Chủ trƣơng của Tỉnh ủy Bình Định và Huyện ủy Hoài Nhơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (2011 2018) (Trang 27 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Chủ trƣơng của Tỉnh ủy Bình Định và Huyện ủy Hoài Nhơn

1.3.1. Chủ trương của Tỉnh ủy Bình Định

Với mục tiêu Tỉnh ủy Bình Định đề ra trong thực hiện xây dựng NTM của tỉnh: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; an ninh trật tự đƣợc giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao; theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa” [48 tr. 2-3]. Thực hiện các quyết định, thông tƣ, kế hoạch của Chính phủ, Tỉnh Ủy Bình Định và Ủy ban nhân dân Bình Định đã kịp thời ban hành nhiều văn bản quan trọng, tập trung chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bình Định. Ngày 08/3/2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định số

455/QĐ-CTUBND về quy chế hoạt động, phối hợp công tác giữa Ban chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020 tỉnh Bình Định với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố để thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020. Ngày 22/8/2011, Tỉnh ủy Bình Định đã ban hành Chƣơng trình hành động số 05-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết XVIII Đảng bộ tỉnh về “Xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến 2020”. Tiếp đó, ngày 31/8/2011 tỉnh Ủy Bình Định đã ban hành Quyết định số 296-QĐ/TU về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2011-2015, và tầm nhìn đến năm 2020. Đến ngày 5/9/2011, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 441/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015. Ngày 07/11/2011, Tỉnh Ủy Bình Định tiếp tục ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU về việc triển khai thực hiện Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh về “Xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. Ngày 10/11/2016 UBND tỉnh Bình Định ban hành kế hoạch số 58/KH-UBND về truyền thông, thông tin tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020. Khi Trung ƣơng sửa đổi bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, ngày 30/5/2017 UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 1906/QĐ-UBND về việc ban hành Tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Trong quá trình triển khai thực hiện, tỉnh Bình Định đã gắn Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới với phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng,

đƣa nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, lấy xây dựng nông thôn mới làm trung tâm, đồng thời đã lồng ghép nhiều chƣơng trình liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân với nhau, bám sát với các tiêu chí của Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Theo đó, nhiều văn bản Nghị quyết, kế hoạch, chỉ thị, văn bản chỉ đạo đã đƣợc ban hành nhằm thực hiện chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng.

1.3.2. Chủ trương của Huyện ủy Hoài Nhơn

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định và Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hoài Nhơn lần thứ XVIII, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy Hoài Nhơn đã đề ra chủ trƣơng: xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định; giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo đảm; an ninh trật tự đƣợc giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao; hệ thống chính trị ở nông thôn vững mạnh. Phấn đấu trƣớc năm 2020, xây dựng huyện Hoài Nhơn đạt chuẩn nông thôn mới [82, tr. 2-3]. Sau khi Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đƣợc tổ chức triển khai thực hiện, từ các văn bản chỉ đạo của Trung ƣơng, của tỉnh về xây dựng NTM đƣợc ban hành. Huyện Hoài Nhơn đã ban hành các văn bản, tổ chức bộ máy và cán bộ thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện theo đúng quy định, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, đảm bảo việc lãnh đạo, điều hành, hƣớng dẫn chính sách xây dựng NTM đƣợc thuận lợi và hiệu quả nhất, cụ thể:

Ban hành Chƣơng trình hành động số 19/CTr-HU ngày 04/10/2011 của Huyện ủy Hoài Nhơn về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII của tỉnh và huyện về xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2015. Chƣơng trình

hành động số 16-CTr/HU ngày 26/5/2016 về xây dựng huyện Hoài Nhơn đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016 – 2020.

