lãnh đạo nhà trƣờng chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch giáo viên trong tổ. Từ đó hƣớng dẫn giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng cá nhân.
Lập kế hoạch quản lý bồi dƣỡng NLSP cho GVMN cần đảm bảo các vấn đề sau:
- Thống nhất mục tiêu quả lý bồi dƣỡng NLSP cho GVMN.
- Thống nhất quan điểm, nội dung, biện pháp, hình thức bồi dƣỡng NLSP cho GVMN ở nhà trƣờng, ở gia đình và xã hội cho cán bộ quản lý nhà trƣờng, các đoàn thể trong nhà trƣờng và giáo viên.
- Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng giáo dục về ý nghĩa, vai trò của việc bồi dƣỡng NLSP cho GVMN.
- Chỉ rõ cách thức kiểm tra, đánh giá hiệu quả bồi dƣỡng NLSP cho GVMN.
Kế hoạch vạch ra phải mang tính hiệu quả, tính khả thi, vừa mang tính bao quát, vừa phải cụ thể và phù hợp với nhà trƣờng.
Tóm lại, xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên để giúp hiệu trƣởng thực hiện tốt công việc bồi dƣỡng giáo viên và kiểm soát quá trình tổ chức bồi dƣỡng giáo viên theo kế hoạch. Kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên rõ ràng và cụ thể hơn, thuận lợi hơn cho việc thực hiện các chức năng tiếp theo trong chu trình quản lý, từ đó kiểm soát mức độ đạt đƣợc mục tiêu và liên tục nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dƣỡng NLSP cho GVMN.
1.4.2. Tổ chức lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non
* Tổ chức lựa chọn nội dung bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giáo viên mầm non
Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dƣỡng NLSP cho giáo viên mầm non theo thông tƣ 26/2018/TT-BGDĐT [4]
Công tác bồi dƣỡng NLSP cho GVMN đƣợc hiệu trƣởng quản lý bằng kế hoạch với nhiều hình thức phù hợp, giải pháp sáng tạo thực sự sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lƣợng NLSP cho đội ngũ giáo viên, góp
phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Trên cơ sở kế hoạch nâng cao NLSP cho GVMN đáp ứng nhu cầù theo kế hoạch. Hiệu trƣởng phân công cho các bộ phận chuyên môn và các cá nhân để đảm bảo thực hiện bồi dƣỡng.
- Xác định cơ chế, phân cấp quản lý, hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân, bộ phận, tổ chuyên môn trong công tác bồi dƣỡng giáo viên. Trong đó hiệu trƣởng chịu trách nhiệm quản lý chung, các tổ, bộ phận, cá nhân đƣợc giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm về mảng công việc phụ trách.
- Phân công, sắp xếp, bố trí giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán giàu kinh nghiệm chỉ dẫn giáo viên mới còn hạn chế và yếu kém về kinh nghiệm và năng lực.
- Ban hành văn bản hƣớng dẫn về hoạt động bồi dƣỡng NLSP cho GVMN.
* Tổ chức lựa chọn phƣơng pháp bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giáo viên mầm non
Phƣơng pháp bồi dƣỡng NLSP cho GVMN là cách thức mà ngƣời quản lý sử dụng hệ thống những cách làm để giáo viên bồi dƣỡng NLSP có hiệu quả. Hiệu trƣởng cần định hƣớng để giáo viên sử dụng các phƣơng pháp bồi dƣỡng NLSP.
Mỗi phƣơng pháp bồi dƣỡng có ƣu, nhƣợc điểm và giới hạn sử dụng riêng nên phải có sự kết hợp với phƣơng pháp dạy học. Việc kết hợp đa dạng các phƣơng pháp bồi dƣỡng NLSP là phƣơng hƣớng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao công tác bồi dƣỡng NLSP cho giáo viên.
* Tổ chức lựa chọn hình thức bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giáo viên mầm non
- Bồi dƣỡng tập trung: Nhà trƣờng phối hợp với cơ sở đào tạo đƣa giáo viên tham gia bồi dƣỡng, đào tạo theo khóa hay theo từng đợt tại các cơ sở đào tạo hoặc theo từng cụm ở tại địa bàn.
Hiệu trƣởng có sự định hƣớng bồi dƣỡng NLSP để phát huy tối đa trong việc bồi dƣỡng.
- Quản lý bồi dƣỡng từ xa: Hiệu trƣởng cho giáo viên đăng ký chuyên đề bồi dƣỡng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, công nghệ thông tin. Nhà trƣờng cần hỗ trợ kịp thời trong công tác bồi dƣỡng từ xa. Công tác bồi dƣỡng này có hiệu quả hay không chủ yếu do giáo viên quyết định, nó phụ thuộc vào ý thức tự bồi dƣỡng của mỗi giáo viên.
- Bồi dƣỡng qua tự học: Việc tự học, tự bồi dƣỡng đƣợc coi là phƣơng châm giáo dục “Học thƣờng xuyên, học suốt đời”. Hiệu trƣởng quản lý kế hoạch tự bồi dƣỡng trong từng năm học của giáo viên.
