7. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Bối cảnh lịch sử mới
Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, tình hình quốc tế diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của nhân loại nhưng tiềm ẩn những nhân tố bất trắc, khó dự báo. Kinh tế thế giới phục hồi chậm, gặp nhiều khó khăn, thách thức. Hầu hết các nước trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới thể chế kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ để phát triển. Tình hình đó tác động sâu sắc đến nước ta trong giai đoạn phát triển mới. Tháng 1/2011, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Đại hội lần này như một mốc son lịch sử đánh dấu giai đoạn phát triển mới của đất nước, mở đường cho đất nước tiến vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI. Bước sang thập kỷ mới, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định“Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình”[24].
Bối cảnh trong nước và quốc tế đã tác động mọi mặt đến quá trình phát triển của huyện Phù Mỹ nói chung và thị trấn Bình Dương nói riêng trong giai đoạn mới. Sau 8 năm thành lập và phát triển, bộ mặt thị trấn đã thay đổi nhanh chóng, công cuộc kiến thiết xây dựng thị trấn đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế có bước tăng trưởng và phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thu, chi ngân sách đảm bảo. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư, các hoạt động giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế có nhiều tiến bộ. An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm
bảo, quốc phòng được tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng lên. Những kết quả đạt được trong giai đoạn đầu là tiền đề cơ bản, đặt cơ sở, nền móng để đưa thị trấn bước sang thời kỳ hội nhập và phát triển mới.
Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2011 - 2020 thị trấn đang đứng trước những khó khăn không nhỏ. Kinh tế phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương, việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chậm, thiếu đồng bộ. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng nhưng chất lượng có mặt còn hạn chế, thiếu tính bền vững, quy mô nhỏ lẻ, thiết bị công nghệ lạc hậu. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chậm, sản phẩm đơn điệu, năng suất, chất lượng sức cạnh tranh thấp chưa có đầu ra. Công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chưa đồng bộ. Trong khi đó thu ngân sách tuy đạt nhưng nguồn thu thiếu bền vững, nguồn thu thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu. Các trường hợp tranh chấp đất đai, lấn chiếm lòng, lề đường, xây dựng trái phép chưa xử lý dứt điểm. Tiến độ giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình trọng điểm còn nhiều bất cập chưa đáp ứng ứng yêu cầu phát triển của thị trấn. Một số công trình chưa hoàn thành, chưa nghiệm thu, nợ xây dựng cơ bản còn nhiều, tốc độ đô thị hóa không đồng đều giữa các khu vực trên địa bàn. Các dịch vụ văn hóa phát triển chậm, còn đơn điệu; một số dịch vụ hoạt động quá thời gian quy định chưa được xử lý kịp thời.
Đặc biệt, từ năm 2011 trở về sau cùng với những khó khăn nội tại của nền kinh tế, thị trấn cũng chịu sự tác động của những yếu tố bất lợi đối với huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định và cả nước nói chung. Những nhân tố thuận lợi và khó khăn đan xen lẫn nhau vừa tạo ra thời cơ và thách thức mới buộc chính quyền thị trấn phải có những tác động, điều chỉnh chính sách để tận dụng cơ hội vượt qua thách thức đưa thị trấn phát triển nhanh hơn, toàn
3.1.2. Định hướng phát triển của thị trấn Bình Dương trong giai đoạn 2011 - 2020
Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, diện mạo tỉnh Bình Định đã có nhiều thay đổi, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát triển; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của tỉnh; đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Dựa trên những thành quả đó, trong giai đoạn 2011-2020 tỉnh Bình Định đã đề ra chủ trương tập trung phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại; phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông thôn, nông dân; đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả các hoạt động thương mại - dịch vụ; tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh; phát triển hài hòa các vùng đô thị và nông thôn.
Trên cơ sở đó, trong giai đoạn 2011-2020 Đảng bộ huyện Phù Mỹ đề ra chủ trương đẩy mạnh huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh và bền vững. Coi trọng lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đây là lĩnh vực tăng trưởng nhanh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế ở địa phương, tăng cường xây dựng và chỉnh trang đô thị gắn tăng trưởng kinh tế với đảm bảo môi trường sinh thái, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí của nhân dân.
Những chủ trương định hướng đúng đắn của tỉnh và huyện là ngọn đuốc soi đường chỉ lối để Đảng bộ thị trấn Bình Dương hoạch định đường lối phát triển trong giai đoạn 2011-2020. Trên tinh thần đó, Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ III (2010) đã xác định: “Khai thác sử dụng có hiệu quả tiềm năng lợi thế; đồng thời phát huy tốt các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội với tốc độ nhanh bền vững. Tập trung phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ” [10].
