Sự biến động hàm lượng proline trong quá trình gây hạn ở gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động của một số chất có hoạt tính thẩm thấu trong cây đậu tương (glycine max (l ) merrill) chịu hạn qua các giai đoạn phát triển (Trang 46 - 57)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1. Sự biến động hàm lượng proline trong quá trình gây hạn ở gia

cây mầm

Hàm lượng proline ở giai đoạn mầm được trình bày ở bảng 3.1 và đồ thị 3.1

Bảng 3.1. Hàm lượng proline trong mầm đậu tương (µmol/g trọng lượng tươi)

Giống

Hàm lượng proline (µmol/g trọng lượng tươi)

Gây hạn Phục hồi

2 ngày 4 ngày 6 ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày

ĐT12 ĐC 3,52±0,09 4,24±0,29 5,05±0,03 5,01±0,09 5,09±0,06 5,39±0,27 TN 9,01±0,12 11,19±0,11 19,69±0,30 16,43±0,21 9,78±0,09 5,53±0,21 % ĐC 255,97% 264,09% 389,90% 327,94% 192,14% 102,60% ĐTDH.01 ĐC 3,63±0,13 4,71±0,09 4,71±0,05 5,08±0,06 4,95±0,14 5,22±0,09 TN 9,88±0,21 16,06±0,11 19,88±0,11 17,34±0,12 11,28±0,17 5,43±0,25 % ĐC 272,18% 340,98% 422,08% 341,34% 227,88% 104,02% ĐTDH.03 ĐC 4,74±0,22 5,03±0,09 4,78±0,34 4,97±0,10 5,02±0,09 5,4±0,32 TN 10,34±0,30 16,87±0,31 21,12±0,12 19,16±0,17 13,63±0,12 5,68±0,17 % ĐC 213,64% 335,39% 441,37% 385,51% 271,51% 105,19%

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy trong điều kiện bình thường (độ ẩm đất khoảng 85%), hàm lượng proline ở cả 3 giống đều khác nhau, thể hiện khả năng đảm bảo áp suất thẩm thấu của các giống đậu tương là khác nhau. Trong đó, hàm lượng proline ở giống ĐTDH.03 có xu hướng cao hơn so với 2 giống còn lại là ĐT12 và ĐTDH.01.

Khi xử lý hạn bằng dung dịch đường tạo áp suất thẩm thấu 7 atm, hàm lượng proline có trong mầm tăng rõ rệt ở các lô thí nghiệm. Thời gian gây hạn càng lâu thì hàm lượng proline trong cùng một giống tăng càng cao qua các ngày gây hạn. Chẳng hạn, ở giống ĐT12 sự khác biệt giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng, sau 2 ngày xử lý hạn, hàm lượng proline tăng 155,97%, sau 4 ngày và 6 ngày hàm lượng proline tăng lần lượt là 164,09% và 289,9% so với đối chứng. Ở giống ĐTDH.01 hàm lượng proline tăng sau 2 ngày là 172,18%, sau 4 ngày tăng 240,98% và sau 6 ngày tăng 322,08% so với đối chứng. Ở giống ĐTDH.03 hàm lượng proline tăng sau 2 ngày là 113,64%, sau 4 ngày tăng 235,39% và sau 6 ngày tăng 341,37%.

Trong điều kiện gây hạn nhân tạo, mức độ tăng hàm lượng proline phụ thuộc vào các giống đậu tương khác nhau. Cụ thể:

Sau 2 ngày gây hạn, giống đậu tương ĐT12 có hàm lượng proline 9,01 µmol/g, còn giống ĐTDH.01 với hàm lượng 9,88 µmol/g và hàm lượng proline cao nhất trong số 3 giống thí nghiệm là giống ĐTDH.03 đạt 10,34 µmol/g.

Sau 4 ngày gây hạn, giống ĐTDH.01 có hàm lượng proline cao hơn giống ĐT12, cụ thể cao hơn 4,87 µmol/g, còn giống ĐTDH.03 có hàm lượng proline cao hơn giống ĐT12 là 5,68 µmol/g.

