KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện vĩnh thạnh (Trang 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.3.1 Khái niệm kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp

Kiểm soát thuế TNDN là một trong các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế. Kiểm soát thuế TNDN chính là việc kiểm tra để xác định tính đầy đủ, chính xác số thuế TNDN mà đối tƣợng nộp thuế phải nộp theo quy định

của Luật thuế TNDN và các văn bản hƣớng dẫn về căn cứ tính thuế TNDN. Kiểm soát thuế TNDN là hệ thống kiểm tra bao gồm các thủ tục hành chính thuế bảo đảm điều kiện cho NNT kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn; giám sát việc tuân thủ theo quy định và các chế tài bảo đảm các chính sách thuế đƣợc thực thi có hiệu lực, hiệu quả [22, tr 16].

Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế theo quy định của luật quản lý thuế, kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc thực hiện theo trình tự nhất định [18, tr 12]..

1.3.2. Mục tiêu của kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp

Kiểm soát thuế TNDN có bốn mục tiêu cơ bản sau [22, tr 16]:

- Kiểm soát thuế TNDN nhằm huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho Ngân sách nhà nƣớc từ nguồn thu thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn đƣợc giao quản lý và mức thu luật định, trên cơ sở không ngừng nuôi dƣỡng và phát triển nguồn thu.

- Kiểm soát thuế TNDN cũng chính là việc hỗ trợ ngƣời nộp thuế trong quá trình chấp hành pháp luật về thuế TNDN.

- Kiểm soát thuế TNDN nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, các hình thức gian lận thuế TNDN giúp đem lại công bằng, hiệu quả, minh bạch trong quản lý thuế TNDN tạo sự tự giác cao của Doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật thuế TNDN, Luật Quản lý thuế.

- Kiểm soát thuế TNDN giúp cơ quan thuế phát hiện ra và điều chỉnh các sai sót, các vấn đề bất hợp lý, các kẽ hở của Luật Quản lý thuế và Luật Thuế TNDN nhằm cải tiến các thủ tục trong quy trình quản lý thuế TNDN.

1.3.3. Nội dung, quy trình kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp

1.3.3.1. Kiểm soát ở khâu đăng ký, kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp

a. Kiểm soát trong giai đoạn đăng ký thuế:

- Đăng ký thuế là việc ngƣời nộp thuế khai báo sự hiện diện của mình và nghĩa vụ phải nộp một (hoặc một số) loại thuế với cơ quan quản lý thuế,

chỉ những ngƣời có nghĩa vụ mang tính thƣờng xuyên, định kỳ mới phải đăng ký thuế. Quy trình đăng ký thuế tuân thủ theo Quyết định số 329/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình quản lý đăng ký thuế ngày 27/03/2014 của Tổng Cục trƣởng Tổng Cục Thuế.

Kiểm soát trong giai đoạn đăng ký thuế là kiểm soát toàn bộ việc chuẩn hóa dữ liệu đăng ký thuế của NNT nhƣ: Rà soát toàn bộ Danh sách NNT ngừng, tạm ngừng hoạt động SXKD, bỏ trốn mất tích, giải thể, phá sản, không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh từ một năm trở lên.... ); Rà soát, bổ sung thông tin về NNT: Ngƣời đại điện theo pháp luật, về đơn vị chủ quản, địa chỉ nhận thông báo thuế, Email... đảm bảo việc đôn đốc NNT nộp hồ sơ khai thuế qua địa chỉ Email của NNT nhanh chóng, hiệu quả, kịp thời.

Kiểm soát tốt công tác kiểm kê, rà soát mã số thuế, đảm bảo kiểm soát, nắm bắt kịp thời về số lƣợng NNT ra kinh doanh, ngừng hoạt động SXKD, bỏ trốn mất tích, giải thể, phá sản.

