Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 51)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Về vị trí địa lý: Thị xã An Nhơn là đô thị mới ở phía Nam của tỉnh Bình Định có tọa độ địa lý 130

42đến 130

49 vĩ độ Bắc và 109000 đến 1090

11 kinh độ Đông; gồm 05 phƣờng, 10 xã với 108 thôn, khu vực; diện tích tự nhiên hơn 24.264 ha, dân số gần 190.000 ngƣời (năm 2018); phía Bắc giáp huyện Phù Cát; phía Nam giáp huyện Vân Canh và Tuy Phƣớc; phía Tây giáp huyện Tây Sơn, Vân Canh; phía Đông giáp huyện Tuy Phƣớc.

Thị xã An Nhơn cách thành phố Quy Nhơn hơn 20km, vị trí địa lý thị xã An Nhơn c lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và giữ vai trò rất quan trọng về phát triển công nghiệp, đô thị của tỉnh Bình Định và trên đầu mối giao thông đa hƣớng, có Quốc lộ 1, Quốc lộ 19, 19B và đƣờng sắt Bắc - Nam đi qua, nối liền với cảng biển Quy Nhơn và vùng duyên hải Miền Trung với Tây Nguyên (Quốc lộ 19) trong hành lang kinh tế Đông -Tây; có sân bay Phù Cát, có các tuyến đƣờng tỉnh nhƣ: ĐT 631 (Nhơn Hƣng - Phƣớc Thắng), ĐT 636 (Gò Bồi - Lai Nghi), ĐT 638 (đƣờng Tây tỉnh Chƣơng Hòa - Nhơn Tân) là những tuyến đƣờng huyết mạch nối liền các vùng Đông - Tây của thị xã với các huyện trong tỉnh, tạo mối liên kết với các tỉnh trong khu vực [24].

An Nhơn là địa bàn cầu nối mở rộng hợp tác liên kết không gian kinh tế và đô thị giữa thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận với hành lang kinh tế

Quốc lộ 19 c ng nhƣ khu vực trọng điểm phía Nam Quốc lộ 19, có vai trò là một trong những đầu mối quan trọng về giao thông trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng phía Nam tỉnh và các vùng phụ cận của các tỉnh duyên hải Miền Trung - Tây Nguyên.

- Địa hình đất đai và th nhƣỡng

Là vùng đồng bằng c xu hƣớng nghiêng từ Tây sang Đông với độ dốc không đáng kể, độ cao trung bình là 20m so với mực nƣớc biển. Mạng lƣới thủy văn tự nhiên phân bố khá đều với mật độ cao, đáng kể là hệ thống hạ lƣu sông Kôn chia thành hai nhánh Nam phái, Bắc phái, tiếp với sông An Tƣợng chia thành năm nhánh phân bố đều trên địa bàn thị xã cùng với Hồ Núi Một và mạng lƣới kênh mƣơng nhân tạo; đất đai màu mỡ, phù hợp cho hầu hết các loại cây trồng, là vựa lúa của tỉnh Bình Định. Địa hình của An Nhơn đã tạo nên cảnh quan đa dạng, thuận lợi cho quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị.

- Khí hậu và thời tiết

An Nhơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, chịu ảnh hƣởng của gió Tây và gió Tây Nam. Từ tháng 5 đến tháng 8 có gió Nam hay còn gọi là gió Lào khô, nóng. Mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 12 chịu ảnh hƣởng của gi mùa Đông - Bắc. Hằng năm, thƣờng c mƣa nhiều vào tháng 10, tháng 11, chiếm 60% lƣợng mƣa trong năm. T ng số ngày mƣa bình quân trong năm là 130 ngày, độ ẩm tƣơng đối trung bình 81%. Số giờ nắng trung bình trong năm là 2500 giờ. Số giờ nắng trung bình ngày từ 6-8 giờ. Nhiệt độ trung bình trong năm là 250C.

- Nguồn nƣớc

Đối với nguồn nƣớc sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân, trên địa bàn hiện nay đã c 10/15 xã, phƣờng có hệ thống nƣớc sạch phục vụ, đến năm 2022, 100% xã, phƣờng trên địa bàn đảm bảo nƣớc sạch cung cấp cho 90% nhu cầu của nhân dân. Đối với nguồn nƣớc phục vụ cho công nghiệp

đối với nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn có hồ chứa nƣớc (Hồ Núi Một), đồng thời lấy nƣớc từ các sông, kênh, mƣơng trên địa bàn đảm bảo nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp quanh năm.