Sau 6 ngày gây hạn, giống ĐT12 có hàm lượng 19,69 µmol/g (tăng 289,9% so với đối chứng), giống ĐTDH.01 có hàm lượng 19,88 µmol/g (tăng 322,08% so với đối chứng) và giống ĐTDH.03 với hàm lượng 21,12 µmol/g

(tăng 341,37% so với đối chứng). Ở giai đoạn sau 6 ngày gây hạn, chúng tôi nhận thấy, hàm lượng proline trong mầm đậu tương của các giống tăng lên rõ rệt, cao hơn so với giai đoạn sau 2 ngày và sau 4 ngày gây hạn.

Đồ thị 3.1. Sự biến động hàm lượng proline trong quá trình gây hạn và phục hồi ở giai đoạn cây mầm

Chúng tôi nhận thấy, sự khác biệt về hàm lượng proline giữa mẫu đối chứng và thí nghiệm của giống ĐTDH.03 cho thấy được mức độ phản ứng trước điều kiện thiếu nước là cao hơn so với 2 giống còn lại.

Trong giai đoạn phục hồi, hàm lượng proline ở các lô thí nghiệm có dấu hiệu giảm dần sau khi phục hồi 1 ngày đến 3 ngày và đặc biệt sau 3 ngày phục hồi thì mầm đậu tương có hàm lượng proline gần tương đương với công thức đối chứng.

Số liệu ở bảng 3.1. cho thấy sau 1 ngày phục hồi thì hàm lượng proline vẫn cao, tăng 227,94% so đối chứng (giống ĐT12), tăng 241, 34% (giống ĐTDH.01) và tăng 285,51% so với đối chứng (giống ĐTDH.03). Điều này cho thấy trong quá trình phục hồi, hàm lượng proline giảm từ từ, sự suy giảm hàm lượng proline được thể hiện rõ sau 2 ngày tưới nước trở lại ở tất cả các giống đậu tương. Ở giống ĐT12 giảm từ 16,43 µmol/g (sau 1 ngày) xuống

3.00 6.00 9.00 12.00 15.00 18.00 21.00 2 N G ÀY 4 N G ÀY 6 N G ÀY 1 N G ÀY 2 N G ÀY 3 N G ÀY G ÂY H ẠN P H Ụ C H Ồ I HÀ M L Ư ỢNG ĐT12 ĐC ĐT12 TN ĐTDH.01 ĐC ĐTDH.01 TN ĐTDH.03 ĐC ĐTDH.03 TN

còn 9,78 µmol/g (sau 2 ngày), giống ĐTDH.01 giảm từ 17,34 µmol/g (sau 1 ngày) xuống còn 11,28 µmol/g (sau 2 ngày), giống ĐTDH.03 giảm từ 19,16 µmol/g (sau 1 ngày) xuống còn 13,63 µmol/g (sau 2 ngày). Sau 3 ngày phục hồi, hàm lượng proline trong mầm giảm mạnh, cao hơn 2,6% so đối chứng (giống ĐT 12), cao hơn 4,02% (giống ĐTDH.01) và cao hơn 5,19% (giống ĐTDH 03), chứng tỏ hàm lượng proline không có sự sai khác rõ rệt giữa lô thí nghiệm và đối chứng (với mức độ tin cậy 95%).

Trong môi trường áp suất thẩm thấu 7 atm, mầm đậu tương tăng cường tổng hợp proline, tăng khả năng hút nước. Sự gia tăng hàm lượng proline cho thấy cây đã có những phản ứng tích cực chống lại điều kiện ngoại cảnh bất lợi (điều kiện thiếu nước). Như vậy sự tăng cường tổng hợp proline là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng chống chịu của cây khi gặp điều kiện hạn. Phản ứng này giúp mầm duy trì được áp suất thẩm thấu, cấu trúc thành tế bào và đảm bảo sự trao đổi nước khi ở môi trường khô hạn, tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của mầm. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bùi Bá Đạt (2009) [6]; Ong Xuân Phong và Nguyễn Văn Mã (2014) [21]; Vì Thị Xuân Thủy và Nguyễn Lam Điền (2008) [26]; Verslues và Sharma (2010) [48].

3.1.2. Sự biến động hàm lượng proline trong quá trình gây hạn ở giai đoạn cây non cây non

Hàm lượng proline trong lá đậu tương ở giai đoạn cây non được trình bày ở bảng 3.2 và đồ thị 3.2.

