Lĩnh vực hoạt động:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty trách nhiệm hữu hạn lâm nghiệp sông kôn (Trang 44 - 49)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động:

Công ty có ngành nghề kinh doanh chính cụ thể như: trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, làm giàu, khoanh nuôi rừng và quản lý bảo vệ rừng; hoạt động dịch vụ nông, lâm, ngư nghiệp; khai thác, chế biến nông, lâm sản; kinh doanh du lịch sinh thái, cây, hoa cảnh và dịch vụ vật tư, kĩ thuật, giống cây trồng.

2.1.3Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức:

Tổng số lao động hiện có của Công ty tính tới cuối năm tài chính 2016 là 49 người, trong đó cán bộ quản lý là 05 người.

(Nguồn: phòng Tổ chức - Hành chính)

Hình 2. 1:Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn

2.1.3.2 Nhiệm vụ của các cấp và các bộ phận:

a) Người quản lý doanh nghiệp:

Cán bộ quản lý tại Công ty TNHH Sông Kôn gồm 05 người, cụ thể:01 Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty, 01Kiểm soát viên, 02 Phó Giám đốc và 01 Kế toán trưởng. Chủ tịch kiêm Giám đốc 02 Phó Giám đốc Các phòng nghiệp vụ Phòng Kế toán Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật Phòng Quản lý bảo vệ rừng Các Đội quản lý bảo vệ rừng trồng

Đội Hoài Ân

Đội Tây Sơn Đội Vĩnh Thạnh Các Trạm quản lý bảo vệ rừng tự nhiên Trạm Vĩnh Sơn Trạm Suối Cát Trạm Lò Than Trạm Nước Poon, Núi Trắc Trạm Cà phê Kế toán trưởng

- Chủ tịch kiêm Giám đốc Công tydo cơ quan đại diện chủ sở hữu - UBND tỉnh bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.Trong thời gian giữ chức vụ này,Chủ tịch kiêm Giám đốc Công typhải thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được quy định cho chức danh Chủ tịch và Giám đốc Công ty tại Điều 98, 99 của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

- Kiểm soát viên tại Công ty doUBND tỉnh có quyết định bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mìnhtheo quy định tại Điều 102 của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Nhiệm vụ chủ yếu là giám sát, đánh giá và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữumọihoạt động của doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp có diễn ra đúng quy định của pháp luật, có đảm bảo bảo toàn vốn của nhà nước hay không.

- Phó Giám đốc là do Giám đốc công ty có quyết định bổ nhiệm, họ sẽ là người giúp Giám đốc chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công và khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc sẽ được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của đơn vị.

- Kế toán trưởng của Công ty phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được quy định tại Điều 53, 55 của Luật số 88/2015/QH13 về Kế toán đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 20/11/2015.

b) Các phòng nghiệp vụ:

Văn phòng Công ty gồm 4 phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về các lĩnh vực nghiệp vụ, chuyên môn, cụ thể:

b.1) Phòng Kế toán:

Phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác tài vụ - kế toán của Công ty. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng như sau:xây dựng kế hoạch tài chính theo kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Công ty; tổ chức hoạt động kế toán, thống kê toàn Công ty; hướng dẫn, kiểm

tra việc thực hiện các chế độ kế toán, thống kê do nhà nước ban hành tại đơn vị; quản lý, sử dụng các nguồn vốn SXKD đúng quy định, đạt hiệu quả; kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng tài sản, tiền vốn của Công ty tại các đơn vị cơ sở trực thuộc theo định kỳ và đột xuất trong năm; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch tài chính, thực hiện các báo cáo kế toán, thống kê theo quy định; lập và chỉ đạo thực hiện các hợp đồng kinh tế; tìm hiểu, thu thập thông tin kinh tế, thị trường; tìm các nguồn hàng phục vụ sản xuất kinh doanh trong Công ty; đề xuất các chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn và tổ chức quản lý việc quản lý hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm....

b.2) Phòng Tổ chức - Hành chính:

Phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác tổ chức, hành chính, lao động tiền lương của Công ty. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là: đề xuất về sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất; quản lý, theo dõi, thực hiện công tác lao động tiền lương; công tác nhân sự, quản lý lưu trữ hồ sơ; thực hiện các chính sách đối với người lao động; công tác bảo vệ nội bộ, thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ công nhân viên; công tác văn thư, đánh máy và phục vụ của văn phòng Công ty; tổ chức quản lý lực lượng tự vệ trong toàn Công ty.

b.3) Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật:

Phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác kế hoạch và kỹ thuật. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng như sau: xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn; thiết kế kỹ thuật các dự án, các công trình lâm sinh; quản lý kỹ thuật trên toàn bộ diện tích rừng và đất rừng; xây dựng và trình duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán XDCB lâm sinh và hồ sơ thiết kế khai thác gỗ và lâm sản; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ vào sản xuất và chỉ đạo

thực hiện; quản lý hồ sơ, tài liệu có liên quan đến rừng và đất rừng, theo dõi vốn rừng toàn Công ty.

b.4) Phòng Quản lý bảo vệ rừng:

Phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác quản lý bảo vệ rừng của Công ty. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng như sau: tổ chức công tác nghiệm thu rừng trồng và nghiệm thu rừng sau khai thác; tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng và đất rừng trong toàn Công ty; kiểm tra, giám sát việc khai thác, vận chuyển gỗ, lâm sản trong địa bàn Công ty.

c)Các Đội quản lý bảo vệ rừng trồng:

Nhiệm vụ chủ yếu của các đội sản xuất là tổ chức trồng rừng, chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ rừng và đất rừng được giao trên địa bàn phụ trách; tổ chức sản xuất cây con theo chỉ tiêu hàng năm của Công ty.

d) Các Trạm Quản lý bảo vệ rừng tự nhiên:

Nhiệm vụ chủ yếu của trạm là tổ chức chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng và đất rừng tự nhiên được giao trên địa bàn phụ trách; thực hiện công tác phòng chống nạn khai thác gỗ lậu, trái phép,...

2.1.4Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty:

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty:

Do đặc thù của Công ty là nằm trên địa bàn rộng và các đội, trạm quản lý rừng thì phân tán, vị trí đặt trạm thường nằm ở sâu trong núi để thuận tiện cho công tác quản lý, bảo vệ rừngnên Công ty áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Tất cả các công việc như kiểm tra phân loại chứng từ, ghi sổ kế toán và lập Báo cáo kế toán được tập trung ở Phòng Kế toán tại Văn phòng Công ty. Các Đội, trạm quản lý rừng thì không tổ chức kế toán riêng mà chỉ làm nhiệm vụ thu thập chứng từ, thống kê sau đó gửi về Phòng Kế toán tại văn phòng Công ty để tổng hợp, xử lý.

2.1.4.2 Hình thức kế toán áp dụng ở Công ty:

Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và nay là Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính. Hiện tại, Công ty đang sử dụng hình thức kế toán máy trên phần mềm, thiết kếtheo hình thức sổ Nhật ký chung.

Vì Công ty đang sử dụng phần mềm, nên công việc kế toán đều chạy trên chương trình. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ cần thiết và hợp lệ, kế toán các phần hành xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán, kiểm tra số liệu mà các phòng ban khác gởi qua, kiểm tra tài khoảnrồi cho chạy chương trình. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối mỗi tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ, tới cuối mỗi quý và cuối năm tài chính (31/12) thì lập báo cáo tài chính và gửi tới các cơ quan quản lý nhà nước. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty trách nhiệm hữu hạn lâm nghiệp sông kôn (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)