2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội

- Trình độ phát triển kinh tế

Giai đoạn 2015 - 2020 kinh tế tăng trƣởng nhanh và phát triển khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn n i bật; CCKT chuyển dịch đúng hƣớng: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (theo giá so sánh năm 2010) bình quân hàng năm 17,28%. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành và nội ngành chuyển dịch tích cực, nâng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng lên 65,52%, thƣơng mại - dịch vụ 21,4%, nông - lâm - thủy sản chỉ còn 13,08%. Huy động các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển đƣợc đẩy mạnh; t ng vốn đầu tƣ toàn xã hội 9.022 tỷ đồng [25].

- Dân số và lao động

Dân số trung bình toàn trên địa bàn thị xã là 175.816 ngƣời (năm 2019), Mật độ dân số trung bình 719 ngƣời/km2, phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các phƣờng và trung tâm các xã, mật độ lên đến 2.893 ngƣời/km2

. T ng dân số trong độ tu i lao động 97.753 ngƣời, chiếm tỷ lệ 55,6%. Trong đ lao động trong độ tu i đang làm việc trong các ngành kinh tế là 86.691 ngƣời; lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 27.235 ngƣời, chiếm tỷ lệ 31,4%. Đội ng cán bộ khoa học kỹ thuật tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng, số ngƣời c trình độ từ cao đẳng, đại học và trên đại học là 5.269 ngƣời, chiếm 4,5% trong t ng số lực lƣợng lao động [25].

- Văn h a xã hội

Văn h a - xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục đƣợc nâng lên:

T ng số di tích đƣợc xếp hạng trên địa bàn thị xã lên 19 di tích. Đã chú trọng trùng tu, tôn tạo một số di tích lịch sử văn h a, cách mạng bằng nhiều

nguồn vốn khác nhau nhƣ: hỗ trợ của cấp trên, vốn xã hội hóa và ngân sách, với kinh phí trên 43 tỷ đồng. Một số loại hình văn h a - nghệ thuật dân gian, truyền thống đƣợc khôi phục và phát huy. Duy trì hoạt động thƣờng xuyên một số câu lạc bộ nghệ thuật.

Việc đầu tƣ xây dựng các thiết chế văn h a ở cơ sở đƣợc quan tâm; trên địa bàn thị xã hiện có 15/15 nhà văn h a xã, phƣờng, 70 nhà văn h a thôn, khu vực đƣợc xây mới, nâng cấp, sửa chữa đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt văn h a của nhân dân; 100% thôn, khu vực có khu sinh hoạt cộng đồng; 8/15 xã, phƣờng có công viên trung tâm. Hệ thống đài truyền thanh từ thị xã đến cơ sở đƣợc sắp xếp theo hƣớng tinh gọn, duy trì hoạt động thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng.

- Cơ sở hạ tầng

Đô thị An Nhơn là đầu mối quan trọng, kết nối hệ thống hạ tầng đô thị thị xã với hệ thống hạ tầng của tỉnh và quốc gia. Trong những năm qua, thị xã An Nhơn đã tập trung đầu tƣ xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng các cụm công nghiệp, các tuyến đƣờng giao thông nội thị và các khu dân cƣ mới. Không gian đô thị ngày càng mở rộng theo quy hoạch chung đô thị An Nhơn đƣợc phê duyệt.

Nhiều khu dân cƣ đƣợc quy hoạch xây dựng hoàn thiện theo hình thức phân lô giao quyền và đấu giá quyền sử dụng đất ở. Hệ thống hạ tầng xã hội nhƣ giáo dục, y tế, thông tin liên lạc, điện, nƣớc sạch tập trung ở các khu dân cƣ c quy mô lớn.

2.2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ Ở THỊ XÃ AN NHƠN TỈNH BÌNH ĐỊNH BÌNH ĐỊNH

2.2.1. Kết quả sản xuất giai đoạn 2016 - 2020.

a) Về công nghiệp - xây dựng

- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 9.223 tỷ đồng, gấp 2,65 lần so với năm 2015, bình quân hằng năm tăng 21,6% [19].

Hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN-TTCN trên địa bàn thị xã tiếp tục đƣợc giữ vững và tăng trƣởng khá, lợi thế Khu công nghiệp Nhơn Hòa và các cụm công nghiệp hiện c đã đƣợc phát huy đúng mức, góp phần quan trọng tăng giá trị sản xuất ngành CN-TTCN thị xã.

Các ngành CN-TTCN có tiềm năng, lợi thế tiếp tục c bƣớc phát triển khá nhƣ: sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến lâm sản, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc… Khoa học và công nghệ từng bƣớc đƣợc ứng dụng trong sản xuất CN-TTCN nên chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa ngày càng nâng cao. Đến nay Khu công nghiệp Nhơn Hòa đã c 32 dự án trong và ngoài nƣớc với t ng vốn đăng ký gần 30.448 tỉ đồng (trong đ : 08 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, 24 dự án đầu tƣ trong nƣớc). Trong giai đoạn 2016-2020, Khu công nghiệp Nhơn Hòa đã thu hút nhiều dự án lớn vào đăng ký đầu tƣ với t ng vốn 1.248 tỷ đồng. Đến nay KCN Nhơn Hòa đã giải quyết việc làm n định cho gần 3.200 lao động [25].

Công tác quy hoạch và phát triển các cụm công nghiệp gắn với xúc tiến kêu gọi đầu tƣ đƣợc tăng cƣờng. Đến nay toàn thị xã c 11/12 CCN (đạt 91%) đƣợc lập quy hoạch chi tiết với t ng diện tích 298,5 ha/323,5 ha. Hiện c 83 doanh nghiệp, cơ sở hoạt động tại 7 cụm công nghiệp, giải quyết việc làm trên 3.332 lao động [25] .

Hoạt động khuyến công và công tác hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp tiếp tục đƣợc quan tâm, góp phần đ i mới dây chuyền máy móc thiết bị, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, quảng bá thƣơng hiệu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Trong thời gian qua, từ nguồn ngân sách trung ƣơng, ngân sách tỉnh, ngân sách thị xã đã chi hỗ trợ 3.194 triệu đồng (trong đ ngân

sản xuất cho các cơ sở, doanh nghiệp, làng nghề góp phần nâng cao giá trị sản xuất và tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thị xã.

Hoạt động sản xuất của các làng nghề tiếp tục đƣợc khôi phục, các sản phẩm của làng nghề nhƣ: rƣợu Bàu Đá, bún Song Thằn, Mai vàng Nhơn An, gỗ Mỹ nghệ Nhơn Hậu… không ngừng phát triển và nâng cao giá trị thƣơng hiệu. Đã đề nghị UBND tỉnh công nhận lại 06 làng nghề (trong đ c 02 làng nghề truyền thống). T ng số lao động làng nghề trên địa bàn khoảng 8.000 lao động/3.570 hộ, thời vụ cao điểm c hơn 5.200 lao động tham gia sản xuất [19].

Công tác xúc tiến đầu tƣ đạt kết quả tích cực; từ năm 2016 đến nay, có 18 dự án đăng ký đầu tƣ với t ng vốn đăng ký 367 tỷ đồng, trong đ c 06 dự án đã đi vào hoạt động, 03 dự án đang triển khai, số còn lại đang chờ cấp có thẩm quyền cho ý kiến. Đến nay, trên địa bàn thị xã c 5.345 cơ sở và 123 doanh nghiệp tham gia hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp [19] .

- Giá trị sản xuất xây dựng (theo giá so sánh 2010) đạt 2.255 tỷ đồng, gấp 2,03 lần so với năm 2015, tăng bình quân hằng năm 15,28% [19] .

