Hoạt động xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (2011 2018) (Trang 37 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Hoạt động xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội

2.2.1. Xây dựng hạ tầng giao thông, mạng lưới thủy lợi, điện

Về xây dựng hạ tầng giao thông: Xác định phát triển hạ tầng giao thông

phải đi trƣớc một bƣớc để tạo tiền đề và là động lực cho phát triển kinh tế, xã hội tại địa phƣơng, từ năm 2011, Ủy ban nhân dân huyện Hoài Nhơn chỉ đạo vận dụng linh hoạt các nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông liên xã, liên thôn, liên xóm nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại của ngƣời dân, thúc đẩy

giao thƣơng mua, bán hàng hóa và giao lƣu văn hóa giữa các địa bàn.

Cả hệ thống chính trị Hoài Nhơn vào cuộc, kết hợp huy động nội lực trong nhân dân theo phƣơng châm "Dễ làm trƣớc, khó làm sau, việc cần ít tiền làm trƣớc, việc cần nhiều tiền làm sau", với tinh thần “nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Trung ƣơng, tỉnh, huyện và ngân sách xã, ngƣời dân rất đồng tình sẵn sàng ủng hộ kinh phí, hiến đất, hiến hoa màu, tham gia ngày công … để mở rộng, bê tông hóa đƣờng giao thông.

Đặc biệt, từ ngày 18/7/2013, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định cơ chế đầu tƣ đặc thù đối với công trình thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 tỉnh Bình Định, huyện Hoài Nhơn nhanh chóng vận dụng cơ chế đầu tƣ đặc thù trong xây dựng nông thôn mới và thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng của tỉnh, tổ chức triển khai thực hiện, đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng bê tông xi măng và cứng hóa đạt chuẩn ở 15 xã.

Trong năm 2013, kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng đƣợc tăng cƣờng hỗ trợ, đầu tƣ với khối lƣợng vƣợt trội so với năm trƣớc, đặc biệt là giao thông nông thôn, cùng với sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, các xã tập trung đẩy mạnh xây dựng bê tông hóa giao thông nông thôn. Kết quả: đã thực hiện bê tông gần 54 km/15 xã, tăng gấp đôi so với năm 2012 (24,09km), trong đó có một số xã khối lƣợng thực hiện đạt khá nhƣ xã Hoài Thanh (13,2km), Tam Quan Nam, Hoài Phú (6km), Hoài Thanh Tây (5km), Hoài Tân, Hoài Hƣơng (trên 4km), … Một số xã quan tâm phát triển giao thông nội đồng phục vụ phát triển sản xuất, đƣợc nhân dân đồng tình hƣởng ứng và tham gia tích cực nhƣ xã Hoài Sơn và Hoài Châu. Đã hoàn thành xây dựng 4,33km bê tông nội đồng (xã Hoài Hƣơng 0,537km, Hoài Xuân 2,512km, Hoài Đức 1,281km), 17,3km bê tông kênh mƣơng [54, tr. 2].

Đến năm 2015, toàn huyện huy động đƣợc 162,779 tỷ đồng (trong đó: Ngân sách nhà nƣớc 116,390 tỷ đồng, chiếm 71,5%; Nhân dân đóng góp

31,533 tỷ đồng, chiếm 19,37 %, vốn huy động khác 14,856 tỷ đồng, chiếm 9,13%). Tập trung thực hiện đầu tƣ, nâng cấp gần 415,54 km đƣờng giao thông, gồm có: Nhựa hóa, bê tông hóa 32,56 km đƣờng trục xã, liên xã; bê tông 119,65 km đƣờng trục thôn, đƣờng ngõ xóm; bê tông 7,6km, cứng hóa 185km, mở rộng, cứng hóa 70,73 km đƣờng trục chính nội đồng. Có 4 xã đạt tiêu chí giao thông gồm Tam Quan Bắc, Hoài Hƣơng, Hoài Châu, Hoài Hải, Hoài Châu Bắc, Tam Quan Nam [56, tr. 3].

Ngày 25/12/2015, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND về việc ban hành Chƣơng trình bê tông hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, UBND huyện tiến hành bổ sung, bê tông hóa các tuyến đƣờng liên xã, thôn, liên xóm, đƣờng bê tông ra các cánh đồng. Bê tông mở rộng các tuyến đƣờng trọng điểm của xã của thôn. Việc bê tông hóa nông thôn thực hiện theo cơ chế là cấp tỉnh hỗ trợ 100% xi măng, ống cống sử dụng vào công trình và chi phí vận chuyển xi măng, ống cống đến xã, hỗ trợ kinh phí phục vụ công tác quản lý, huyện hỗ trợ không quá 15% giá trị thực công trình, cấp xã và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác: bao gồm ngân sách cấp xã, huy động đóng góp của các doanh nghiệp, nhà tài trợ, đóng góp của ngƣời dân.