Kiểm soát việc thực hiện đăng ký thuế, cấp mã số thuế kịp thời đồng thời kiểm soát khâu phối hợp với Phòng Tài chính đối chiếu danh sách các hộ kinh doanh mới đƣợc cấp giấy phép kinh doanh và hộ kinh doanh đã lập bộ, nhằm phát hiện kịp thời các trƣờng hợp thực tế có kinh doanh nhƣng không đăng ký thuế để đƣa vào quản lý cho hiệu quả.

b. Kiểm soát thuế trong giai đoạn kê khai thuế

Khai thuế là việc ngƣời nộp thuế tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ kê khai thuế theo quy định của từng Luật Thuế, Pháp lệnh Thuế. ngƣời nộp thuế sử dụng hồ sơ khai thuế của từng loại thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để kê khai số thuế phải nộp với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trong hồ sơ khai thuế. Quy trình kê khai thuế tuân thủ theo Quyết định số 879/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế ngày 15/05/2015 của Tổng

Cục trƣởng Tổng Cục Thuế.

Bộ phận kê khai và kế toán thuế là bộ phận trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm trong khâu đăng ký và kê khai thuế của NNT, đánh giá mức độ tuân thủ phát luật về nghĩa vụ nộp thuế của NNT thông qua số lƣợng hồ sơ kê khai thuế phải nộp, đã nộp, không nộp, các lỗi về số liệu và tính pháp lý của hồ sơ khai thuế của hồ sơ kê khai thuế, từ đó cơ quan thuế định hƣớng đƣợc việc kiểm soát về số thuế kê khai, nợ thuế, xử lý các hành vi vi phạm về thuế. Việc kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế đƣợc tiến hành ở trụ sở cơ quan thuế và trụ sở NNT.

Nhận thấy, theo quy định của Luật Quản lý thuế thì việc kê khai, nộp thuế theo quy định là trách nhiệm của NNT, cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xử lý. Tuy nhiên, do thực hiện lộ trình cắt giảm thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Chính Phủ thì kể từ năm 2015 một số loại tờ khai, bảng kê không phải nộp do đó cơ quan thuế thiếu cơ sở đôn đốc; ngoài ra do nhiều nguyên nhân lịch sử để lại thì dữ liệu trên hệ thống còn thiếu, chƣa đầy đủ, thậm chí sai sót. Để đảm bảo cho cơ quan thuế có đủ thông tin, dữ liệu để xây dựng và đƣa ra các tiêu chí rủi ro nhằm phân loại doanh nghiệp, cảnh báo, đôn đốc các DN, ngƣời nộp thuế chấn chỉnh và tuân thủ các quy định là việc làm quan trọng và hết sức cần thiết.

Để nâng cao chất lƣợng công tác kê khai thì việc cơ quan thuế sử dụng các nghiệp vụ, thông tin quản lý thuế để kiểm soát, xử lý, cảnh báo, nhắc nhở NNT từng bƣớc nâng cao ý thức tuân thủ là quan trọng nhất.

1.3.3.2. Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp qua kiểm tra số thuế thu nhậpdoanh nghiệp do doanh nghiệp kê khai

Kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mô hình chức năng. Bên cạnh việc việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai tự nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa

các trƣờng hợp vi phạm pháp luật thuế. Kiểm tra là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp ngƣời nộp thuế nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ.

Ngoài ra, công tác kiểm tra còn phát hiện những nội dung không phù hợp trong các văn bản pháp quy về thuế với thực tiễn đời sống, kinh tế, xã hội của đất nƣớc, những điểm không phù hợp về công tác tổ chức hệ thống bộ máy ngành thuế, về các vấn đề nghiệp vụ của công tác thu, từ đó kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung kịp thời để không ngừng hoàn thiện hệ thống thuế.

Việc kiểm tra thuế phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: - Không cản trở hoạt động bình thƣờng của NNT.

- Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT, đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

- Tuân thủ quy định của Luật quản lý thuế và các quy định của pháp luật có liên quan.

a. Quy trình kiểm tra số thuế thu nhập doanh nghiệp:

Kiểm soát doanh thu tính thuế TNDN bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động tài chính.

