3. Các yếu tố liên quan
4.2. Thực trạng trầm cảm
4.2.1. Tỷ lệ trầm cảm
Thực trạng về trầm cảm được đánh giá dựa trên số điểm người bệnh đạt được khi tự đánh giá theo bảng câu hỏi (phụ lục 1). Để đánh giá trầm cảm chúng tôi xây dựng bảng câu hỏi dựa trên bảng câu hỏi Beck Depression Inventory. BDI là bảng câu hỏi gồm 21 mục, mỗi mục gồm 4 câu hỏi được tính điểm từ 0- 3. Tổng điểm từ 0- 63 điểm:Từ 1- 10 điểm là bình thường, từ 11- 16 điểm có rối loạn nhẹ, từ 17- 20 điểm là bắt đầu có biểu hiện lâm sàng của trầm cảm, từ 21- 30 trầm cảm ở mức độ trung bình, từ 31- 40 trầm cảm nặng, từ 41- 63 trầm cảm rất nặng.
Qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ trầm cảm của chúng tôi là 87.6% tương đương với kết quả của Trần Trí và Lê Việt Thắng khảo sát tại bệnh viện 103 năm 2011 là 89.3% [6]. Kết quả này có thể giải thích do nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu của Trần Trí và Lê Việt Thắng có đặc điểm về đối tượng nghiên cứu,
48
địa điểm nghiên cứu, điều kiện kinh tế- xã hội và văn hóa ở khu vực nghiên cứu gần như tương đương nhau.
Tuy nhiên kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu tại Đài Loan- của Chen và cộng sự (2010) là 58.5%, của Kao và cộng sự (2009) là 60.5% [11]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các nước khác vì trầm cảm do các bệnh mạn tính do nhiều nguyên nhân gây nên. Bên cạnh đó Việt Nam là nước đang phát triển, sự nhận thức về bệnh tật cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh mạn tính còn hạn chế ở Việt Nam, hơn nữa thu nhập bình quân đầu người thấp hơn, phúc lợi xã hội cũng thấp hơn các nước phát triển do vậy, việc đầu tư vào chăm sóc sức khỏe của cá nhân người bệnh còn hạn chế, khả năng chi trả cho dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe thấp hơn ở các nước đang phát triển. Chính vì vậy tỉ lệ trầm cảm của chúng tôi cao hơn các nước trên thế giới.
4.2.2. Mức độ trầm cảm
Từ biểu đồ 3.3 chỉ ra kết quả nghiên cứu của chúng tôi về mức độ trầm cảm như sau: Đối tượng nghiên cứu bị trầm cảm nhẹ chiếm tỉ lệ 24,1%, trầm cảm vừa chiếm tỉ lệ cao nhất là 51.2%, trầm cảm nặng chiếm tỉ lệ 20.4%, trầm cảm rất nặng chiếm tỉ lệ thấp nhất là 4.3%. Kết quả này gần tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Trí và Lê Việt Thắng- người bệnh bị trầm cảm nhẹ chiếm tỉ lệ 29.29%. Người bệnh bị trầm cảm vừa chiếm tỉ lệ là 51.52%. Người bệnh bị trầm cảm nặng chiếm tỉ lệ 17,17%. Người bệnh bị trầm cảm rất nặng chiếm tỉ lệ là 2.02%. Hai nghiên cứu này có điểm chung là tỉ lệ trầm cảm vừa chiếm tỉ lệ cao nhất. Tuy nhiên kết quả này có sự khác biệt với nghiên cứu của Makara-Studzińska và Koślak (2011) tại Ba Lan có 54,85% trầm cảm mức độ nhẹ và 28,64% trầm cảm ở mức độ trung bình[18]. Kết quả này có thể lý giải do việc phát hiện và điều trị các rối loạn có ảnh hưởng đến tình trạng và mức độ trầm cảm của người bệnh suy thận mạn có lọc máu chu kỳ cũng không thực sự đạt kết quả tốt như mong muốn, do vậy mức độ trầm cảm nặng hơn.
49
4.2.3. Phân bố mức độ trầm cảm theo tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thời gian lọc máu
Đối tượng nghiên cứu ở hầu hết các mức độ trầm cảm phân bố nhiều nhất ở độ tuổi từ 30-60 tuổi, có trình độ học vấn là THPT và phân bố đều ở 2 giới. Tuy nhiên ở mức độ trầm cảm nặng thì tỉ lệ nữ giới cao hơn nam giới. Điều này có thể giải thích do nữ giới chịu tác động về tâm lý mạnh hơn nam giới và do truyền thống của người Việt Nam về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, xã hội.
Đối tượng nghiên cứu có tỉ lệ mức độ trầm cảm khác nhau ở các ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên với người bệnh không có thu nhập, sống phụ thuộc và nghỉ hưu có tỉ lệ trầm cảm ở các mức độ cao hơn các đối tượng ở các ngành nghề khác.