Trong điều kiện bình thường, hàm lượng proline trong lá đậu tương non ở cả 3 giống đều khác nhau, thể hiện khả năng đảm bảo áp suất thẩm thấu của các giống đậu tương là khác nhau. Trong đó, hàm lượng proline ở giống ĐTDH.03 vẫn cao hơn so với 2 giống còn lại là ĐT12 và ĐTDH.01 và hàm

lượng proline ở giai đoạn cây non ít hơn so với giai đoạn mầm. Tuy nhiên sự khác nhau này là không đáng kể.

Bảng 3.2. Hàm lượng proline trong lá cây đậu tương ở giai đoạn cây non (µmol/g trọng lượng tươi)

Giống

Hàm lượng proline (µmol/g trọng lượng tươi)

Gây hạn Phục hồi

2 ngày 4 ngày 6 ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày

ĐT12 ĐC 3,23±0,11 3,58±0,08 3,55±0,08 3,61±0,06 3,56±0,08 3,72±0,14 TN 3,48±0,05 5,72±0,10 6,40±0,10 5,33±0,21 4,05±0,09 3,86±0,21 % ĐC 107,74% 159,78% 180,28% 147,66% 113,76% 103,76% ĐTDH.01 ĐC 3,31±0,14 3,52±0,13 3,64±0,13 3,53±0,11 3,55±0,12 3,67±0,19 TN 3,87±0,12 6,41±0,09 7,14±0,09 6,03±0,26 5,21±0,19 3,78±0,09 % ĐC 116,92% 182,10% 196,15% 170,70% 146,76% 103,00% ĐTDH.03 ĐC 3,81±0,25 3,92±0,33 3,89±0,33 3,92±0,14 4,17±0,22 4,06±0,17 TN 5,06±0,23 7,55±0,26 8,38±0,26 7,00±0,14 5,44±0,14 4,21±0,12 % ĐC 132,81% 192,60% 215,42% 178,57% 130,46% 103,69%

Trong điều kiện gây hạn nhân tạo, hàm lượng proline trong lá tăng rõ rệt ở các lô thí nghiệm so với đối chứng. Tuy nhiên hàm lượng proline tăng ít hơn so với giai đoạn mầm. Chẳng hạn, ở giống ĐT12, hàm lượng proline ở lô thí nghiệm tăng hơn so với lô đối chứng sau 2 ngày là 7,74%, còn sau 4 ngày là 59,78% và sau 6 ngày là 80,28%. Ở giống ĐTDH.01, sau 2 ngày, hàm lượng proline tăng là 16,92%, còn sau 4 ngày là 82,1% và sau 6 ngày là 96,15%. Ở giống ĐTDH.03, sau 2 ngày gây hạn hàm lượng proline tăng là 32,81%, còn sau 4 ngày tăng 92,6% và sau 6 ngày tăng 115,42%.

Như vậy trong cùng một giống thí nghiệm, thời gian gây hạn càng lâu thì hàm lượng proline càng tăng, đặc biệt là đối với giống ĐTDH.03. Proline trong lá của giống ĐTDH.03 có hàm lượng cao nhất sau 6 ngày gây hạn, đạt 8,38 µmol/g (gấp 215,42% so với đối chứng), hàm lượng giảm dần từ ĐTDH.01 đến ĐT12 theo thứ tự lần lượt là 7,14 µmol/g (tăng 196,15% so với

đối chứng) và 6,40 µmol/g (tăng 180,28% so với đối chứng). Kết quả trên còn cho thấy, cây đậu tương phản ứng trước điều kiện hạn bằng cách sản sinh ra proline, quá trình này diễn ra mạnh mẽ sau 2 ngày đến 6 ngày, thể hiện ở cả 3 giống nghiên cứu.

Đồ thị 3.2. Sự biến động hàm lượng proline trong quá trình gây hạn và phục hồi ở giai đoạn cây non

Trong điều kiện gây hạn nhân tạo, hàm lượng proline trong lá của các giống đậu tương khác nhau. Cụ thể:

Sau 2 ngày, giống đậu tương ĐT12 có hàm lượng proline là 3,48 µmol/g, còn giống ĐTDH.01 là 3,87 µmol/g (cao hơn 0,39 µmol/g) và tăng cao nhất trong số 3 giống thí nghiệm là giống ĐTDH.03 với hàm lượng là 5,06 µmol/g (cao hơn giống ĐT 12 là 1,58 µmol/g).

