Các nhân tố tác động đến quản lý dịch cơ cấu kinh tế ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 38)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.4. Các nhân tố tác động đến quản lý dịch cơ cấu kinh tế ngành

1.2.4.1. Nh u tố về điều iện tự nhiên

Vị trí địa lý và các yếu tố tạo vùng nhƣ khí hậu, tài nguyên... có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội mà trƣớc hết là sự hình thành CCKT một cách tự nhiên. Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế truyền thống, sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên theo vùng có ảnh hƣởng quyết định đến sự hình thành CCKT và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một địa phƣơng, vùng hay một quốc gia.

Tuỳ theo quy mô trữ lƣợng, chất lƣợng, các nguồn tài nguyên có ý nghĩa đơn ngành hay đa ngành. Trên cơ sở các tài nguyên c ý nghĩa sẽ phát triển các ngành sản xuất chuyên môn hoá tạo ra khối lƣợng sản phẩm hàng hoá tham gia trao đ i giữa các địa phƣơng, liên vùng, của quốc gia và xuất

khẩu. Các tài nguyên thuộc từng vùng hay địa phƣơng là cơ sở phát triển các ngành sản xuất hỗ trợ các ngành chuyên môn hoá có ý nghĩa và giải quyết tới mức tối đa các nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân địa phƣơng. Sử dụng t ng hợp, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên là đòi hỏi khách quan của bất cứ nền kinh tế nào, có liên quan chặt chẽ đến việc hình thành CCKT của cả nƣớc và của từng vùng, từng địa phƣơng. Tuỳ theo trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, việc phát hiện, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể theo những phƣơng hƣớng khác nhau và tạo ra những giá trị sử dụng khác nhau và do đ dẫn đến sự hình thành và phát triển CCKT khác nhau.

1.2.4.2. Nh u tố về các điều iện inh t - hội Thứ nh t, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Toàn cầu hóa và sự phát triển của thị trƣờng là nhân tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong nền kinh tế thị trƣờng, muốn tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp phải hƣớng đến thị trƣờng, xuất phát từ quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trƣờng để định hƣớng chiến lƣợc và chính sách kinh doanh của mình. Sự hình thành và biến đ i nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp để thích ứng với các điều kiện thị trƣờng dẫn tới từng bƣớc thúc đẩy sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nƣớc và của từng địa phƣơng. Khi các doanh nghiệp trong nƣớc sản xuất ra những hàng h a đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc, thay thế hàng hóa nhập khẩu từ nƣớc ngoài, ta có mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Khi hàng hóa của các doanh nghiệp đƣợc sản xuất ra đáp ứng nhu cầu của nƣớc ngoài, ta c mô hình CNH hƣớng về xuất khẩu. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của dân cƣ tăng, sức mua của thị trƣờng tăng, số lƣợng những hàng h a c đang đƣợc tiêu thụ sẽ cần phải sản xuất nhiều thêm. Thu nhập tăng c ng làm phát sinh ra những nhu cầu về các hàng

hóa mới: cầu về hàng hóa thiết yếu sẽ giảm đi về tỷ lệ tƣơng đối trong cơ cấu tiêu dùng, cầu về hàng hóa lâu bền và đắt tiền sẽ tăng lên. Những nhân tố n i trên sẽ khiến các doanh nghiệp hoạt động trên thị trƣờng tự động chuyển đ i hoạt đoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách phù hợp nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu mới của thị trƣờng, và do đ , sẽ làm thay đ i CCKT.

Có thể nói thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế có vai trò rất to lớn, thông qua vai trò là mặt cầu hàng hóa, trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng đƣợc xu thế biến động khách quan của cầu thị trƣờng mới là một CCKT hợp lý, đúng đắn. Bởi vậy, sự hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trƣờng trong nƣớc (thị trƣờng hàng hoá - dịch vụ, thị trƣờng vốn, thị trƣờng lao động, thị trƣờng khoa học- công nghệ...) có tác động mạnh đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa hay kinh tế thị trƣờng, các quy luật kinh tế vốn có của nền kinh tế thị trƣờng tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành sức mạnh t ng hợp bên trong điều tiết nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu tạo ra những tiền đề cho sự phát triển và hoàn thiện của các thị trƣờng yếu tố sản xuất, và ngƣợc lại, việc hoàn thiện phát triển của các thị trƣờng đ sẽ thúc đẩy quá trình tăng trƣởng, phát triển kinh tế, từ đ làm sâu sắc hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu.

Thứ hai, mục tiêu phát triển và thể chế.

