Chuyển biến về hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình phát triển của thị trấn bình dương, huyện phù mỹ, tỉnh bình định từ năm 2002 đến năm 2020 (Trang 66)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Chuyển biến về hạ tầng kỹ thuật

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, trong giai đoạn từ 2011 đến 2020 thị trấn đã

5Trường THPT số 2 Phù Mỹ có diện tích 32.372m². Trường THPT Bình Dương có diện tích 22.860m²

6

tập trung tối đa mọi nguồn lực, đề ra nhiều chủ trương giải pháp để phát triển cơ sở hạ tầng. Nhiệm vụ trước mắt của thị trấn là hoàn thiện quy hoạch về hệ thống giao thông với việc điều chỉnh mở rộng các tuyến giao thông về phía Nam. Đối với Quốc lộ 1A, đây là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng nhất đi qua trung tâm thị trấn Bình Dương, có chiều dài 2,85km, được quy hoạch lộ giới 42m, hành lang đường bộ mỗi bên 15m, lòng đường đang sử dụng là 12. Đường số 2 phía Đông trụ sở UBND thị trấn Bình Dương đi đến xã Mỹ Phong quy hoạch lộ giới 30m, với 4 làn xe, mỗi làn xe rộng 3,75m, lòng đường rộng 15m. Đường số 3 nối từ quốc lộ 1A đi vào cụng công nghiệp Bình Dương, có lộ giới 25m, với 4 làn xe, mỗi làn rộng 3,75m, lòng đường rộng 15m. Hai tuyến đường song song đi qua chợ mới Bình Dương có lộ giới 22m, khoảng cách giữa hai đường là 350m. Ngoài ra, trong khu dân cư quy hoạch các trục giao thông có lộ giới từ 10m đến 20m tùy theo từng khu vực.

Về hệ thống truyền tải điện, thị trấn đã quy hoạch trạm cấp điện trung gian 35KV với diện tích 864m². Nguồn điện cung cấp cho thị trấn được cấp từ trạm 110/35/22KV Phù Mỹ công suất là 25MVA. Đồng thời, sẽ tiến tới xây dựng 3 trạm biến áp có công suất 6.300KVA. Trong khu trung tâm thị trấn sẽ bố trí 4 trạm, mỗi trạm 22/0,4KV để cung cấp nhu cầu sử dụng điện của nhân dân và thương mại - dịch vụ, công cộng.

Về cấp nước, giữ nguyên hiện trạng nhà máy nước với diện tích 600m² ở phía Đông trường tiểu học Bình Dương. Tiến hành điều chỉnh, thiết kế lại hệ thống cung cấp nước. Theo đó, hệ thống cung cấp nước được thiết kế theo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt. Giai đoạn một là 80 lít/người/ngày đêm, tỷ lệ cấp nước ≥80% dân số. Giai đoạn hai là 100 lít/ người/ ngày đêm, tỷ lệ cấp nước ≥90% dân số. Nước cho các công trình công cộng, dịch vụ ≥10% lượng nước sinh hoạt. Nước dùng cho tưới cây rửa đường, sản xuất nhỏ, tiểu thủ công nghiệp ≥8% lượng nước sinh hoạt. Nước cung cấp tại khu công nghiệp đảm bảo tối thiểu 20m³/ha/ngày đêm cho tối thiểu 60% diện tích. Nước dự phòng rò rỉ không quá 25% tổng các loại nước trên. Nguồn nước được lấy từ

các giếng nước ở phía bắc đập Bứa, sau đó dẫn về trạm xử lý nước sạch công suất 1000m³/ ngày đêm. Theo dự kiến trong giai đoạn I được cấp 5.000m³/ngày đêm, đến giai đoạn II được cấp 10.000m³/ngày đêm.

