Tổ chức công tác phân tích hiệu quảhoạt động tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty trách nhiệm hữu hạn lâm nghiệp sông kôn (Trang 52 - 53)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3 Tổ chức công tác phân tích hiệu quảhoạt động tại Công ty

2.2.3.1 Phân công nhiệm vụ:

Phòng Kế toán là phòng được lãnh đạo Công ty phân công nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan khác để thực hiện công tác tổng hợp số liệu và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh hàng quý, hàng năm tại Công ty.

2.2.3.2 Tổ chức thu thập thông tin đầu vào:

Trong thực tế tại đơn vị, nguồn thông tin đầu vào được sử dụng chủ yếu bao gồm:

- Hệ thống báo cáo tài chính định kỳ hàng quý, hàng năm do phòng Kế toán lập và được đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán;

- Dữ liệu kế toán do phòng Kế toán tổng hợp (doanh thu, chi phí,...), cũng như các dữ liệu do các phòng Tổ chức - Hành chính (số lao động, bảng chấm công,...) và phòng Kế hoạch - Kỹ thuật (diện tích rừng trồng, rừng có khả năng khai thác,...) phối hợp cung cấp;

- Thông tin kinh tế vĩ mô thu thập từ các cơ quan nhà nước, từ internet,...

2.2.3.3 Quy trình thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động

a) Tại Phòng Kế toán:

Ngoài việc làm các báo cáo phân tích đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo của công ty, định kỳ hàng quý và năm, bộ phận kế toán lập kế hoạch phân tích và thực hiện phân tích kết quả hoạt động của công ty dựa trên nguồn thông tin đầu vào đã thu thập. Sau đó, báo cáo này sẽ được kiểm soát viên chuyên trách tại công ty kiểm tra, thẩm định và lập báo cáo riêng gửi tới UBND tỉnh thông qua Sở Tài chính để tổng hợp.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính, để phục vụ công tác thực hiện giám sát doanh nghiệp nhà nước của UBND tỉnh định kỳ 06 tháng và hàng năm, Giám đốc doanh nghiệp đã giao phòng Kế toán phải lập báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp về các nội dung: tình hình bảo toàn và phát triển vốn; việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính; tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, tình hình phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; tình hình chấp hành chế độ, chính sách và pháp luật;... rồi gửi đến Sở Tài chính để thẩm định, kiểm tra.

b) Tại Sở Tài chính:

Căn cứ Báo cáo đánh giá của doanh nghiệp nêu trên và các tài liệu khác có liên quan, Sở Tài chính lập Báo cáo giám sát tài chính trong đó nhận xét đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó nêu các khuyến nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp; sau đó tổng hợp kết quả này vào Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh.UBND tỉnh dựa trên báo cáo của Sở Tài chính sẽ có báo cáo kết quả giám sát tài chính gửi cho Bộ Tài chính.

2.2.3.4 Phương pháp phân tích:

Phương pháp phân tích chủ yếu được Công ty sử dụng trong công tác phân tích là phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ. Trong đó phương pháp phân tích là phương pháp so sánh được sử dụng xuyên suốt trong tất cả các nội dung phân tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty trách nhiệm hữu hạn lâm nghiệp sông kôn (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)