Môi trƣờng thể chế là yếu tố cơ sở cho quá trình xác định và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Môi trƣờng thể chế là biểu hiện cụ thể của những quan điểm, ý tƣởng và hành vi của Nhà nƣớc can thiệp và định hƣớng sự phát triển t ng thể, c ng nhƣ sự phát triển các bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng; đặc biệt trong một chừng mực nhất định hoặc trong ngắn hạn, sự can thiệp của nhà nƣớc còn có vai trò quyết định. Qua đ , Nhà nƣớc c tác động rất mạnh và trực tiếp tới việc nâng cao

năng lực sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế, nâng cao hiệu quả của kinh tế thị trƣờng nói chung. Cùng với tác động của hệ thống luật kinh tế và sự đầu tƣ trực tiếp vào kinh tế, Nhà nƣớc còn định hƣớng nền kinh tế qua các công cụ gián tiếp là chính sách kinh tế, nhƣ chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách đầu tƣ, chính sách thu nhập và việc làm… g p phần thúc đẩy cho các chủ thể kinh tế ngành, địa phƣơng phát triển.

Thứ ba, nhu cầu thị trƣờng.

Thị trƣờng và trình độ phát triển thị trƣờng: Trong nền kinh tế hàng hoá, thị trƣờng là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng, là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế và đặc biệt nó làm ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự hình thành và biến đ i giữa các ngành kinh tế, n i đến thị trƣờng là n i đến nhu cầu của con ngƣời cần đƣợc thoả mãn thông qua thị trƣờng; với mật độ dân cƣ tƣơng đối lớn, mức thu nhập ngƣời dân cao sẽ tạo ra sức mua lớn thị trƣờng sôi động và ngƣợc lại. Do đ , điều kiện hết sức quan trọng là phải giải quyết đƣợc vấn đề cơ bản của thị trƣờng: sản xuất cái gì và sản xuất cho ai? Vấn đề cơ bản nhất phải lựa chọn là sản xuất những loại hàng hoá và dịch vụ, số lƣợng bao nhiêu, chất lƣợng ra sao để có thể thoả mãn tối đa nhu cầu thị trƣờng. Muốn vậy, phải nắm bắt đƣợc nhu cầu trong nƣớc và ngoài nƣớc, nhu cầu về chủng loại, về số lƣợng, chất lƣợng, về thời gian cung ứng, xác định nhu cầu thị trƣờng không thể tìm ra ngay trong quan hệ cung cầu hàng hoá, mà phải thông qua giá cả thị trƣờng. Để làm đƣợc điều đ trƣớc hết phải lựa chọn đƣợc các yếu tố đầu vào một cách thích hợp cả về chủng loại, số lƣợng, chất lƣợng và thời gian; vấn đề quan trọng tiếp theo phải giải quyết là t chức kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp nhất. Sản xuất cho ai? Những hàng hoá sản xuất ra đƣợc tiêu thụ theo giá cả thị trƣờng và quan hệ cung cầu thị trƣờng. Nhƣ vậy thị trƣờng đầu ra và đầu vào có mối quan hệ chặt chẽ với

cơ cấu kinh tế trong một hệ thống, mối quan hệ này càng hoàn hảo bao nhiêu thì cơ cấu càng hợp lý bấy nhiêu.

Thứ tư, dân số, lao động.

Dân số, lao động đƣợc xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Sự tác động của nhân tố này lên quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đƣợc xem xét trên các mặt chủ yếu sau:

- Kết cấu dân cƣ và trình độ dân trí, trình độ nghề nghiệp, khả năng lao động và khả năng tiếp thu khoa học - kỹ thuật là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao và nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, là nhân tố thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất của nền kinh tế quốc dân.

- Quy mô dân số, kết cấu dân cƣ và thu nhập của họ có ảnh hƣởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu thị trƣờng. Đ là cơ sở để xác định quy mô phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh trong từng lĩnh vực cụ thể.

- Sự phát triển của nền kinh tế thƣờng gắn liền với tập quán, truyền thống, phong tục của một địa phƣơng, một cộng đồng ngƣời. Đặc biệt sự phát triển và chuyển hoá các nghề truyền thống, đặc thù thƣờng gắn chặt với đội ng các nghệ nhân. Sản phẩm của các ngành nghề này hầu hết là các sản phẩm độc đáo, đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng.

- Ngoài ra, quy mô dân số, trình độ dân số gắn liền với vấn đề quản lý và t chức xã hội, giải quyết những yêu cầu dân sinh bức xúc, và do đ c ảnh hƣởng lớn đến sự thành công hay thất bại, nhanh hay chậm của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ nă , tiến bộ khoa học - kỹ thuật

Tiến bộ khoa học - công nghệ không những chỉ tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề nâng cao chất lƣợng sản phẩm c ng nhƣ tạo ra những sản phẩm mới

(làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế), mà còn tạo ra những nhu cầu mới, đòi hỏi sự xuất hiện một số ngành kinh tế mới, những khu vực tiềm năng mới, do đ có triển vọng phát triển mạnh trong tƣơng lai.

Thứ sáu, quá trình đô thị hóa.