Giữa năm 2016, Ban chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Hoài Nhơn tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Huyện Hoài Nhơn chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2016 - 2020 và ký kết giao ƣớc thi đua giữa các xã trên địa bàn huyện. Hƣởng ứng phong trào, 15/15 xã tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “chung sức xây dựng nông thôn mới” và ký kết giao ƣớc thi đua giữa các thôn trong xã. Phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới đƣợc tổ chức lan tỏa từ huyện đến các xã. Nhận thức của các ngành, các cấp, nhân dân về xây dựng nông thôn mới đƣợc nâng lên. Thông qua tuyên truyền, đông đảo nhân dân tích cực tham gia hƣởng ứng các phong trào nhƣ: “Toàn dân chung

tay xây dựng nông thôn mới”, Phụ nữ thi đua thực hiện phong trào “5 không, 3 sạch”, “đoạn đƣờng tự quản”,... Nhiều công trình đƣợc nhân dân đầu tƣ xây dựng bằng nguồn kinh phí đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp.

Cuối năm 2017, đƣờng trục xã, liên xã đƣợc bê tông xi măng, nhựa hóa 187,58/187,58km, đạt 100% kế hoạch. Đƣờng trục thôn đƣợc bê tông xi măng 319,51/332,02 km, chiếm 96% tổng số km đƣờng trục thôn; đƣờng xóm đƣợc bê tông cứng hóa 274,41/275,13km, chiếm 98% tổng số km đƣờng xóm. Đƣờng trục chính nội đồng đƣợc mở rộng, cứng hóa 158,84/185,98km, đạt 85% tổng số km đƣờng nội đồng. Có 14/15 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông. Xã còn lại chƣa đạt là Hoài Mỹ (đăng ký đạt năm 2018) [58, tr. 4].

Hoài Châu Bắc là xã đi đầu trong thực hiện bê tông hóa giao thông nông thôn. Xã tập trung huy động nguồn vốn từ các nguồn khác nhau, vốn từ chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của xã, của cấp trên, nguồn vốn từ nhân dân. Công tác tuyên truyền đƣợc thực hiện tốt, nên nhân dân đã tự nguyện hiến đất, ngày công lao động, góp vốn trong xây dựng. Năm 2012, xã Hoài Châu Bắc thực hiện bê tông hóa và nhựa hóa đƣờng liên xã với 17,4km, đạt chuẩn Bộ Giao thông Vận tải; năm 2013, bê tông hóa 13,5km đƣờng trục liên thôn; đến năm 2014 bê tông hóa và cứng hóa 36km đƣờng thôn, xóm, đƣờng ngõ xóm sạch đẹp. Mùa mƣa không còn lầy lội, đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hóa cơ bản. Nhân dân tự nguyện hiến đất mở 28,4km2

đƣờng (trong đó: đất vƣờn 987m2, đất ở 36,8m2, đất màu 289m2), đồng thời hiến đất lúa để xây dựng đƣờng giao thông nội đồng khoảng 19.847m2

. Cuối năm 2018, xã Hoài Châu Bắc hoàn thành bê tông và cứng hóa chuẩn theo quy định đạt 100%. [65, tr. 8 - 9]

Đến năm 2018, giao thông huyện Hoài Nhơn hoàn thành xây dựng đồng bộ, tất cả 15/15 xã đều đạt tiêu chí về giao thông. Đƣờng làng, ngõ xóm, liên thôn, liên xã sạch đẹp, đƣợc bê tông hóa hoặc nhựa hóa. Đƣờng trục thôn và đƣờng liên thôn đƣợc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận

tiện. Đƣờng trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm thực hiện bê tông và cứng hóa. Đƣờng trục xã có cây bóng mát trồng tự nhiên đƣợc chăm sóc và cây trồng cảnh quan theo quy hoạch, trên 50% tổng số km đƣờng trục xã, liên xã có cây xanh bóng mát, rào và chăm sóc cẩn thận.

