Protein tổng số và vai trò của protein tổng số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động một số chất có hoạt tính thẩm thấu và enzyme chống oxy hóa của đậu xanh (vigna radiatal ) trong điều kiện gây hạn và phục hồi (Trang 31 - 32)

4. Bố cục của luận văn

1.3.1.4. Protein tổng số và vai trò của protein tổng số

Những thay đổi trong biểu hiện protein, sự tích lũy và tổng hợp các protein đã được quan sát thấy ở lá cây trong điều kiện khô hạn trong suốt thời gian phát triển (Chen T.H. và cộng sự, 2002) [30]. Sự thay đổi protein trong điều kiện stress hạn xảy ra cả về số lượng và chất lượng. Trong điều kiện khô hạn, ngoài sự suy giảm hàm lượng của một số protein đồng thời cũng diễn ra quá trình tổng hợp các protein mới.

Protein sốc nhiệt (heat shock protein - HSP) có vai trò cơ bản trong việc bảo vệ cây chống lại stress phi sinh học (Zhang cộng sự, 2015) [49]. Các protein này chiếm 1% protein tổng số trong lá của các loài thực vật này. Nói chung, sự tổng hợp của các protein có trọng lượng phân tử thấp tăng khi cây sinh trưởng trong điều kiện stress khô hạn.

1.3.2. Vai trò của các enzyme chống oxy hóa trong cơ chế chịu hạn của cây trồng

Hạn hán dẫn đến tích lũy nhiều gốc oxy phản ứng (reactive oxygen species-ROS), được tạo ra chủ yếu trong lục lạp và trong ty thể, gây ra sự oxy hóa mạnh. Các phân tử ROS bao gồm superoxide anion (O2*-), hydro peroxide H2O2, gốc hydro peroxide tự do (OH*) và gốc pehydroxyl tự do (O2H*). Cây trồng chịu hạn có một số cơ chế tự bảo vệ tránh tác hại của stress oxy hóa.

Cây có mức độ chống oxy hóa cao thì khả năng chịu đựng tốt hơn và đề kháng với tổn thương oxy hóa nhiều hơn (Parida và Das, 2005) [41]. Để hạn chế những thiệt hại do stress “oxy hóa”, thực vật có những cơ chế kiểm soát, điều chỉnh hàm lượng ROS phù hợp, trong đó có sự tham gia của các enzyme chống oxy hóa như superoxide dismutase (SOD), catalase (CAT), peroxidase (POD) và ascorbate peroxidase (APX) (Maffei và cs., 2007; Ahmad và cs., 2008) [25]. Các enzyme này vừa duy trì sinh tổng hợp ROS để tăng cường khả năng chống chịu trước tác động từ môi trường ngoài, đồng thời kiểm soát, giảm thiểu độc tính của ROS đối với các yếu tố cấu trúc và quá trình sống diễn ra bên trong tế bào. Các loài thực vật khác nhau có những cơ chế bảo vệ không giống nhau và tùy điều kiện chống chịu mà hình thành các chất bảo vệ khác nhau [40].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động một số chất có hoạt tính thẩm thấu và enzyme chống oxy hóa của đậu xanh (vigna radiatal ) trong điều kiện gây hạn và phục hồi (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)