Có thể thấy, trong chặng đường phát triển mới, thị trấn đã xác định trọng tâm cơ bản là tập trung phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh và bền vững. Coi trọng lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tăng cường xây dựng và chỉnh trang đô thị. Phấn đấu giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 19,65%; trong đó cơ cấu các ngành kinh tế đến năm 2020 sẽ là công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp 52%, thương mại - dịch vụ 44%, nông nghiệp 4%; thu nhập bình quân đầu người lên 55 triệu đồng[11]. Để hiện thực hóa những định hướng đó, thị trấn đã đề ra những giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực kinh tế.
Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tiếp tục khuyến khích và tạo mọi thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, chú trọng việc tìm đầu ra cho sản phẩm, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào cụm công nghiệp Bình Dương. Tiến hành sắp xếp, chuyển các cơ sở sản xuất trong các khu dân cư không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường vào cụm công nghiệp. Tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 175 tỷ đồng đến 180 tỷ đồng và đến năm 2020 là 300 tỷ đồng.
Đẩy mạnh các hoạt động thương mại - dịch vụ, khuyến khích và nâng cao chất lượng các ngành nghề dịch vụ vận tải, tín dụng. Phát triển đa dạng các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu về sản xuất và đời sống của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 165 đến 170 tỷ đồng và đến năm 2020 là 270 tỷ đồng. Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển, khuyến khích phát triển mạnh kinh tế tư nhân; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình kinh tế.
Ngoài ra, thị trấn cũng tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính bền vững. Tập trung
cơ cấu cây trồng; chuyển đổi cây trồng ít hiệu quả sang trồng rau xanh, các loại cây trồng khác có hiệu quả hơn; tiếp tục nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu, đồng thời chọn lọc, đưa các loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh chăn nuôi lai tạo đàn bò, nạc hóa đàn heo được chú trọng. Dự kiến đến năm 2015, tỷ lệ bò lai chiếm 80% và đến 2020 chiếm 90% tổng đàn; lợn lai kinh tế chiếm 98% so với tổng đàn. Chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung.
Trong giai đoạn này cùng với việc đề ra những định hướng trong phát triển kinh tế, chính quyền thị trấn cũng chú trọng việc định hình hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Trong đó tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Xây dựng mới và bê tông hóa 100% các tuyến giao thông nội thị; nâng cấp các tuyến đường liên xóm, liên thôn phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục, y tế, hoàn thành việc đặt tên đường và số nhà, đề nghị đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải tập trung.
3.2. Thúc đẩy quá tr nh đô thị hó ở thị trấn B nh Dƣơn tron i i đoạn 2011 - 2020
3.2.1. Thúc đẩy quy hoạch và mở rộng không gian đô thị
Thực hiện đề án “Điều chỉnh quy hoạch xây dựng thị trấn Bình Dương đến năm 2020” đã được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt năm 2009. Trong giai đoạn 2011 - 2020, phát triển không gian của thị trấn tập trung chủ yếu vào việc mở rộng khu vực dân cư đô thị về phía Đông và phía Nam, hoàn thiện quy hoạch dân cư nông thôn ở phía Bắc; quy hoạch các vùng kiến trúc không gian, cảnh quan môi trường. Ngoài ra, tiến hành quy hoạch mở rộng cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đúng trọng tâm trong hoạch định chiến lược đến năm 2020 tầm nhìn 2025 để đóng góp vào sự phát triển ổn định của thị trấn Bình Dương.
Để đáp ứng yêu cầu của quá trình đô thị hóa, thị trấn đã tiến hành quy hoạch các phân khu chức năng. Đối với khu dân cư, tiếp tục đầu tư xây dựng
đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư mới ở phía Nam và Đông Nam. Các khu dân cư quy hoạch mới xen kẽ với các khu công trình công cộng, thương mại - dịch vụ với quy mô 66 ha. Nhà ở dọc hai bên Quốc lộ 1A và Tỉnh lộ ĐT632 có chiều cao từ 4 đến 5 tầng đối với công trình tư nhân và 3 đến 4 tầng đối với công trình công cộng; mật độ xây dựng từ 80%, chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ (lộ giới 30m). Đối với các khu dân cư gần chợ Bình Dương mới và trung tâm thương mại khi xây dựng công trình nhà ở có chiều cao 4 đến 5 tầng, mật độ xây dựng từ 80% [35].