Về hoạt động xây dựng mạng lưới thủy lợi: Hệ thống thuỷ lợi đƣợc đầu

tƣ cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới là cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đây là một tiêu chí khó bởi yêu cầu đầu tƣ lớn, liên quan đến các vấn đề dân sinh, kinh tế. Huyện Hoài Nhơn nằm trên vùng hạ lƣu của sông Lại giang, nhiều xã giáp với bờ biển, có nhiều hồ, đập (Hồ Mỹ Bình, Hố Giang, Cây Khế, Ông Trĩ, đập ông Khéo, Bà Biên, Ngã Ba…), nuôi trồng thủy, hải sản và sản xuất nông nghiệp là những ngành kinh tế quan trọng, vì vậy công tác thủy lợi đóng vai trò rất quan trọng. Trƣớc khi bƣớc vào thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, toàn huyện có 64,37 km/607,2 km kênh mƣơng đƣợc kiên cố bê tông hóa, nhiều công trình thủy lợi xây dựng từ lâu đã xuống cấp; một số trạm bơm điện đã vận hành phục vụ sản xuất trên 20 năm nên thiết bị, máy móc đã hƣ hỏng, hiệu suất bơm thấp; nhiều cống đƣợc xây dựng từ rất nhiều năm trƣớc, qua thời gian dài sử dụng đã hƣ hỏng, xuống cấp, cống ngắn so với mặt cắt đê. Một số cửa cống, các kênh tƣới, tiêu bị bồi lấp nhiều trong khi việc nạo vét còn hạn chế khiến năng lực phục vụ của hệ thống còn thấp so với yêu cầu...

Trƣớc tình hình đó, chính quyền địa phƣơng chỉ đạo, hƣớng dẫn, đôn đốc các xã thực hiện các nội dung của tiêu chí thủy lợi theo kế hoạch. Ngày 16/8/2013 UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 29/2013/QĐ- UBND về việc ban hành chính sách kiên cố hóa kênh mƣơng, kênh mƣơng nội đồng giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Hoài Nhơn kịp thời triển khai thực hiện nhiều biện pháp trong công tác thủy lợi. Phát động

chiến dịch làm thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, kêu gọi các Công ty xây dựng, công ty Khai thác công trình thủy lợi hỗ trợ 50% kinh phí cải tạo, kiên cố hóa hệ thống kênh cấp III phục vụ sản xuất quy mô cánh đồng mẫu lớn, ban hành quy trình vận hành và phƣơng án bảo vệ đối với các hệ thống công trình thủy lợi, giao đơn vị Xí nghiệp Thủy lợi phối hợp với các phòng, ban và các tích cực chỉ đạo, hƣớng dẫn, đôn đốc các địa phƣơng thực hiện tiêu chí về thủy lợi.

Trong năm 2013, triển khai thực hiện đƣợc 17,3km bê tông kênh mƣơng của 15 xã trong toàn huyện, trong đó vốn hỗ trợ trực tiếp Chƣơng trình xây dựng 2,4km, vốn lồng ghép các chƣơng trình khác 14,9km [54, tr. 4]. Đến năm 2014, Các công trình đầu tƣ nâng cấp sửa chửa hồ, đập để nâng cao năng lực phục vụ tƣới và đảm bảo an toàn hồ đập đƣợc đẩy mạnh. Hệ thống kè dọc sông, biển đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng kiên cố tại Bồng Sơn, Hoài Xuân, Hoài Đức, Hoài Mỹ, Hoài Hƣơng, Tam Quan Bắc và Tam Quan Nam, nâng cao năng lực bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân, bảo vệ diện tích đất bị xâm thực, sạt lở hàng năm.

Trong 4 năm (2011-2014) toàn huyện đã huy động đƣợc 61,313 tỷ đồng (trong đó: Ngân sách nhà nước 41,439, tỷ đồng, chiếm 74,11%, nhân dân đóng

góp 16,074 tỷ đồng,chiếm 25,8 %) để thực hiện kiên cố hóa 56,88 km kênh

mƣơng, nâng tổng số diện tích cây trồng đƣợc tƣới 5.690,6ha. Hàng năm diện tích địa phƣơng phục vụ tƣới đƣợc cấp bù thủy lợi phí trên 11.000ha, kinh phí 11 tỷ đồng/năm. Cuối năm 2014, 5/15 xã đã đạt tiêu chí về thủy lợi, gồm: Hoài Hƣơng, Tam Quan Bắc, Hoài Tân, Hoài Hải, Hoài Châu [55, tr. 5-6]. Cuối năm 2015, hoàn thành xây dựng tu bổ, sửa chữa, nâng cấp 3 hồ chứa nƣớc (cây Khế, Hố Giang, Mỹ Bình), 10 đập dâng. Thực hiện kiên cố hóa kênh mƣơng trên 77,8km, nâng tổng số km kênh mƣơng đƣợc kiên cố hóa là 141,65km, chiếm 57,93% tổng số km kênh mƣơng cần kiên cố hóa, đạt 116% kế hoạch. Có 9/15 xã đạt tiêu chí số 3 về thủy lợi, kinh phí đầu tƣ trên 81,2 tỷ đồng [59, tr. 4-5].

Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện tiến hành tổ chức tổng kết triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trong đó đánh giá cụ thể thực trạng các công trình thủy lợi, các công trình phòng chống thiên tai, đồng thời xây dựng phƣơng án bảo vệ, đảm bảo an toàn cho các công trình theo đúng hƣớng dẫn của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Các xã thực hiện đầy đủ những nội dung về đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ, với các biện pháp phù hợp; thành lập và kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đúng theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ, triển khai công tác và phân công cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận và các thành viên ban chỉ huy phù hợp với điều kiện của từng thôn. Thƣờng xuyên củng cố và duy trì hoạt động các đội xung kích phòng, chống thiên tai nòng cốt là lực lƣợng dân quân tự vệ và lực lƣợng dân quân tại chỗ đáp ứng yêu cầu ứng phó giờ đầu khi có thiên tai xảy ra. UBND huyện tổ chức sơ kết đánh giá công tác phòng chống thiên tai và triển khai nhiệm vụ theo đúng quy định. Tiến hành tuyên truyền bằng nhiều hình thích đến tận ngƣời dân. Công tác tuyên truyền kế hoạch phòng chống thiên tai đã đƣợc chính quyền các xã tổ chức lồng ghép các cuộc họp dân của các thôn triển khai phổ biến và nhất là tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh của xã.

Ngày 25/12/2015, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND về việc ban hành chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mƣơng, kênh mƣơng nội đồng giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh. Huyện Hoài Nhơn tiếp tục rà soát quy hoạch và đẩy mạnh xây dựng, tu sửa mạng lƣới thủy lợi... Phần lớn hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện đã đƣợc hƣởng một số cơ chế, chính sách về hỗ trợ đầu tƣ xây dựng các công trình thuỷ lợi và kiên cố hoá kênh mƣơng. Những công trình thuỷ lợi trọng yếu đã đƣợc tập trung xây dựng, sửa chữa, xây mới. Phát động sâu rộng chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi để cải thiện, tăng năng lực hệ thống thủy lợi nội đồng.

Hoài Tân là một trong những xã thực hiện rất tốt về tiêu chí thủy lợi. Ngay từ rất sớm, chính quyền xã tiến hành khảo sát tất cả các tuyến kênh mƣơng trong toàn xã, phân tích thực trạng của các kênh mƣơng nội đồng, nhất là hệ thống kênh tƣới tiêu ở các cánh đồng thƣờng xuyên bị khô hạn vào mùa khô và thoát lũ không hiệu quả trong mùa mƣa lũ. Lên kế hoạch cụ thể cho việc cứng hóa bê tông kênh mƣơng theo từng giai đoạn. Để thực hiện tốt nội dung này, xã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới, tiến hành thi công, giám sát công trình đúng quy định. Đến năm 2016 là 13,34km, đến năm 2017 là 14,3km [73, tr.8].

Đến năm 2017, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện trên 15.000 ha, số diện tích đƣợc tƣới và tiêu nƣớc chủ động trên 14.000 ha, đạt 93%. Đã tiến hành xây dựng, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nƣớc, các trạm bơm, đập dâng. Thực hiện kiên cố hóa 156,15/2.016,37km kênh mƣơng. Toàn huyện có 670,2 km kênh mƣơng. Hệ thống các công trình thủy lợi do Xí nghiệp Thủy lợi 1 kênh mƣơng đã đƣợc kiên cố 76,06km/96,34km, đạt 78,95%. Các công trình do địa phƣơng quản lý vận hành, phục vụ tƣới cho 3.957,9ha, hệ thống kênh mƣơng đã đƣợc kiên cố 274,63km/573,86km đạt 47,85%, đảm bảo phục vụ tƣới cho diện tích gieo trồng của huyện. Hệ thống các công trình thủy lợi nhƣ đê, đập, hồ, kênh mƣơng, trạm bơm trên địa bàn cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết nƣớc lũ, hạn chế thiệt hại vùng hạ lƣu, đảm bảo phục vụ tƣới-tiêu nƣớc, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Cuối năm 2017, 15/15 xã trong huyện đạt tiêu chí số 3 về thủy lợi [61, tr. 12 - 13].

Trong lĩnh vực điện nông thôn: Trƣớc khi triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, điện nông thôn trên địa bàn huyện do Công ty Điện lực Bình Định quản lý kinh doanh và bán điện. Trong đó, chi nhánh điện Bồng Sơn trực tiếp quản lý kinh doanh và bán điện tại 15 xã, thị trấn còn 02 xã hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện hoài nhơn, tỉnh bình định (2011 2018) (Trang 37 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)