7. Kết cấu của luận văn
3.2. Tác động của quá trình xây dựng nông thôn mới đối với phát triển
triển kinh tế, xã hội ở huyện Hoài Nhơn
3.2.1. Tích cực
Qua 08 năm triển khai thực hiện chính sách xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện Hoài Nhơn có nhiều chuyển biến tích cực, tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội ở huyện Hoài Nhơn.
Kinh tế nông thôn liên tục tăng trưởng và chuyển mạnh theo hướng công nghiệp – dịch vụ, ngành nông nghiệp đang chuyển đổi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và từng bước thu hẹp khoảng cách với đô thị. Các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp tiếp tục phát triển, nhiều làng nghề truyền thống đƣợc khôi phục và phát triển góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Kinh tế nông thôn phát triển theo hƣớng tăng giá trị công nghiệp chế biến nông sản, dịch vụ và ngành nghề. Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục đƣợc đổi mới. Công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn đã có những thay đổi tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn tăng trƣởng khá. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt nhiều kết quả quan trọng, quy mô và trình độ sản xuất
đƣợc nâng cao; chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá theo hƣớng phát huy lợi thế của mỗi địa phƣơng.Cùng với quá trình quy hoạch lại đồng ruộng, các địa phƣơng cũng đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa, đào đắp giao thông, thuỷ lợi nội đồng theo tiêu chuẩn NTM. Các địa phƣơng cũng thuận lợi trong việc dồn gọn quỹ đất công, hình thành cánh đồng lớn để sản xuất hàng hoá tập trung cũng nhƣ quy hoạch các vùng chăn nuôi xa khu dân cƣ.
Trong các năm qua, kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, chú trọng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững đã góp phần nâng cao thu nhập bình quân khu vực nông thôn. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2010 từ 8 đến 10 triệu đồng/ngƣời/năm, có 2 xã đạt tiêu chí gồm Hoài Hƣơng, Tam Quan Bắc; tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 bình quân chung của các xã từ 15 đến 16%. Năm 2015, thu nhập bình quân đạt trên 24,5 triệu đồng/ngƣời/năm, có 12/15 xã đạt tiêu chí số 10 về thu nhập; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6 đến 8%, có 5/15 xã đạt tiêu chí số 11 về tỷ lệ hộ nghèo, 15/15 xã đạt tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất. Đến năm 2018, thu nhập bình quân chung đầu ngƣời toàn huyện đạt 51,1triệu đồng/ngƣời/năm. Trong đó, khu vực thành thị 65,1triệu đồng/ngƣời/năm, khu vực nông thôn đạt 48,8triệu đồng/ngƣời/năm [61, tr. 18]. Tỷ lệ hộ nghèo là 2,61% (toàn huyện có 2.311 hộ nghèo/51.852 hộ, trong đó số hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là 982 hộ).
Công tác phát triển giáo dục ở nông thôn tiếp tục đạt những kết quả cao
trong phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và giải quyết việc làm cho lao động qua đào tạo. Hệ thống giáo dục ở nông thôn tiếp tục phát triển. Chƣơng trình phổ cập giáo dục trung học đạt kết quả tốt, chất lƣợng giáo dục ngày càng tăng lên, phổ cập mầm non và xoá mù chữ đạt bền vững. Chất lƣợng giáo dục của huyện luôn đứng vị trí tóp đầu của tỉnh.
Y tế cơ sở ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn. Dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu
của dân cƣ nông thôn đƣợc tăng cƣờng. Từng bƣớc khôi phục, củng cố và phát triển đƣợc mạng lƣới y tế cơ sở. Thống nhất mô hình trung tâm y tế huyện đa chức năng (thực hiện cả chức năng dự phòng và khám chữa bệnh), trạm y tế thuộc trung tâm y tế huyện đảm bảo hoạt động hiệu quả. Toàn huyện hiện có 17 trạm y tế, 01 Trung tâm y tế tuyến huyện, 01 Bệnh viện Đa khoa khu vực. Tất cả đều đƣợc đầu tƣ xây dựng, nâng cấp và trang bị vật tƣ y tế, phƣơng tiện khám chữa bệnh hiện đại. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế tăng ổn định và bền vững qua các năm và luôn vƣợt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
Chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng NTM đƣợc triển khai hiệu quả đã tạo dựng đƣợc môi trƣờng văn hóa lành mạnh, đa màu sắc trong đời sống văn hóa, tinh thần của ngƣời dân nông thôn. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao quần chúng trong các khu dân cƣ đƣợc đẩy mạnh và ngày càng sôi động. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đã góp phần thiết thực vào xây dựng đời sống văn hóa, là động lực quan trọng để xây dựng NTM, đó là tài sản vô giá góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Những phong trào “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Gia đình văn hóa”… phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Cả nƣớc chung sức xây dựng nông thôn mới” đã tạo ra một cuộc sống tinh thần mang tính cộng đồng cao... Khi NTM đƣợc triển khai hiệu quả, đã tạo dựng đƣợc môi trƣờng văn hóa lành mạnh, đa màu sắc trong đời sống văn hóa, tinh thần của ngƣời dân nông thôn, góp phần gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc; nhiều lễ hội truyền thống lành mạnh đƣợc phục hồi, phát triển và hình thành mới nhƣ Lễ hội
đua ghe; Lễ hội Nghinh Ông; Lễ hội bài chòi... góp phần gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của quê hƣơng, dân tộc. Các di tích lịch sử văn hóa đƣợc tôn tạo và phát huy, tệ nạn xã hội đƣợc kiểm soát và đẩy lùi, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ngày càng phát triển.