Sau 4 ngày, giống đậu tương ĐT12 có hàm lượng đạt 5,72 µmol/g còn giống ĐTDH.01 là 6,41 µmol/g (cao hơn ĐT 12 là 0,69 µmol/g) và ĐTDH.03 có hàm lượng 7,55 µmol/g (cao hơn ĐT 12 là 1,83 µmol/g).

Sau 6 ngày, giống ĐT12 có hàm lượng 6,4 µmol/g, giống ĐTDH.01 có hàm lượng 7,14 µmol/g (cao hơn ĐT 12 là 0,74 µmol/g) và giống ĐTDH.03 có hàm lượng là 8,38 µmol/g (cao hơn ĐT 12 là 1,98 µmol/g).

3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 2 N G À Y 4 N G À Y 6 N G À Y 1 N G À Y 2 N G À Y 3 N G À Y G Â Y H Ạ N P H Ụ C H Ồ I H À M L Ư Ợ N G ĐT12 ĐC ĐT12 TN ĐTDH.01 ĐC ĐTDH.01 TN ĐTDH.03 ĐC ĐTDH.03 TN

Sự khác biệt về hàm lượng proline giữa mẫu đối chứng và thí nghiệm của giống ĐTDH.03 và ĐTDH.01 cho thấy mức độ phản ứng trước điều kiện thiếu nước của 2 giống này cao hơn giống ĐT12. Như vậy, trong cùng một giai đoạn xử lý hạn, giống có khả năng chịu hạn tốt hơn sẽ có hàm lượng proline tăng nhiều hơn.

Sau 4 ngày gây hạn, chúng tôi tiến hành tưới nước cứu hạn, hàm lượng proline ở các lô thí nghiệm đã có dấu hiệu giảm. Sau 3 ngày phục hồi, hàm lượng proline trong các mẫu thí nghiệm trở lại trạng thái gần như các lô đối chứng. Sự suy giảm hàm lượng proline được thể hiện rõ nhất sau 2 ngày tưới nước trở lại ở tất cả các giống đậu tương. Cụ thể:

Ở giống ĐT12 giảm từ 5,33 µmol/g (sau 1 ngày) xuống còn 4,05 µmol/g (sau 2 ngày), ở giống ĐTDH.01 giảm từ 6,03 µmol/g (sau 1 ngày) xuống còn 5,21 µmol/g (sau 2 ngày), giống ĐTDH.03 giảm từ 7,00 µmol/g (sau 1 ngày) xuống còn 5,44 µmol/g (sau 2 ngày). Sau 3 ngày tưới nước trở lại, hàm lượng proline trong lá giảm xuống và không có sự sai khác rõ rệt giữa lô thí nghiệm và đối chứng (với mức độ tin cậy 95%).

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ashraf và Foolad (2007) [28]; Chu Hoàng Mậu và Hà Tiến Sỹ (2007) [18]. Qua đây, chúng tôi nhận thấy, ở giai đoạn phục hồi, axit amin proline đã được sử dụng cung cấp axit amin, nitơ và năng lượng sử dụng cho quá trình phục hồi của bộ máy quang hợp và cơ thể nên hàm lượng proline trong công thức gây hạn không có sự khác biệt rõ so đối chứng.

3.1.3. Sự biến động hàm lượng proline trong quá trình gây hạn ở giai đoạn cây ra hoa cây ra hoa

Hàm lượng proline của đậu tương ở giai đoạn cây ra hoa qua các giai đoạn gây hạn và phục hồi được trình bày ở bảng 3.3. Kết quả bảng 3.3 cho

thấy ở giai đoạn cây ra hoa ở trong điều kiện đủ nước đã có sự ổn định nhất định về hàm lượng proline (dao động từ 3,51 đến 3,92).