Để làm cơ sở ban đầu cho việc thực hiện triển khai Chƣơng trình xây dựng về NTM, BCĐXDNTM huyện Hoài Nhơn đã tiến hành tổ chức rà soát, đánh giá tình hình thực trạng nông thôn ở 15 xã so với quy định của Bộ tiêu chí về NTM. Ban hành Quyết định số 2509/QĐ-UBND ngày 11/7/2012 về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình hành động của Huyện ủy về xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, Quyết định số 8028/QĐ-UBND ngày 23/11/2016 về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình hành động của Huyện ủy về xây dựng huyện Hoài Nhơn đạt chuẩn NTM, giai đoạn 2016 - 2020.

UBND huyện ban hành Quyết định số 4505/QĐ-CTUBND ngày 16/11/2011 về việc thành lập BCĐ, Tổ công tác thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, giai đoạn 2011 – 2020 do Chủ tịch UBND huyện làm Trƣởng ban và 33 thành viên gồm lãnh đạo UBND huyện, các phòng, ban, Công an, Ban chỉ huy Quân sự, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện; Chỉ đạo 15 xã lập Đề án quy hoạch về xây dựng NTM trên địa bàn xã và xây dựng các Kế hoạch cụ thể để thực hiện từng tiêu chí chƣa đạt. Ban hành 15 Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng NTM của 15/15 xã.

BCĐ huyện trong quá trình triển khai thực hiện Chƣơng trình (nay là Văn phòng Điều phối xây dựng NTM cấp huyện), thực hiện định kỳ hằng quý tiến hành tổ chức giao ban các thành viên BCĐ, kiểm tra đánh giá tiến độ thực hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền và đề xuất BCĐ tỉnh xem xét giải quyết những nội dung vƣợt thẩm quyền của huyện; Chỉ đạo 15 xã thành lập BCĐ về xây dựng NTM xã do Bí thƣ Đảng ủy xã làm Trƣởng ban, Chủ tịch UBND xã làm Phó Ban Thƣờng trực và thành lập Ban quản lý thực hiện chƣơng trình về xây dựng NTM xã do Chủ tịch UBND xã làm Trƣởng ban; cấp thôn thành lập Ban Phát triển thôn do Trƣởng thôn làm

Trƣởng ban.Sau khi thành lập BCĐ, tổ giúp việc cấp xã và cấp huyện, văn phòng điều phối về xây dựng NTM cấp huyện, ban phát triển thôn, các thành viên của các tổ chức trên đƣợc họp và phân công nhiệm vụ cụ thể trên lĩnh vực công tác.

Tiểu kết Chƣơng 1

Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới là một quá trình đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực ở nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân. Thông qua 19 tiêu chí bao quát hầu hết các lĩnh vực cả về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trƣờng, an ninh,... sẽ dần hình thành diện mạo nông thôn mới có một nền sản xuất phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, từng bƣớc hiện đại, đời sống văn hóa phát triển theo hƣớng tiến bộ, hiện đại, dân chủ đƣợc phát huy tốt hơn, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ,... Xây dựng nông thôn mới là một chƣơng trình lớn vì nó hƣớng đến một bộ phận dân cƣ chiếm đa số trong xã hội.

Hoài Nhơn có 15 xã. Mỗi xã có vị trí địa lý khác nhau, là xã ven biển, xã đồng bằng, xã nằm ở vùng trung du; có tốc độ phát triển kinh tế khác nhau... vì vậy mỗi xã đều có những thuận lợi nhất định cho phát triển kinh tế xã ở nông thôn, tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn không nhỏ. Công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng nông thôn còn nhiều bất cập, tổ chức sản xuất còn nhiều hạn chế; giáo dục, văn hóa, y tế còn nhiều khó khăn; môi trƣờng chƣa đảm bảo,... Vì vậy việc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới sẽ khắc phục những khó khăn mà nông thôn ở Hoài Nhơn sẽ đƣa nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở Hoài Nhơn thay đổi phát triển, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc. Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Hoài Nhơn hoàn thành sẽ đƣa ngƣời nông dân ở nông thôn phát huy đƣợc hết vai trò của mình, thật sự là ngƣời làm chủ ở nông thôn trong thời đại mới.

Chƣơng 2

HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Ở HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (2011 - 2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (2011 2018) (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)