Đối với trục đường trung tâm thị trấn, lộ giới 30m có giải phân cách cây xanh; khi xây dựng nhà ở tư nhân chiều cao từ 2 đến 5 tầng, mật độ xây dựng từ 80%; khi xây dựng công trình công cộng phải đảm bảo khoảng cách từ 10m đến 20m so với chỉ giới xây dựng, chiều cao từ 3 đến 4 tầng; mật độ xây dựng từ 30 đến 40%. Đối với các tuyến đường khác, khi xây dựng nhà ở tư nhân chiều cao từ 2 đến 3 tầng, mật độ xây dựng từ 80 đến 90%. Riêng xây dựng nhà làm việc trong khu đất cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chiều cao xây dựng từ 1 đến 3 tầng, nhà máy xây dựng từ 1 đến 2 tầng, mật độ xây dựng từ 50% đến 60%, cây xanh tối thiểu 2%[35].
Đối với khu công trình công cộng, trước hết là khu trung tâm hành chính được quy hoạch tập trung và xen kẽ trong các khu dân cư. Khu hành chính tập trung bao gồm trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND thị trấn Bình Dương có diện tích 10.272m²; Khu sinh hoạt, nhà văn hóa diện tích 1000m²; khu cây xanh. Công trình xen kẽ khu dân cư được quy hoạch dọc Quốc lộ 1A bao gồm Trụ sở công an thị trấn diện tích 400m², Trạm y tế, Phòng khám đa khoa khu vực Bình Dương, Bưu điện, Ngân hàng...
Các công trình thương mại - dịch vụ được quy hoạch lại khoa học hơn. Theo đó, chợ cũ Bình Dương sẽ quy hoạch thành trung tâm thương mại có diện tích 22.978m²; chợ Bình Dương mới được quy hoạch ở phía Nam Trường THPT Bình Dương gồm các khu kinh doanh, buôn bán, bãi tập kết hàng hóa với tổng diện tích 15000m²; Bến xe diện tích 8.558m², trạm xăng dầu diện tích 1.752m².
Đối với các công trình giáo dục, theo quy hoạch bổ sung, trên địa bàn thị trấn sẽ hình thành hai trường mẫu giáo; một trường được xây dựng ở phía Bắc và một trường được xây dựng phía Nam thị trấn nhằm tạo điều kiện thuận cho trẻ đến trường. Mỗi trường bố trí quy mô đất đai với diện tích 12.600m². Trường Tiểu học Bình Dương được giữ nguyên tại vị trí củ với diện tích 34.320m². Trường THCS thị trấn Bình Dương có diện tích 30.000m². Trường THPT số 2 Phù Mỹ và Trường THPT Bình Dương vẫn giữ nguyên tại vị trí cũ và không điều chỉnh về quy mô đất đai5
.
Công trình trạm y tế cũ trước đây có diện tích 1.360m², vẫn giữ nguyên vị trí để phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Phòng khám đa khoa khu vực vẫn đặt tại vị trí cũ song được mở rộng diện tích lên 8.327m². Giữ nguyên hiện trạng các công trình tôn giáo, tại trung tâm thị trấn có ba ngôi chùa đang hoạt động với tổng diện tích đất quy hoạch là 9.145m² 6
.
Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã được quy hoạch với diện tích 30,17 ha, nằm ở phía Đông Tỉnh lộ ĐT 632. Trong điều chỉnh quy hoạch sẽ mở rộng về phía Đông Nam dọc Tỉnh lộ ĐT 632 với quy mô lên 75 ha để hình thành khu công nghiệp Bình Dương. Dự kiến giai đoạn một mở rộng 30 ha, sang giai đoạn 2 mở rộng thêm phần còn lại 45 ha.
Khu thể dục, thể thao và trồng cây xanh thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt theo tỷ lệ diện tích cây xanh đường phố được tính bằng 10% diện tích đường đô thị. Theo đó, thị trấn đã quy hoạch trồng cây xanh tại công viên, vườn hoa, dọc các tuyến phố và các công trình công cộng; quy hoạch khu thể thao với sân vận động diện tích 23.200m²; Nhà thi đấu đa năng diện tích 3.860m²; Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên diện tích 8.600m².
3.2.2. Chuyển biến về hạ tầng kỹ thuật
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, trong giai đoạn từ 2011 đến 2020 thị trấn đã
5Trường THPT số 2 Phù Mỹ có diện tích 32.372m². Trường THPT Bình Dương có diện tích 22.860m²
6
tập trung tối đa mọi nguồn lực, đề ra nhiều chủ trương giải pháp để phát triển