Người bệnh lọc máu < 3 tháng mắc trầm cảm nặng cao hơn người bệnh lọc máu > 3 tháng. Điều này có thể do người bệnh mới lọc máu chưa tìm hiểu được về lọc máu, họ chỉ cho rằng lọc máu là đến giai đoạn sắp tử vong, không có khả năng sống và lao động như những người bình thường, họ mặc cảm với những người xung quanh, sống khép kín nên gây ra tỉ lệ và mức độ trầm cảm cao hơn. Những người bệnh lọc máu trong thời gian dài hơn, họ thích nghi và chấp nhận tình trạng hiện tại, họ biết cách làm cân bằng cuộc sống bằng các việc nhẹ nhàng như tham gia câu lạc bộ dành cho ngươì suy thận mạn có lọc máu, tham gia tình nguyện giúp đỡ những người có cùng hoàn cảnh nhưng khó khăn hơn, họ mở rộng mối quan hệ xã hội… nên tỉ lệ và mức độ trầm cảm thấp hơn.
Những kết quả này của chúng tôi tương đương với các kết quả nghiên cứu của nước ngoài, tuy nhiên các nghiên cứu trong nước chưa đề cập đến vấn đề này nên chúng tôi không so sánh và làm rõ hơn được.
4.2.4. Phân bố mức độ trầm cảm theo mức độ hỗ trợ xã hội, mức độ đau và mức độ mất ngủ
Để đánh giá mức độ hỗ trợ xã hội chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi dựa trên thang điểm của Zimet, Dahlem, Zimet & Farley, 1988. Bảng câu hỏi gồm 12 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 7 sự lựa chọn: Khoanh "1"- rất không đồng ý, "2"- không đồng ý, "3"- hơi không đồng ý, "4"- không có ý kiến gì, "5" - hơi đồng ý, "6" - đồng ý,
50
"7" - rất đồng ý. Tổng điểm từ 12- 84 điểm. Tổng điểm càng cao thì mức hỗ trợ của gia đình, xã hội càng cao và ngược lại.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức độ hỗ trợ xã hội trên người bệnh suy thận mạn có lọc máu chu kỳ có tổng điểm hỗ trợ xã hội thấp nhất đạt 23 điểm, cao nhất đạt 84 điểm, điểm trung bình 52.6±13.1. Kết quả này cho thấy sự hỗ trợ xã hội đối với nhóm người bệnh nghiên cứu đạt mức trung bình và tương đương với kết quả nghiên cứu của Chen và cộng sự năm 2011 tại Australia.
Để đánh giá mức độ đau chúng tôi sử dụng thang đo Visual Analog Scale- VAS gồm 10 điểm. 0 điểm- không đau, 1- 3 điểm: đau nhẹ, 4-6 điểm: đau vừa, 7- 9 điểm: đau nặng, 10 điểm- đau rất nặng.
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng người bệnh bị đau nhẹ chiếm tỉ lệ cao nhất 49.4% và chiếm tỉ lệ cao ở hầu hết ở các mức độ trầm cảm. Riêng đối với người bệnh bị trầm cảm rất nặng mức độ đau vừa chiếm tỉ lệ cao nhất là 57.1%. Điều này có thể giải thích rằng, những người bệnh bị trầm cảm rất nặng thì bị đau nhiều do các bệnh hoặc các biến chứng của bệnh kèm theo như lupus ban đỏ, goute, hoại tử chi do đái tháo đường tuýp 2, tràn dịch màng phổi…Đau về thực thể làm cho người bệnh hạn chế trong di chuyển, vận động, làm việc do vậy hạn chế trong giao tiếp, tăng sự mặc cảm và tự ti nên mức độ trầm cảm càng nghiêm trọng hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Gerogianni và Babatsikou (2014) tại Hy Lạp chỉ ra rằng, 30- 50% người bệnh suy thận mạn có lọc máu chu kỳ bị đau và trong số đó có 82% bị đau ở mức độ vừa đến nặng[15].
Để đánh giá vấn đề mất ngủ, chúng tôi sử dụng thang đo Insomnia Severity Index gồm 7 mục, mỗi mục có 4 sự lựa chọn. 0- 7 điểm: tình trạng mất ngủ không có ý nghĩa lâm sàng, 8- 14 điểm: có biểu hiện mất ngủ nhẹ, 15- 21 điểm: mất ngủ mức độ trung bình, 22- 28 điểm: mất ngủ mức độ nặng.
Từ bảng 3.14 cho thấy người bệnh bị trầm cảm nhẹ có tỉ lệ không mất ngủ cao nhất chiếm 35.9%. Người bệnh bị trầm cảm vừa và nặng có tỉ lệ mất ngủ ở mức độ vừa chiếm cao nhất là 34.9% và 42.4%. Người bệnh bị trầm cảm rất nặng có tỉ lệ mất ngủ nặng cao nhất chiếm 71.4%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với
51
nghiên cứu của Gerogianni và Babatsikou (2014) tại Hy Lạp chỉ ra rằng 85% người bệnh suy thận mạn có lọc máu chu kỳ có chất lượng giấc ngủ không tốt [15], và đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm ở người bệnh suy thận mạn có lọc máu chu kỳ. Rất tiếc chưa có nghiên cứu tương tự nào của Việt Nam công bố trên đối tượng suy thận mạn lọc máu chu kỳ trước đó để chúng tôi có thể so sánh và nhận xét kỹ hơn.