Bảng 3.3. Hàm lượng proline trong lá cây đậu tương ở giai đoạn cây ra hoa (µmol/g trọng lượng tươi)

Giống

Hàm lượng proline (µmol/g trọng lượng tươi)

Gây hạn Phục hồi

2 ngày 4 ngày 6 ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày

ĐT12 ĐC 3,51±0,22 3,62±0,11 3,76±0,20 3,81±0,12 3,92±0,18 4,12±0,22 TN 3,89±0,12 5,91±0,27 7,42±0,24 5,68±0,29 4,50±0,20 4,24±0,20 % ĐC 110,83% 163,26% 197,34% 149,09% 114,80% 102,91% ĐTDH.01 ĐC 3,53±0,22 3,83±0,05 3,92±0,21 4,04±0,12 3,93±0,14 4,00±0,24 TN 4,61±0,21 6,74±0,26 7,91±0,12 6,21±0,29 4,87±0,21 4,14±0,14 % ĐC 130,59% 175,98% 201,79% 153,7% 123,92% 103,50% ĐTDH.03 ĐC 3,65±0,16 3,72±0,19 3,90±0,12 3,85±0,27 4,10±0,15 4,00±0,17 TN 5,84±0,19 8,59±0,29 9,69±0,12 8,06±0,33 5,66±0,33 4,19±0,12 % ĐC 160,00% 230,91% 248,46% 209,35% 138,05% 104,75%

Trong điều kiện thí nghiệm, hàm lượng proline trong lá tăng rõ rệt ở các lô thí nghiệm, quy luật này diễn ra cũng giống như giai đoạn mầm và cây non, đặc biệt hàm lượng proline tăng cao sau 6 ngày xử lý hạn và tăng nhiều nhất ở giống ĐTDH.03. Cụ thể, giống ĐTDH.03 có hàm lượng proline cao nhất sau 6 ngày gây hạn đạt 9,69 µmol/g (gấp 248,46% so với đối chứng), thấp nhất là ở giống ĐT12 với hàm lượng 7,42 µmol/g (gấp 197,34% so với đối chứng).

Kết quả trên còn cho thấy, thời gian gây hạn càng dài thì hàm lượng proline càng tăng. Ở giai đoạn cây ra hoa, hàm lượng proline có trong lá cũng tăng mạnh sau 2 ngày đến 6 ngày gây hạn và đặc biệt hàm lượng proline tăng nhiều hơn so với giai đoạn cây non qua các ngày xử lý hạn. Điều này lại một lần nữa thể hiện được vai trò và ý nghĩa của proline đối với cây đậu tương nói riêng và thực vật nói chung trước điều kiện thiếu nước.

Sự biến động hàm lượng proline trong lá ở giai đoạn cây ra hoa được biểu diễn ở đồ thị 3.3.

Đồ thị 3.3. Sự biến động hàm lượng proline trong quá trình gây hạn và phục hồi ở giai đoạn ra hoa

Số liệu còn cho thấy hàm lượng proline ở các lô thí nghiệm giảm dần qua các ngày phục hồi. Tuy nhiên, sự suy giảm hàm lượng proline không xảy ra mạnh mẽ ở ngày phục hồi đầu tiên. Sự giảm hàm lượng proline được thể hiện rõ nhất sau 2 ngày tưới nước trở lại ở tất cả các giống đậu tương. Cụ thể, giống ĐT12 giảm từ 5,68 µmol/g (sau 1 ngày) xuống còn 4,5 µmol/g (sau 2 ngày). Giống ĐTDH.01 giảm từ 6,21 µmol/g (sau 1 ngày) xuống còn 4,87 µmol/g (sau 2 ngày). Giống ĐTDH.03 giảm từ 8,06 µmol/g (sau 1 ngày) xuống còn 5,66 µmol/g (sau 2 ngày). Sau 3 ngày tưới nước trở lại, hàm lượng proline trong lá giảm xuống tương đương với công thức đối chứng (với mức độ tin cậy 95%).