Vệ sinh môi trường nông thôn ngày càng được khắc phục,xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề. Công tác bảo vệ môi trƣờng nông
thôn đã có bƣớc đột phá lớn, nhất là vấn đề xử lý rác thải khu dân cƣ và cải tạo cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp. Nhiều địa phƣơng đã ƣu tiên bố trí nguồn lực cũng nhƣ tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt xử lý ô nhiễm môi trƣờng và cải tạo cảnh quan nông thôn. Công tác thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đƣợc ngƣời dân quan tâm thực hiện (có 100% số xã có nhà lƣu chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật). Công tác bảo vệ môi trƣờng làng nghề đã đƣợc quan tâm, ô nhiễm môi trƣờng làng nghề từng bƣớc đƣợc khắc phục. Nhiều địa phƣơng đã chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng “phƣơng án bảo vệ môi trƣờng làng nghề” (theo quy định của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Ch nh phủ). Công tác xây dựng cảnh quan, thực hiện vệ sinh môi trƣờng có sự chuyển biến vƣợt bậc, tiêu biểu cho thành quả xây dựng NTM. Những phong trào nhƣ“Sạch làng, đẹp ruộng”, “Thắp sáng làng quê”… đang dần dần nâng cao ý thức của cƣ dân nông thôn về giữ gìn môi trƣờng sinh thái và môi trƣờng xã hội... đã có tất nhiều tuyến đƣờng hoa đƣợc hình thành góp phần tạo nên một diện mạo mới ở làng quê nông thôn.
Hệ thống ch nh trị và quốc phòng-an ninh ngày càng được củng cố, tăng cường. Các địa phƣơng đã chú trọng đến nâng cao chất lƣợng, phát huy vai trò
của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng NTM; cải thiện và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cƣờng khả năng tiếp cận pháp luật cho ngƣời dân. Hệ thống chính trị ở cấp xã và các khu dân cƣ thƣờng xuyên đƣợc củng cố, kiện toàn. Nhiều tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn đã thực sự đóng vai trò là hạt nhân trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng NTM. Thông qua những hoạt động thực tiễn, đội ngũ cán bộ xã đã có bƣớc trƣởng thành nhanh, năng lực, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng vận động quần chúng đƣợc nâng lên. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc khu vực nông thôn đƣợc đẩy mạnh, có bƣớc phát triển mới, khơi dậy
sức mạnh của nhân dân trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội.
3.2.2. Hạn chế
Xây dựng nông thôn mới là một chƣơng trình mang tầm vĩ mô, có tác động đến nhiều khía cạnh trong đời sống xã hội. Bên cạnh những tác động tích cực, Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hoài Nhơn cũng gặp phải những hạn chế.
Trong quá trình triển khai công việc, nhiều hạn mục công việc của các xã đã phát sinh nhiều mâu thuẫn, có sự không khớp, không thống nhất giữa động cơ và hiệu quả, giữa nhận thức và hành động, giữa mục tiêu và phƣơng thức thực hiện.Đối với ngƣời nông dân, tình trạng „đƣợc mùa mất giá, đƣợc giá mất mùa”, “làm thì dễ, bán thì khó”, đầu ra vẫn chƣa ổn định cho nông dân.
Quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ít nhiều có sự mâu thuẫn giữa chủ thể của Nhà nƣớc và các lực lƣợng xã hội với chủ thể của nông dân. Nhà nƣớc và các lực lƣợng xã hội đóng vai trò hoạch định chính sách, đầu tƣ, lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện. Trong khi đó nông dân đóng vai trò chủ thể tham gia thực hiện và hƣởng thụ thành quả đó. Tuy nhiên trong thực tiễn, nhiều xã có sự mẫu thuẫn giữa hai chủ thể này. Ví dụ, các công trình văn hóa thể thao của thôn có chủ thể là của Nhà nƣớc, nhƣng nhân dân là ngƣời hƣởng thụ. Khi các xã tiến hành triển khai nâng cấp, xây dựng thì hầu nhƣ nhân dân đứng ngoài cuộc hoặc chỉ tham gia ở mức thấp nhất.
Sự mất cân bằng giữa các địa phƣơng trong huyện xuất hiện. Một số lãnh đạo cán bộ xã xem xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ „nội bộ” của xã nên ít nhiều không có sự liên kết, học hỏi, tham khảo giữa các xã với nhau.
Nhiều địa phƣơng còn lơ là, xem nhẹ công tác tuyên truyền, giúp ngƣời dân hiểu biết về vai trò, ý nghĩa, mục đích, quyền lợi, nghĩa vụ của mình về xây dựng nông thôn mới. Nhiều xã còn mang nặng tính hình thức, chạy theo phong trào, làm cho diện mạo bên ngoài đẹp nhƣ cổng chào, bảng hiệu,... tuy nhiên xét về chiều sâu vẫn còn những hạn chế nhất định.
Một số công trình giao thông, thủy lợi chịu ảnh hƣởng của sự biến đổi khí hậu nên phải xây dựng lại hoặc sửa chữa đã tác động không nhỏ đến môi trƣờng, đời sống nhân dân.
Quá trình đô thị hóa nông thôn diễn ra nhanh, nông thôn ở huyện Hoài Nhơn ít nhiều chịu ảnh hƣởng của lối sống thành thị; một số tệ nạn xã hội xuất hiện, an ninh trật tự xã hội, an toàn giao thông đặt ra nhiều vấn đề cần phải tăng cƣờng đảm bảo.
Do tác động của quá trình đô thị hóa, một số ngành nghề truyền thống có nguy cơ mai một; một số nét đẹp văn hóa, loại hình nghệ thuật,... có nguy cơ mai một, môi trƣờng đang đặt ra nhiều vấn đề giải quyết,...