Cùng với việc thiết kế hệ thống cấp nước, thị trấn cũng đã tiến hành quy hoạch về vệ sinh môi trường nhằm xây dựng thị trấn ngày càng văn minh hiện đại. Đối với nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh trong nhà ở, nhà công cộng phải được xử lý qua bể tự hoại, xây dựng đúng quy cách trước khi xả vào cống nước thải đô thị. Riêng nước thải tại Phòng khám đa khoa và Trạm y tế sẽ xử lý tại chỗ đạt yêu cầu vệ sinh trước khi xả vào cống thoát nước thải chung của thị trấn. Đối với cụm công nghiệp Bình Dương, nước thải được thiết kế theo một khu vực xử lý chung với các tiêu chuẩn quy định. Ngoài ra, trong mỗi một nhà máy, cơ sở sản xuất phải xây dựng hệ thống xử lý cục bộ với các bể lắng, lọc để làm sạch, đạt yêu cầu trước khi đưa đến khu xử lý của cụm công nghiệp sau đó xả vào hệ thống thoát nước chung của thị trấn. Đối với chất thải khí và tiếng ồn, các nhà máy cơ sở sản xuất phải tự lắp các thiết bị khử lọc khói bụi, khí độc và tiêu âm, giảm ồn theo quy định. Đối với rác thải sinh hoạt từ khu dân cư được phân loại và thu gom hàng ngày sau đó chuyển về khu xử lý chất thải rắn đặt tại chân núi Đèo Nhông. Ngoài ra, thị trấn đã quy hoạch nghĩa địa với diện tích 3,5ha, tiến hành di dời các ngôi mộ về nơi quy hoạch đã được phê duyệt.

Song song với việc hoàn chỉnh công tác quy hoạch, thị trấn tập trung huy động và bố trí nguồn vốn cho việc phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương. Trong đó tận dụng tối đa nguồn vốn đầu tư của cấp trên, nguồn thu ngân sách trên địa bàn thị trấn, nguồn vốn vay của các ngân hàng và nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Nhờ chủ trương đó, tốc độ gia tăng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của thị trấn không ngừng tăng lên. Tổng vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội trong thời kỳ này là 75,84 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách cấp trên là 18,84 tỷ đồng, ngân sách thị trấn là 57 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn được đầu tư xây dựng trên từng lĩnh vực là giáo dục 16,8%, giao thông -

thủy lợi 44,6%, thể dục - thể thao 5,2% và các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội khác 33,4% [11],[12]. Nhờ nguồn vốn này hàng chục công trình mới đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng.

Chuyển biến rõ nét nhất về cơ sở hạ tầng giai đoạn này chính là việc thị trấn đầu tư kinh phí, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch giải phóng mặt bằng phục vụ việc xây dựng các khu dân cư và các công trình công cộng, công trình kinh tế xã hội của địa phương. Trong giai đoạn này, cụm công nghiệp Bình Dương tiếp tục được đầu tư xây dựng, mở rộng thêm 75ha về phía Đông Nam; san lấp giải phóng mặt bằng khu dân cư phía tây chợ Bình Dương, khu dân cư thôn Dương Liễu Đông; tuyến đường số 3A, Tỉnh lộ ĐT 632 đoạn qua thôn Dương Liễu Bắc, khu công viên; giải phóng mặt bằng phần mở rộng Trường mẫu giáo, Trạm y tế, Nhà thi đấu đa năng.

Hoàn chỉnh đền bù, san lấp giải phóng mặt bằng khu vực phía nam Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ, chợ Bình Dương, công viên Dương Liễu Đông, khu dân cư phía Tây trạm y tế. Đồng thời, giai đoạn này thị trấn tiếp tục đầu tư xây dựng mới hội trường, tường rào, cổng ngõ, bê tông sân trụ sở UBND, nhà làm việc các đoàn thể; tường rào, cổng ngõ Trạm y tế, nhà quản trang, nhà thi đấu đa năng, khuôn viên Đài tưởng niệm; di dời trụ điện phía Đông chợ, hệ thống điện trường THCS thị trấn Bình Dương, truyền tải hệ thống điện ra ruộng Dương Liễu Nam. Giai đoạn này mặc dù ngân sách rất khó khăn song thị trấn tiếp tục đầu đầu tư xây dựng mới 3 phòng học, tường rào, bê tông sân trường mẫu giáo; 2 phòng học ngoại ngữ, bê tông sân trường THCS Bình Dương và một số công trình giáo dục khác. Tổng vốn đầu tư cho giáo dục là 3,1 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách thị trấn 1,2 tỷ đồng, vốn xã hội hóa giáo dục 1,9 tỷ đồng