Thời điểm ra hoa là lúc cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh sản nên rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là chế độ nước; nhu cầu nước ở thời kỳ này rất cao. Do đó khi bị hạn ở giai đoạn này không những ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây mà còn ảnh hướng đến

3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 10.00 2 N G À Y 4 N G À Y 6 N G À Y 1 N G À Y 2 N G À Y 3 N G À Y G Â Y H Ạ N P H Ụ C H Ồ I HÀ M L ƯỢNG ĐT12 ĐC ĐT12 TN ĐTDH.01 ĐC ĐTDH.01 TN ĐTDH.03 ĐC ĐTDH.03 TN

quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành quả. Kết quả ở bảng 3.3 cũng cho thấy, ở giai đoạn cây ra hoa, sự phản ứng của các giống đậu tương trước điều kiện gây hạn mạnh mẽ hơn so với giai đoạn cây non. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyên Hữu Cường và cộng sự (2003) trên đối tượng cây lúa [4] và Đinh Thị Phòng (2001) [22].

Sự gia tăng hàm lượng proline qua các ngày trong điều kiện thiếu nước (gây hạn nhân tạo) ở thời kì ra hoa sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào, có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì khả năng hút nước của cây, giúp cây vượt qua stress nước, giảm thiểu tác hại đến việc hình thành năng suất. Điều này cũng chứng tỏ cây đậu tương đã có những phản ứng thích nghi đối với sự biến động bất lợi của môi trường.

3.1.4. Sự biến động hàm lượng proline trong quá trình gây hạn ở giai đoạn cây tạo quả cây tạo quả

Kết quả phân tích hàm lượng proline trình bày qua bảng 3.4 và đồ thị 3.4.

Bảng 3.4. Hàm lượng proline trong lá cây đậu tương ở giai đoạn cây tạo quả (µmol/g trọng lượng tươi)

Giống

Hàm lượng proline (µmol/g trọng lượng tươi)

Gây hạn Phục hồi

2 ngày 4 ngày 6 ngày 1 ngày 2 ngày 3 ngày

ĐT12 ĐC 3,55±0,23 3,63±0,09 3,67±0,20 3,70±0,19 3,76±0,11 3,80±0,17 TN 4,27±0,17 5,64±0,20 7,60±0,21 5,20±0,18 4,85±0,12 3,82±0,20 % ĐC 120,28% 155,37% 207,08% 140,59% 128,99% 100,53% ĐTDH.01 ĐC 3,64±0,14 3,62±0,18 3,83±0,12 3,78±0,16 3,81±0,12 3,72±0,15 TN 4,90±0,11 6,64±0,21 8,30±0,15 6,22±0,26 5,57±0,16 3,87±0,09 % ĐC 134,62% 183,43% 216,71% 164,47% 146,19% 104,03% ĐTDH.03 ĐC 3,85±0,11 4,00±0,16 3,98±0,12 4,05±0,14 4,12±0,11 3,98±0,25 TN 5,42±0,16 7,49±0,27 8,74±0,11 6,88±0,20 5,73±0,14 4,16±0,15 % ĐC 140,78% 187,25% 219,60% 169,78% 139,08% 104,52%

Kết quả cho thấy ở lô đối chứng hàm lượng proline tương đối ổn định trong những ngày làm thí nghiệm. Trong khi đó ở lô thí nghiệm hàm lượng proline có sự biến đổi khá mạnh trong quá trình gây hạn. Thời gian gây hạn càng lâu thì hàm lượng proline tăng càng cao, ở giai đoạn 6 ngày gây hạn hàm lượng proline tăng lên rõ rệt so với giai đoạn 2 ngày và 4 ngày gây hạn. Cụ thể, giống ĐT12 có hàm lượng proline tăng 20,28% so đối chứng (sau 2 ngày), tăng 55,37% (sau 4 ngày) và tăng 107,08% (sau 6 ngày). Giống ĐTDH.01 tăng 34,62 % sau 2 ngày, tăng 83,43% sau 4 ngày và tăng 116,71% sau 6 ngày. Giống ĐTDH.03 có hàm lượng proline tăng 40,78% sau 2 ngày hạn, tăng 87,25% sau 4 ngày và tăng 119,6% sau 6 ngày hạn. Như vậy, khi xử lý hạn ở giai đoạn cây tạo quả, hàm lượng proline trong cùng một giống có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động của một số chất có hoạt tính thẩm thấu trong cây đậu tương (glycine max (l ) merrill) chịu hạn qua các giai đoạn phát triển (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)