Các chất đường tan và vai trò của đường trong cơ chế chốngchịu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động một số chất có hoạt tính thẩm thấu và enzyme chống oxy hóa của đậu xanh (vigna radiatal ) trong điều kiện gây hạn và phục hồi (Trang 27 - 28)

4. Bố cục của luận văn

1.3.1.1. Các chất đường tan và vai trò của đường trong cơ chế chốngchịu

hạn

Đường tan là một trong những chất tham gia điều chỉnh áp suất thẩm thấu trong tế bào. Enzyme α-amylase là enzyme xúc tác cho quá trình thủy phân tinh bột, glycogen và polysacharide… Chúng phân giải các liên kết 1,4- glucozit ở giữa chuỗi mạch polysacharide tạo thành các đextrin phân tử thấp. Sự tăng hoạt độ α-amylase sẽ làm tăng hàm lượng đường tan do đó làm tăng áp suất thẩm thấu và tăng khả năng chịu hạn của cây trồng.

Đường khử bao gồm các loại monosaccarit như fructose, glucose, galactose, xylose… ảnh hưởng đến khả năng giữ nước của tế bào. Trong đó fructose là một chất giữ nước tuyệt vời trong một thời gian dài, kể cả khi độ ẩm tương đối thấp. Vì vậy, hàm lượng đường khử trong cây cũng là một chỉ tiêu phản ánh khả năng giữ nước của tế bào do nó có vai trò trong điều chỉnh áp suất thẩm thấu trong dịch bào. Đường khử thuộc các chất có hoạt tính thẩm thấu, giúp tăng cường khả năng giữ nước cho tế bào, tăng khả năng chống chịu của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường. Vì thế sự tổng hợp và tích lũy đường là một trong những phản ứng của cây với điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả cho biết, hàm lượng đường tan trong cây liên quan trực tiếp đến khả năng chống chịu như chịu hạn, chịu lạnh,.. (Nguyễn Hoàng Lộc và cộng sự, 2002) [12].

Glucose, fructose tăng lên một lượng lớn trong tế bào khi gặp yếu tố cực đoan. Chúng tương tác với màng tế bào, hình thành cầu nối hydro giữa gốc hydroxyl của đường với nhóm phospholipid. Bằng cách này chúng thay thế vị trí nước trong màng tế bào. Sự có mặt của chúng trong nguyên sinh chất còn có khả năng bảo vệ các phức enzyme khác. Chức năng chính của chúng là ngăn chặn sự thay đổi và tăng cường áp suất thẩm thấu, ổn định pH

cho tế bào. Trong các loại polysaccharide, glucan (tinh bột) có khả năng chống chịu yếu nhất, fructan (polyfructose) trung bình, họ rafinose là có khả năng tốt nhất. Khi gặp hạn, các polysaccharide nhanh chóng thủy phân thành monosaccharide, góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu. Sau đó, các monosaccharide lại chuyển về trạng thái polysaccharide [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động một số chất có hoạt tính thẩm thấu và enzyme chống oxy hóa của đậu xanh (vigna radiatal ) trong điều kiện gây hạn và phục hồi (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)