Sự biến động hàm lượng protein tổng số của lá đậu xanh trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động một số chất có hoạt tính thẩm thấu và enzyme chống oxy hóa của đậu xanh (vigna radiatal ) trong điều kiện gây hạn và phục hồi (Trang 71 - 74)

4. Bố cục của luận văn

3.1.4.3. Sự biến động hàm lượng protein tổng số của lá đậu xanh trong quá

trình gây hạn và phục hồi ở giai đoạn cây tạo quả

Kết quả phân tích ở bảng 3.12 cho thấy có sự biến động về hàm lượng protein ở giai đoạn cây tạo quả tương tự như các giai đoạn trước đó (cây non và ra hoa). Hàm lượng protein tổng số của đậu xanh ở giai đoạn cây tạo quả được trình bày ở bảng 3.12 và đồ thị 3.12.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở lô đối chứng, hàm lượng protein tương đối ổn định trong những ngày làm thí nghiệm. Trong khi đó ở lô thí nghiệm hàm lượng protein giảm mạnh trong quá trình gây hạn tương tự như giai đoạn cây ra hoa, cụ thể sau 1 ngày đầu gây hạn, hàm lượng protein của lô thí nghiệm có giảm nhưng không nhiều so với đối chứng.

Bảng 3.12. Hàm lượng protein trong lá cây đậu xanh ở giai đoạn cây tạo quả (µg/ml) Giống

Hàm lượng protein (µg/ml )

Gây hạn Phục hồi

1 ngày 3 ngày 5 ngày 1 ngày 3 ngày 5 ngày

NTB.02 ĐC 24,72±0,19 24,57±0,24 24,34±0,2 24,26±0,18 24,19±0,16 24,31±0,23 TN 21,06±0,2 19,39±0,19 15,96±0,23 17,26±0,26 19,44±0,2 20,96±0,17 % ĐC 85,19% 78,92% 65,57% 71,15% 80,36% 86,22% ĐX 208 ĐC 25,1±0,25 25,03±0,19 25,15±0,23 25,24±0,1 25,13±0,21 25,13±0,16 TN 22,72±0,19 21,29±0,25 18,42±0,21 19,51±0,17 20,84±0,11 23,76±0,14 % ĐC 90,52% 85,06% 73,24% 77,30% 82,93% 94,55% ĐX 044 ĐC 25,83±0,23 26±0,17 26,13±0,2 26,14±0,12 26,15±0,21 26,15±0,21 TN 24,79±0,17 22,47±0,23 21,18±0,2 21,62±0,12 23,51±0,2 25,38±0,22 % ĐC 95,97% 86,42% 81,06% 82,71% 89,90% 97,06%

Sự sai khác giữa lô thí nghiệm và đối chứng thể hiện rõ sau 3 ngày và 5 ngày gây hạn. Cụ thể:

Ở giống NTB.02, sự khác biệt giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng sau 1 ngày gâu hạn là 85,19%, còn sau 3 ngày là 78,92% và sau 5 ngày là 65,57%. Ở giống ĐX 208, sự khác biệt này sau 1 ngày gây hạn là 90,52%, còn sau 3 ngày là 85,06% và sau 5 ngày là 73,24%. Ở giống ĐX 044, sự khác biệt này sau 1 ngày là 95,97%, còn sau 3 ngày là 86,42% và sau 5 ngày là 81,06%.

Từ kết quả trên cho thấy, trong điều kiện thiếu nước, hàm lượng protein của giống NTB.02 giảm mạnh nhất trong cả 3 giống. Sau 3 ngày gây hạn, đã thấy được sự khác biệt rõ rệt về hàm lượng protein trong lá giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng. Đặc biệt sự sai khác rõ rệt nhất thể hiện sau 5 ngày gây hạn, hàm lượng protein giảm 34,43% so với đối chứng. Giống ĐX 044 là giống có mức độ giảm thấp nhất so với 2 giống thí nghiệm còn lại, giảm 18,94% sau 5

ngày gây hạn. Như vậy, trong điều kiện gây hạn, mức độ giảm hàm lượng protein phụ thuộc vào từng giống.

Đồ thị 3.12. Sự biến động hàm lượng protein của lá đậu xanh trong quá trình gây hạn và phục hồi ở giai đoạn cây tạo quả

Trong quá trình phục hồi, giống ĐX 044 và giống ĐX 208 có sự phục hồi nhanh hơn so với giống NTB.02. Sau 5 ngày tưới nước phục hồi, hàm lượng protein có trong lá ở lô thí nghiệm của 2 giống này không có sự chênh lệch nhiều so với lô đối chứng. Sau 1 ngày phục hồi, lô thí nghiệm của giống NTB.02 có hàm lượng protein đạt 71,15% so đối chứng, giống ĐX 208 đạt 77,3% và ĐX 044 đạt 82,71%. Sau 3 ngày phục hồi, sự khác biệt này của giống NTB.02 là 80,36%, ở giống ĐX 208 là 82,93% và ĐX 044 là 89,9%. Sau 5 ngày phục hồi, sự khác biệt giữa lô đối chứng và lô thí nghiệm ở giống NTB.02, ĐX 208 và ĐX 044 lần lượt là 86,22%, 94,55% và 97,06%.

Như vậy, ở giai đoạn cây tạo quả, sự biến động hàm lượng protein trong lá đậu xanh cũng diễn ra tương tự như 2 giai đoạn trước đó (giai đoạn cây non và giai đoạn cây ra hoa). Kết quả cho thấy giống NTB.02, sau 5 ngày tưới

.000 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000

1 ngày 3 ngày 5 ngày 1 ngày 3 ngày 5 ngày

Gây hạn Phục hồi HÀM L Ư ỢNG NTB.02 ĐC NTB.02 TN ĐX.208 ĐC ĐX.208 TN ĐX.044 ĐC ĐX.044 TN

nước trở lại, hàm lượng protein trong lá vẫn chưa thể phục hồi lại trạng thái gần như ban đầu.

Các giống đậu xanh phản ứng với điều kiện thiếu nước có thể bằng cách tăng hàm lượng hoặc giảm hàm lượng protein. Tuy nhiên, hàm lượng protein tăng hay giảm là hướng thích nghi của từng giống cây trồng với điều kiện nghiên cứu và phụ thuộc vào từng giai đoạn. Giống thích nghi tốt với điều kiện khô hạn sẽ tăng cường sinh tổng hợp protein cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào, giúp cây tồn tại và phát triển, còn những giống có khả năng chống chịu kém sẽ có xu hướng giảm mạnh hàm lượng protein tổng số, hoặc biến đổi theo hướng sinh tổng hợp protein chậm hơn so với giống có khả năng chống chịu tốt. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Chen (2004) [31].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động một số chất có hoạt tính thẩm thấu và enzyme chống oxy hóa của đậu xanh (vigna radiatal ) trong điều kiện gây hạn và phục hồi (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)