Trong giai đoạn 2016 – 2020, thực hiện định hƣớng phát triển đô thị để nâng cao chất lƣợng tất cả các tiêu chí của đô thị loại 4, sớm đạt 1 số tiêu chí cơ bản của đô thị loại 3, thị xã tập trung đầu tƣ nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và phúc lợi xã hội nhƣ: giao thông, thuỷ lợi, trƣờng học, quy hoạch phát triển nhiều khu dân cƣ đô thị mới. Một số khu dân cƣ ở các xã, phƣờng, nhiều hộ dân xây dựng nhà ở mới, nhiều doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng nhà xƣởng để mở rộng sản xuất. Các dự án, công trình trên địa bàn thị xã trong kế hoạch đầu tƣ hằng năm đƣợc đẩy nhanh tiến độ thi công. Các cơ quan, đơn vị thị xã thực hiện khá tốt công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, nhất là các các công trình trọng điểm của thị xã đƣợc triển khai đúng kế hoạch, đã thúc đẩy giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng trƣởng khá. Đến nay, trên địa bàn thị xã c 322 cơ sở và 101 doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng.

b) Về thương ại - d ch vụ:

Giá trị sản ngành thƣơng mại - dịch vụ (theo giá so sánh năm 2010) đạt 3.812 tỷ, gấp 2,45 lần so với 2015, tăng bình quân hằng năm 19,6% [19] . Hoạt động thƣơng mại- dịch vụ có nhiều khởi sắc, hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thị xã ngày càng phát huy hiệu quả, mạng lƣới chợ, siêu thị, trung tâm thƣơng mại ngày càng đa dạng loại hình dịch vụ, phục vụ khá tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Trung tâm thƣơng mại ở Bình Định và chợ Đập Đá đã đƣa vào hoạt động. Hệ thống chợ nông thôn đƣợc quy hoạch, một số chợ đƣợc nâng cấp và xây dựng mới. Trong giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn thị xã c thêm 1.725 cơ sở, hộ kinh doanh cá thể tham gia hoạt động thƣơng mại- dịch vụ với t ng vốn đăng ký trên 402 tỷ đồng [25].

Công tác xúc tiến đầu tƣ trên lĩnh vực thƣơng mại- dịch vụ đƣợc chú trọng. Trong giai đoạn 2016 - 2020, có 24 dự án đăng ký đầu tƣ trên lĩnh vực thƣơng mại- dịch vụ với t ng vốn đăng ký trên 600 tỷ đồng [25].

Hệ thống chợ phát triển theo quy hoạch, hoạt động các chợ trên địa bàn thị xã giữ đƣợc sự n định, góp phần phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt và đời sống nhân dân. Lĩnh vực du lịch đƣợc quan tâm, một số dự án đã và đang đầu tƣ đã đang đầu tƣ nhằm bảo vệ bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá kết hợp với phục vụ du lịch nhƣ: thành Hoàng Đế, tháp Cánh Tiên, khu di tích Chi bộ Hồng Lĩnh, Đền thờ Võ Duy Dƣơng…

c) Về nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Giá trị sản xuất ngành nông - lâm- thủy sản đạt 1.890 tỷ đồng, gấp 1,17 lần so với năm 2015, tăng bình quân hằng năm 3,29%. Trong đ giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.870 tỷ đồng, gấp 1,17 lần so với năm 2015, tăng bình quần hằng năm 3,29%, ngành lâm nghiệp đạt 11,4 tỷ đồng, gấp 1,12 lần so với năm 2015, tăng bình quân hằng năm 2,36%, ngành thuỷ sản đạt 9,2 tỷ đồng, gấp 1,26 lần so với năm 2015, tăng bình quân hằng năm 4,86% [25]

lần so với năm 2015, tăng bình quân hằng năm 1,22%. Hoàn thành kế hoạch thực hiện đề án của tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn thị xã giai đoạn 2016-2020. Giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 1.051 tỷ đồng, gấp 1,22 lần so với năm 2015, tăng bình quân hằng năm 4,13% [25] .

Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 11,4 tỷ đồng, gấp 1,12 lần so với năm 2015, tăng bình quân hằng năm 2,36%. Tăng cƣờng phát triển rừng theo hƣớng trồng rừng kinh doanh gỗ lớn, phấn đấu tăng tỷ lệ độ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 28-30% [25].

Về xây dựng nông thôn mới, năm 2018 thị xã An Nhơn đƣợc Thủ tƣớng chính phủ Quyết định công nhận thị xã hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới và đƣợc tặng thƣởng Huân chƣơng lao động hạng 3. Trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XXIII về “Xây dựng thị xã An Nhơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu".

2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng inh t

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (theo giá so sánh năm 2010) bình quân hàng năm 17,28%. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng 11.478 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2015, tăng bình quân hàng năm 20,19%, trong đ : giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 9.223 tỷ đồng, gấp 2,66 lần so với năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)