Đô thị hóa là sản phẩm tất yếu của sự phát triển trong bất kỳ quốc gia và nền kinh tế nào. Cùng với quá trình CNH, phát triển Dịch vụ - thƣơng mại, quá trình đô thị h a đƣợc tiến hành và c tác động trở lại đến sự phát triển kinh tế - xã hội c ng nhƣ chính trị và an ninh quốc phòng. Quá trình đô thị h a tác động đến CCKT trên các mặt chủ yếu nhƣ: hình thành và phát triển nhiều ngành sản xuất, nhiều lĩnh vực đặc thù phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt của các tầng lớp cƣ dân đô thị; đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đ i sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ do yêu cầu giảm diện tích đất nông nghiệp, chuyển đ i mục đích sử dụng đất nông nghiệp - tƣ liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong nông nghiệp sang đất chuyên dùng đô thị; thúc đẩy và yêu cầu kinh tế phát triển ở trình độ cao hơn: yêu cầu về sản xuất công nghiệp và nông nghiệp theo hƣớng sử dụng công nghệ sạch, công nghệ cao và phát triển bền vững; đồng thời kinh tế đô thị c ng đòi hỏi phát triển những ngành dịch vụ có chất lƣợng cao, trình độ cao phục vụ sản xuất và tiêu dùng theo hƣớng văn minh hiện đại.

Các nhân tố khác.

Các yếu tố lịch sử, xã hội nhƣ lịch sử phát triển xã hội, trình độ chính trị,văn hoá xã hội của dân cƣ tác động trực tiếp đến hình thành các ngành sản xuất mới và phát huy các ngành truyền thống. Đây là yếu tố quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của các vùng kinh tế. Bởi lẽ các đặc điểm dân tộc, phân bố dân cƣ, trình độ văn hoá, tập quán sản xuất và tiêu dùng, tâm lý xã hội đều tác động đến bố trí sản xuất và hình thành CCKT. C ng nhƣ các yếu tố sản xuất kể trên, quan hệ sản xuất c ng tác động không

hoá về lao động cùng với tâm lý của những ngƣời sản xuất hàng hoá lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành những vùng chuyên môn hoá lớn. Ngƣợc lại, chế độ sở hữu cá thể nhỏ và ý thức của ngƣời tiểu nông dễ tạo ra sự phát triển phân tán, sản xuất nhỏ, gây hạn chế cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

1.2.5. Hội nhập kinh tế quốc tế đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, của các doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, phát huy vai trò của khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế đƣợc cải thiện, trình độ công nghệ sản xuất đƣợc nâng lên.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nền kinh tế mở, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thƣơng mại. Hội nhập kinh tế quốc tế là yếu tố quan trọng tạo điệu kiện thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trƣờng và tăng cƣờng xuất khẩu, đƣa xuất khẩu đã trở thành một động lực chính cho tăng trƣởng kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu vốn và công nghệ của đất nƣớc trong giai đoạn đầu CNH, HĐH. Đến nay, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng phát triển, đã trở thành một trong những khu vực năng động nhất của nền kinh tế góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, phát triển nhiều ngành dịch vụ chất lƣợng cao, tạo ra phƣơng thức mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, góp phần kích thích hoạt động thƣơng mại nội địa; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu; hình thành các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; góp phần cải thiện hệ thống cảng biển của Việt Nam; góp quan trọng cho thúc đẩy và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, chuyển

đ i cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và từng bƣớc đƣa Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài c ng đã thực hiện chuyển giao công nghệ ở một số ngành, lĩnh vực và c tác động lan tỏa công nghệ nhất định tới khu vực doanh nghiệp trong nƣớc; thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ...

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đ ng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế mà còn là kênh quan trọng góp phần tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động.

1.2.6. Kinh nghiệm quản lý chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở một số địa phƣơng.

1.2.5.1. Chu n d ch cơ c u inh t ng nh tại quận Liên Chi u, th nh phố Đ Nẵng

Trong giai đoạn 2015-2020, cơ cấu kinh tế của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng chuyển dịch tích cực, đúng hƣớng, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 10,48% /năm; trong đ công nghiệp 64,68%, dịch vụ 35.07%, nông nghiệp 0,25% đảm bảo đúng định hƣớng mà Đảng bộ và Chính quyền quận đề ra. Nền kinh tế quận phát triển theo cơ cấu: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Trong đ , công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, DV-TM giữ vị trí quan trọng, nông nghiệp sẽ giảm dần tỷ trọng đến mức n định. Mục tiêu trong những năm tới là "Xây dựng quận Liên Chiểu trở thành đô thị lớn phía Tây Bắc của thành phố, là trọng điểm phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ; là cửa ngõ phía Bắc, đầu mối giao thông quan trọng; một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo, triển khai các tiến bộ khoa học kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)