Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động của một số chất có hoạt tính thẩm thấu trong cây đậu tương (glycine max (l ) merrill) chịu hạn qua các giai đoạn phát triển (Trang 38 - 39)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

(1) Thời kỳ cây mầm:

Hạt được gieo trong dung dịch đường sucrose theo phương pháp gây áp suất thẩm thấu của Volcova (1984) [49].

Chọn hạt giống đều, khoẻ, có phôi sáng, không nấm mốc; khử trùng khay, bình, tay,... bằng cồn 96°. Giấy lọc được sấy 130°C trong vòng 1 giờ, hạt được khử trùng bằng dung dịch KMnO4 1% trong 5 phút. Hạt được gieo trên khay có giấy thấm (số lượng 30 hạt), bổ sung kháng sinh nistatin 1 viên trong 1lít dung dịch đường.

+ Lô đối chứng (ĐC): cho hạt nảy mầm sau khi ngâm trong nước cất. + Lô thí nghiệm (TN): cho hạt nảy mầm sau khi được ngâm trong dung dịch đường sucrose 0,37 M để tạo ASTT 7 atm.

Hàng ngày bổ sung lượng nước hoặc dung dịch đường ở các lô như nhau. Tiến hành xác định các chỉ tiêu: hàm lượng proline, hàm lượng đường khử, hàm lượng ptotein tổng số, hàm lượng glycine betaine trong mầm đậu tương sau 2, 4 và 6 ngày gây hạn. Ở giai đoạn phục hồi, lô thí nghiệm sau 6 ngày gây hạn được phục hồi bằng cách rửa hạt và tưới nước bình thường như lô đối chứng, tiến hành phân tích các chỉ tiêu sau 1 ngày, 2 ngày và 3 ngày phục hồi.

(2) Thời kỳ cây non

Thí nghiệm gây hạn nhân tạo được tiến hành theo phương pháp của Lê Trần Bình [1]. Số lượng cây/chậu là 15 cây, mỗi công thức lặp lại 3 lần.

Cây được đảm bảo chế độ chăm sóc thông thường bằng cách bổ sung dung dịch dinh dưỡng Knop, đến ngày thứ 7 sau khi gieo, cây có 3 lá thật, gây héo lô thí nghiệm bằng cách không tưới nước và cách li với nước, lô đối chứng tưới nước bình thường. Sau 2 ngày, 4 ngày, 6 ngày gây hạn thì tiến hành thu mẫu lá để phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu. Ở giai đoạn phục hồi, lô thí nghiệm gây hạn 4 ngày được tưới nước phục hồi sao cho ẩm độ đất luôn được duy trì từ 75 – 80%. Ẩm độ đất được kiểm tra bằng máy đo độ ẩm Takemura DM-15 (Nhật Bản), sau đó tiến hành thu mẫu lá và phân tích vào các thời điểm sau 1 ngày, 2 ngày và 3 ngày phục hồi.

(3) Thời kỳ cây ra hoa, tạo quả:

Cây được chăm sóc bình thường đến thời điểm cây đậu tương bắt đầu ra hoa thì tiến hành gây hạn sau 2 ngày, 4 ngày và 6 ngày và thu mẫu lá để phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu. Ở giai đoạn phục hồi, lô thí nghiệm gây hạn 4 ngày được tưới nước phục hồi sao cho ẩm độ đất luôn được duy trì từ 75 – 80% và tiến hành thu mẫu lá và phân tích vào các thời điểm sau 1 ngày, 2 ngày và 3 ngày phục hồi. Ở giai đoạn cây tạo quả, cách thức gây hạn và phục hồi cũng tương tự như giai đoạn ra hoa. Thời điểm bắt đầu gây hạn là giai đoạn chuẩn bị hình thành quả non.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động của một số chất có hoạt tính thẩm thấu trong cây đậu tương (glycine max (l ) merrill) chịu hạn qua các giai đoạn phát triển (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)