Tiếp đó, để khắc phục khó khăn trong việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, thị trấn đã đầu tư bê tông hóa hơn 3km hệ thống kênh mương nội đồng, cho sửa chữa đập Mới và đập Bứa. Ngoài ra, thị trấn đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống giao thông, bê tông hóa các tuyến đường nội

bộ như trục đường số 1,2,3,4, 4A, 4B, 6 và 6B, 10; đường phía Tây và phía Đông Đài tưởng niệm, đường vào trạm y tế, đường nội thị phía Nam trường mẫu giáo; đường đi xã Mỹ Châu; mở rộng mặt đường Tỉnh lộ DT632, xây dựng mới cống thoát nước dọc đường Tỉnh lộ DT632, tuyến số 3, mương thoát nước tuyến số 1, phía Đông nhà thi đấu đa năng, mở rộng mặt cầu Khô.

Từ năm 2016 trở đi, công tác đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội theo hướng tăng cường chỉnh trang đô thị và đô thị hóa nông thôn tiếp tục được chính quyền quan tâm đặc biệt. Đến năm 2020, thị trấn đã đầu tư xây dựng được tổng cộng 21 công trình trọng điểm. Trong đó, tiêu biểu là việc đầu tư xây dựng các công trình giáo dục như xây dựng 08 phòng học, nhà ăn cùng tường rào khuôn viên Trường mầm non thị trấn Bình Dương; nhà ăn Trường tiểu học Bình Dương; kiên cố hóa tường rào, nhà để xe Trường THCS thị trấn Bình Dương. Tiếp đó, nhằm hoàn thiện bộ mặt đô thị, thị trấn đã cho lát gạch vỉa hè đường Nguyễn An Ninh, Đài tưởng niệm; Hoàn thiện việc xây dựng công viên thị trấn giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Tiến hành sửa chữa trụ sở làm việc, xây dựng cổng chào, bê tông xi măng sân trụ sở UBND thị trấn; sửa chữa khán đài, đổ bê tông sân nhà thi đấu đa năng; xây dựng mới trụ sở 4 khu phố Dương Liễu Đông, Dương Liễu Nam, Dương Liễu Tây, Dương Liễu Bắc.

Ngoài ra, thị trấn tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông với việc xây dựng cầu Ông Giỏi; lắp đặt hệ thống thoát nước và nâng cấp mặt đường Nguyễn Du, bê tông hóa các tuyến đường liên khu phố với tổng chiều dài 9.720m, xây dựng 3.965m kênh mương nội đồng. Đặc biệt, thị trấn đã hoàn thành 10km điện chiếu sáng nông thôn và một số công trình quan trọng khác. Những công trình này không chỉ có ý nghĩa dân sinh to lớn mà còn góp phần hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, từng bước tô điểm thêm cho không gian bộ mặt thị trấn.

Với những chủ trương đúng đắn và bước đi phù hợp, trong vòng 10 năm (2011-2020) cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thị trấn Bình Dương đã có những chuyển mình rất to lớn, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

3.3. Sự phát triển kinh tế, văn hó - xã hội củ thị trấn B nh Dƣơn tron i i đoạn 2011 - 2020

3.3.1. Phát triển kinh tế

Bước sang giai đoạn 2011-2020, nhiệm vụ trọng tâm được xác định là phát triển kinh tế, nhằm đưa thị trấn tiến nhanh hơn trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thị trấn Bình Dương lần thứ III, nhiệm kỳ 2010 - 2015 nên rõ:“Khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế; đồng thời huy động tốt các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh và bền vững. Coi trọng lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đây là lĩnh vực tăng trưởng nhanh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế ở địa phương”[10].