1.4.3. Chỉ đạo tổ chức hoạt động tập huấn, bồi dưỡng về năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non
Chỉ đạo là quá trình nhà quản lý điều khiển, hƣớng dẫn, thúc đẩy các cá nhân, tập thể hoạt động một cách tốt nhất nhằm thực hiện mục đích chung hoạt động chung của kế hoạch đã đề ra.
Chức năng chỉ đạo thể hiện năng lực quản lý của Hiệu trƣởng có ý nghĩa quyết định đối với việc chuyển hóa kế hoạch thành hiện thực. Cụ thể, cần thực hiện các hoạt động nhƣ:
- Hƣớng dẫn, chỉ dẫn, điều hành các hoạt động triển khai công tác bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giáo viên mầm non.
- Giám sát các hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giáo viên, bảo đảm các hoạt động đƣợc thực hiện đúng mục tiêu, các bộ phận thực hiện đúng phân công, và cách thức thực hiện hoạt động đi đúng hƣớng.
- Tuyên truyền, động viên, khuyến khích và hỗ trợ để mỗi cá nhân, bộ phận nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.
- Tăng cƣờng ý thức tự giác, phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm, sáng tạo cho các cá nhân, bộ phận giáo viên trong việc học tập, bồi dƣỡng,
chia sẻ kinh nghiệm và vận dụng vào thực tiễn nghề nghiệp.
- Làm gƣơng, khích lệ và động viên giáo viên, cá nhân, bộ phận trong nhà trƣờng luôn sáng tạo, đổi mới trong học tập, bồi dƣỡng để ngày càng nhiệt huyết với nghề, chuyên tâm phát triển nghề nghiệp.
- Khen thƣởng những cá nhân, bộ phận tích cực tham gia bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng nâng cao NLSP của giáo viên; đồng thời có hình thức xử phạt kịp thời với những hình thức bồi dƣỡng chƣa phù hợp.
- Ra quyết định quản lý kịp thời, phù hợp nhằm chỉ đạo, lãnh đạo hiệu quả HĐ bồi dƣỡng NLSP cho GVMN.
- Lãnh đạo sự thay đổi trong quá trình thực hiện bồi dƣỡng NLSP cho GVMN, kịp thời phát hiện những vấn đề và xử lý vấn đề nhằm đảm bảo mục tiêu bồi dƣỡng đề ra.
- Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút và duy trì các mối quan hệ trong và ngoài nhà trƣờng đảm bảo phục vụ công tác bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng của giáo viên.
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non
Kiểm tra, đánh giá HĐ bồi dƣỡng NLSP cho giáo viên nhằm giúp nhà quản lý kịp thời nắm bắt thông tin, phát hiện những vấn đề nảy sinh trong công tác bồi dƣỡng, đối chiếu với những mục tiêu đề ra nhằm đảm bảo việc bồi dƣỡng đạt hiệu quả của Nguyễn Hữu Hải [14].
Xác định các phƣơng pháp, hình thức và quy trình kiểm tra, đánh giá các HĐ bồi dƣỡng giáo viên cụ thể. Kết hợp các phƣơng pháp kiểm tra nhƣ: Nghe báo cáo, phỏng vấn, kiểm tra hồ sơ, trao đổi trực tiếp, dự hoạt động, quan sát,…Các hình thức kiểm tra nhƣ: Kiểm tra thƣờng xuyên, kiểm tra trực tiếp, kiểm tra đột xuất…
Kiểm tra chƣơng trình, nội dung, tiến độ và chất lƣợng thƣc hiện các HĐ bồi dƣỡng NLSP cho GVMN. Kiểm tra tinh thần học tập, làm việc và mức độ tiến bộ của ngƣời học. Kiểm tra chƣơng trình bồi dƣỡng, thời lƣợng bồi dƣỡng, chất lƣợng nội dung bồi dƣỡng của báo cáo viên. Kiểm tra hoạt động phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận.
Kiểm tra sau mỗi đợt bồi dƣỡng tập trung, kết quả bồi dƣỡng thƣờng xuyên , đối chiếu với mục tiêu bồi dƣỡng ban đầu. Kiểm tra chất lƣợng thực hiện hoạt động thanh tra sƣ phạm nhà giáo, dự giờ, thực hiện chuyên đề, viết sáng kiến của giáo viên, hiệu quả thực hiện các hội thi, hoạt động phong trào, cách đánh giá kết quả sáng kiến…
Kiểm tra sự hài lòng của giáo viên đối với chƣơng trình bồi dƣỡng…Hoạt động kiểm tra này có thể qua nhiều nguồn khác nhau nhƣ trao đổi trực tiếp, gián tiếp tại tổ; lấy ý kiến qua phiếu khảo sát, qua sự đánh giá lẫn nhau…
Kiểm tra đánh giá các điều kiện cơ sở vật vật chất, kinh phí, môi trƣờng tổ chức HĐ bồi dƣỡng. Xem xét các điều kiện cơ sở vật chất có đảm bảo chƣa, thừa gì, thiếu gì; kinh phí cho hoạt động có đƣợc sử dụng đúng và hiệu quả không, môi trƣờng bồi dƣỡng có thể hiện đƣợc yếu tố văn hóa trƣờng học trong từng hoạt động hay không.