Các khoản thu nhập chịu thuế khác nhƣ thu nhập từ chuyển nhƣợng, thanh lý tài sản; thu về vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ đi tiền phạt; thu tiền bảo hiểm đƣợc bồi thƣờng; các khoản thu nhập bị bỏ sót nay mới phát hiện ra...

Kiểm tra để xác định đúng giữa doanh thu để tính thuế TNDN theo luật thuế TNDN với doanh thu đƣợc xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán dựa trên “tờ khai tự quyết toán thuế TNDN” theo quy định.

định hay không.

Kiểm tra miễn, giảm thuế, ƣu đãi thuế TNDN mà doanh nghiệp tự kê khai có đúng các quy định của pháp luật hay không.

b. Tổ chức thực hiện:

Bƣớc 1: Bộ phận kiểm tra thuế và cán bộ kiểm tra thuế thu thập, khai thác thông tin về ngƣời nộp thuế từ các nguồn thông tin, dữ liệu sau:

* Cơ sở dữ liệu thông tin về ngƣời nộp thuế của ngành thuế: - Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế; - Báo cáo tài chính doanh nghiệp;

- Thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của ngƣời nộp thuế - Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của ngƣời nộp thuế. * Cơ sở dữ liệu thông tin về ngƣời nộp thuế của các cơ quan thuộc ngành Tài chính nhƣ: Hải quan và Kho bạc Nhà nƣớc; Thanh tra tài chính; Uỷ ban chứng khoán; Cục Quản lý giá...

* Dữ liệu, thông tin của các cơ quan khác có liên quan * Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế

Bƣớc 2: Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tƣợng kiểm tra.

Tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT, lập biên bản, dự thảo quyết định xử lý sau thanh, kiểm tra (nếu có).

1.3.3.3. Kiểm soát nợ thuế thu nhập doanh nghiệp

Kiểm soát nợ thuế TNDN thể hiện qua chức năng quản lý thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế.

Hình 1.1: Mô hình kiểm soát việc thu nợ thuế TNDN

(Nguồn: Tóm tắt sơ đồ theo Quy trình quản lý nợ thuế ngày 28/07/2015 ban hành cùng với Quyết định số 1401/QĐ-TCT của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế).

Thực hiện nội dung của Luật Quản lý thuế, công tác kiểm soát nợ thuế TNDN là một trong những chức năng có vị trí, vai trò quan trọng. Điều này đƣợc thể hiện:

Một là, việc kiểm soát nợ đọng thuế là một khâu trong hệ thống kiểm soát thuế. Đây là một trong những chức năng chính và cơ bản của mô hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự tính, tự khai - tự nộp thuế đƣợc sử dụng nhằm quản lý hệ thống thuế.

Hai là, đôn đốc ngƣời nộp thuế nộp các khoản thuế còn nợ thuế vào ngân sách theo quy định của pháp luật. Đảm bảo công bằng xã hội khi ngƣời nộp thuế cùng phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp vào ngân sách đúng hạn. Thực hiện công bằng xã hội thông qua việc cơ quan thuế có tác động can thiệp kịp thời và xử lý nghiêm túc các trƣờng hợp có hành vi vi phạm về

Cơ quan thuế

Phân tích tình trạng nợ thuế

Lập kế hoạch thu nợ

Thực hiện các biện pháp thu

nợ, cƣỡng chế thuế

Báo cáo kết quả thu nợ

Lƣu trữ hồ sơ

Thông báo tiền nợ thuế, tiền lãi và

thời gian nộp

Đối tƣợng nợ thuế

chậm nộp thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ của NNT.

