3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.4. Protein tổng số và vai trò của protein tổng số
Những thay đổi trong biểu hiện protein, sự tích lũy và tổng hợp các protein đã được quan sát thấy ở lá cây đậu tương trong điều kiện khô hạn trong suốt thời gian phát triển (Chen T.H. và cộng sự, 2002) [31]. Sự thay đổi protein trong điều kiện stress hạn xảy ra cả về số lượng và chất lượng (theo Riccardi và cộng sự, 1998) [44], stress hạn làm tăng sự biểu hiện của một trong số 50 protein, làm giảm biểu hiện của 23 protein và cảm ứng 10 protein. Sự biến động protein đã được phát hiện thông qua phương pháp điện di 2 chiều trên gel (Arumingtyas và cộng sự, 2013) [27].
Trong điều kiện khô hạn, ngoài sự suy giảm hàm lượng của một số protein đồng thời cũng diễn ra quá trình tổng hợp các protein mới [42] [45]. Sự xuất hiện của các protein mới trong điều kiện stress đóng vai trò quan trọng trong cơ chế chịu hạn của thực vật (Arumingtyas và cộng sự, 2013) [27]. Trong đó, protein LEA (Late embryogenesis abundant) là một protein
đặc biệt (10-30 kDa) tham gia bảo vệ thực vật bậc cao trước các tác động xấu từ môi trường, đặc biệt là hạn hán (Hong-Bo, 2005; Demirevska, 2008) [33] [36].
Protein sốc nhiệt (heat shock protein - HSP) có vai trò cơ bản trong việc bảo vệ cây chống lại stress phi sinh học (Zhang cộng sự, 2015) [53]. Các protein này chiếm 1% protein tổng số trong lá của các loài thực vật này. Nói chung, sự tổng hợp của các protein có trọng lượng phân tử thấp tăng khi cây sinh trưởng trong điều kiện stress khô hạn (Pelah, 1997; Sabehat, 1998) [42] [45], nhưng protein tổng số giảm [27].
Hà Tiến Sỹ (2007) [24] khi nghiên cứu về một số giống đậu tương ở Cao Bằng đã rút ra nhận xét: Ở giai đoạn nảy mầm, trong điều kiện bổ sung sorbitol 7%, hoạt độ của protease và hàm lượng protein tan biến đổi theo xu hướng tăng dần ngày thứ 6 và đạt cực đại vào ngày thứ 7 bắt đầu giảm ở giai đoạn 9 ngày hạn. Vì vậy protein có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khả năng chịu hạn của đậu tương.