Sau kiểm tra, chủ thể quản lý tiến hành phân tích kết quả, rút kinh nghiệm và điều chỉnh HĐ bồi dƣỡng NLSP cho GVMN để hoạt động này ngày càng hiệu quả.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non
1.5.1. Yếu tố chủ quan
Yếu tố nhận thức của CBQL, giáo viên về HĐ bồi dƣỡng NLSP cho giáo viên. Đây là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả
HĐ sƣ phạm cho giáo viên. Khi mỗi nhà quản lý và giáo viên có ý thức nâng cao NLSP cho chính bản thân mình.
Yếu tố năng lực thực hiện các chức năng quản lý HĐ bồi dƣỡng NLSP cho GVMN của Ban giám hiệu nhà trƣờng. Ban giám hiệu nhà trƣờng là lực lƣợng giữa vai trò quyết định trong việc xác định mục tiêu và cách thức tổ chức các HĐ bồi dƣỡng NLSP cho GVMN, định hƣớng cách phát triển NLSP cho GVMN đi đúng hƣớng.
Yếu tố năng lực báo cáo của đội ngũ báo cáo viên, khả năng xây dựng nội dung bồi dƣỡng, kỹ năng trình bày, báo cáo trƣớc tập thể, nội dung và cách thức đánh giá sau bồi dƣỡng… Ngƣời báo cáo viên phải là ngƣời đi đầu trong các HĐ bồi dƣỡng phải thực hiện lấy ngƣời học làm trung tâm, phát huy tính tích cực của ngƣời học và thu hút ngƣời học vào các HĐ của mình thì mới thay đổi nhận thức và hành động của giáo viên.
Yếu tố NLSP hiện có của đội ngũ GVMN tại các trƣờng. Tính tự giác, chủ động, khả năng tự học của giáo viên. Nếu đội ngũ giáo viên nhà trƣờng đồng đều về năng lực thì việc xây dựng các nội dung bồi dƣỡng sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, NLSP của đội ngũ giáo viên ở các trƣờng vẫn có sự chênh lệch về trình độ khả năng tự học, tự phấn đấu vƣơn lên nhất là xét theo khía cạnh độ tuổi và thâm niên công tác. Do đó, việc phát huy bồi dƣỡng theo nhóm, tổ hoặc tự bồi dƣỡng sẽ là một biện pháp tốt cho tình trạng này.
Yếu tố phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trƣờng. Đây là yếu tố tạo nên sự gắn kết giữa các HĐ của HĐ bồi dƣỡng, sự đồng lòng luôn tạo nên sức mạnh, giúp cho các HĐ bồi dƣỡng diễn ra nhịp nhà và hiệu quả.
1.5.2. Yếu tố khách quan
Chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc đối với GVMN: Sự phát triển GD sẽ góp phần phát triển đất nƣớc, bởi nó tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng ở tất
các lĩnh vực trong xã hội. Sự phát triển GD phụ thuộc rất nhiều vào chủ trƣơng, đƣờng lối lãnh đạo của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam GD đƣợc coi là “Quốc sách hàng đầu” để đáp ứng yêu cầu quốc tế hóa hiện nay. Nhƣ vậy phát triển GD nói chung, sự phát triển đội ngũ GVMN nói riêng chịu sự tác động của cơ chế chính sách nhà nƣớc ban hành.
Sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ…đây là những điều kiện và cũng là những yêu cầu của sự phát triển nguồn nhân lực. Kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ…là yếu tố hỗ trợ để việc bồi dƣỡng NLSP cho GVMN đƣợc thuận lợi, đồng thời đây cũng là những cơ sở để nhà trƣờng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng ngƣợc lại yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ tại địa phƣơng mình.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, kinh phí, thời lƣợng dành cho HĐ bồi dƣỡng giáo viên,…đây là những điều kiện giúp cho HĐ bồi dƣỡng NLSP cho GVMN diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Ngƣợc lại, nếu cơ sở vật chất không đảm bảo, kinh phí không đáp ứng thì sẽ làm giảm hiệu quả HĐ bồi dƣỡng.
Kết luận chƣơng 1
NLSP là tổ hợp những đặc điểm tâm lý của nhân cách nhằm đáp ứng các yêu cầu của HĐ sƣ phạm và quyết định sự thành công của HĐ.
NLSP của GVMN gồm: Năng lực phát triển chuyên môn nghiệp vụ; năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và cộng đồng; năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động ND-CS-GD trẻ em.
Quản lý bồi dƣỡng NLSP cho GVMN là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của hiệu trƣởng mầm non đến các khâu của hệ thống quản lý của nhà trƣờng nhằm tạo cơ hội cho giáo viên cập nhât, bổ sung kiến thức, thái độ, kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của HĐ GD. GVMN là một trong các yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng đến chất lƣợng GD trong trƣờng mầm non. Quản lý HĐ bồi dƣỡng NLSP cho GVMN là một trong năm nội dung quan trọng của công tác quản lý nguồn nhân lực của mỗi đơn vị nhằm góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 29-