Ba là, kiểm soát nợ thuế và kết quả đem lại từ việc đôn đốc nợ và cƣỡng chế nợ thuế là một phần thƣớc đo để đánh giá và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát thuế của ngành thuế. Số thuế nợ đọng không kiểm soát đƣợc sẽ dẫn đến khả năng phát sinh các khoản thuế không có khả năng thu hồi.

b. Tổ chức thực hiện:

Bộ phận Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế thƣờng xuyên nắm tình hình nợ thuế của từng doanh nghiệp do phòng phụ trách; phân tích tình trạng nợ của từng doanh nghiệp theo mức nợ và theo khả năng thu nợ để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc doanh nghiệp nộp số thuế còn nợ và thực hiện in Thông báo nợ tiền thuế theo mẫu gửi doanh nghiệp.

Từ ngày 15 đến ngày 20 hàng tháng, Bộ phận Quản lý nợ (QLN) và cƣỡng chế nợ thuế thực hiện in, trình lãnh đạo Chi cục Thuế ký thông báo nợ thuế theo mẫu gửi doanh nghiệp.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định nộp thuế bộ phận QLN và cƣỡng chế thuế tiến hành đôn đốc nộp thuế bằng hình thức gọi điện thoại hoặc phát hành Thông báo nộp thuế theo mẫu.

Ngày 5 hàng tháng, bộ phận quản lý nợ thuế theo dõi đánh giá tổng hợp kết quả thu nợ đồng thời lƣu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình thực hiện đôn đốc thu nợ của doanh nghiệp. Sau khi thực hiện các bƣớc trên nếu ngƣời nộp thuế vẫn không nộp tiền nợ thuế thì sẽ bị cƣỡng chế theo quy định.

Hàng tháng, bộ phận quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế căn cứ sổ theo dõi nợ thuế tháng trƣớc và kết quả phân loại nợ, lập thông báo tiền nợ thuế và tiền phạt chậm nộp đối với các khoản nợ có tuổi nợ trên 30 ngày gửi cho ngƣời nợ thuế. Đối với khoản nợ chờ xử lý, nợ khó thu của ngƣời nộp thuế bỏ trốn, mất tích, giải thể, phá sản thì tạm thời chƣa phát hành thông báo phạt chậm nộp, khi có kết quả xử lý xác định chính xác số nợ thuế, ngƣời nộp thuế

hoạt động kinh doanh trở lại sẽ phát hành thông báo nợ thuế và tiền phạt chậm nộp.

Đối với các trƣờng hợp ngƣời nợ thuế có cơ sở phụ thuộc, kinh doanh ở địa phƣơng khác nơi đặt trụ sở chính, mà cơ sở phụ thuộc đã thực hiện kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế địa phƣơng nơi cơ sở phụ thuộc tiến hành hoạt động kinh doanh, nếu cơ sở phụ thuộc chậm nộp thuế theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thì cơ quan thuế quản lý cơ sở phụ thuộc phạt chậm nộp. Khi thực hiện phạt chậm nộp thuế đối với cơ sở phụ thuộc, cơ quan thuế thông báo cho ngƣời nợ thuế có cơ sở phụ thuộc và cơ quan thuế quản lý ngƣời nợ thuế có cơ sở phụ thuộc biết để phối hợp xử lý thu nợ thuế.

Việc thông báo chậm nộp thuế và phạt chậm nộp thuế đƣợc thực hiện sau 30 ngày kể từ hết hạn nộp thuế của từng loại thuế, hàng tháng thông báo số tiền nợ thuế, số tiền phạt còn phải nộp tính đến tháng đƣợc thông báo.

Sau khi tiến hành đôn đốc, doanh nghiệp vẫn không nộp tiền thuế nợ, thì bộ phận quản lý nợ sẽ tiến hành các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế. Cƣỡng chế là biện pháp hành chính mà cơ quan thuế áp dụng nhằm đảm bảo thi hành quyết định hành chính thuế đối với những đối tƣợng không tự giác chấp hành.

Các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:

- Trích tiền từ tài khoản của đối tƣợng bị cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

- Khấu trừ một phần tiền lƣơng hoặc thu nhập.

- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vào ngân sách nhà nƣớc.

- Thu tiền, tài sản khác của đối tƣợng bị cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.

- Tịch thu tang vật, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

- Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện vĩnh thạnh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)