Trên cơ sở phương hướng chung đó, Đảng bộ thị trấn xác định chỉ tiêu cụ thể cho chặng đường 2011-2015 là phấn đấu giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm từ 20% đến 22%. Trong đó, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từ 19% đến 21%, thương mại - dịch vụ từ 22% đến 23%, nông nghiệp từ 2% đến 3%. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 51-53%; thương mại - dịch vụ chiếm 42-44%, nông nghiệp chiếm 5-6%[10]. Để phát huy tối đa tiềm năng lợi thế nhằm tạo bước phát triển đột phá về kinh tế, thị trấn đẩy nhanh việc tái cấu trúc các mô hình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Coi đây là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn phát triển mới.

Thực hiện chủ trương đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Trong những năm 2011 - 2015, Đảng ủy thị trấn Bình Dương đã chỉ đạo các cấp ủy và chính quyền trên địa bàn tập trung ưu tiên phát triển lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Đây vốn là lĩnh vực tăng trưởng nhanh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế ở địa phương và có nhiều ưu thế về vị trí, điều kiện tự nhiên, lao động, thị trường để phát triển.

Trước hết, thị trấn đã đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng và hoàn thiện việc xây dựng cụm công nghiệp Bình Dương; tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vào đầu tư tại khu công nghiệp. Đồng thời, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đến năm 2015, cụm công nghiệp Bình Dương đã được đầu tư xây dựng, mở rộng và có 09 công ty đi vào sản xuất, giải quyết việc làm tạo thu nhập ổn định cho 1.400 lao động trong và ngoài địa phương.

Đi cùng với cụm công nghiệp Bình Dương, các ngành nghề thủ công truyền thống như mộc dân dụng, xẻ gỗ gia công, hàn, gò, tiện, khắc, sản xuất nhựa tái sinh, thùng, gàu, đánh dây neo, dây thừng, đan lát... cũng có sự chuyển biến tích cực. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ được quan tâm mở rộng. Nhờ đó, sản phẩm thủ công của địa phương nhất là nghề đánh dây neo, dây thừng ngày càng uy tín trên thị trường và được nhân dân trong ngoài địa phương ưa chuộng. Với những nỗ lực đó trong 5 năm (2011 - 2015) đã tạo ra sự chuyển biến quan trọng về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hoạt động của cụm công nghiệp ngày càng hiệu quả đóng góp to lớn với sự phát triển kinh tế chung của thị trấn. Biểu hiện rõ nét nhất là giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị trấn liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước (xem Biểu đồ 1, Phụ lục 9).

Năm 2015, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị trấn đạt 123,2 tỷ đồng, tăng gấp 2,08 lần so với năm 2011. Trong giai đoạn này, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng 22,8%, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 51,43% trong cơ cấu kinh tế của thị trấn.

Bước sang những năm 2016 - 2020, để khắc phục những hạn chế của thời kỳ trước, đồng thời tạo ra những bước phát triển có tính chất đột phá, thị trấn đã đề ra một loạt các biện pháp, chính sách phát triển sản xuất công

nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xem đây là khâu đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Từ đó, huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhanh, hiệu quả và bền vững với những định hướng chủ yếu là phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phải phù hợp với các quy hoạch của huyện và của tỉnh. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phải gắn với việc thúc đẩy ngành thương mại dịch vụ, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng văn minh đô thị. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; chú trọng phát triển các ngành nghề có lợi thế cạnh tranh như cơ khí chế tạo, sửa chữa, bún, bánh, chế biến các sản phẩm từ dừa, vật liệu xây dựng chất lượng cao, gỗ gia dụng, sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, sắt xây dựng, xay xát gạo, nhựa tái sinh…Bên cạnh đó, ưu tiên thu hút những ngành nghề có hàm lượng trí tuệ cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao nhằm từng bước nâng cao chất lượng tăng trưởng. Duy trì, phát triển các nghề truyền thống, phát triển đa dạng các ngành nghề mới phù hợp với thị trường và đặc điểm của địa phương.

Để cụ thể hóa định hướng trên, giải pháp đầu tiên thị trấn đưa ra là huy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình phát triển của thị trấn bình dương, huyện phù mỹ, tỉnh bình định từ năm 2002 đến năm 2020 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)