Định hướng hoạt động cho Công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty trách nhiệm hữu hạn lâm nghiệp sông kôn (Trang 67 - 71)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1 Định hướng hoạt động cho Công ty trong thời gian tới

3.1.1Cơ hội, thách thức đối với Công ty hiện tại và tương lai

3.1.1.1 Cơ hội:

Hiện nay Công ty vẫn luôn cố gắng tìm ra hướng đi đúng đắn và tận dụng những cơ hội dù là nhỏ để tạo nên lợi thế cho Công ty, cụ thể:

- Những năm tới, xu thế hiện thực hóa mạnh mẽ liên kết kinh tế quốc tế, hình thành Cộng đồng ASEAN, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được thực thi (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do với EU và với các đối tác khác) sẽ mở ra những thuận lợi, cơ hội phát triển mới, tạo nên thị trường rộng lớn hơn cho ngành lâm nghiệp nước ta nói chung và cho Công ty nói riêng.

- Trong trung hạn, nhu cầu đồ gỗ thế giới vẫn tăng, tạo cơ hội cho lâm sản duy trì tốc độ tăng trưởng, nhưng thị trường sẽ đặt ra những quy định chặt chẽ hơn về nguồn gốc gỗ hợp pháp.

- Trong nước, chính trị - xã hội ổn định; kinh tế sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Sản lượng gỗ rừng trồng tiếp tục tăng nhanh, chất lượng được cải thiện hơn, thị trường đồ gỗ nội địa phục hồi, cùng với xu hướng chuyển dịch từ sử dụng gỗ tự nhiên sang gỗ được chế biến công nghiệp.

3.1.1.2 Thách thức:

- Thách thức chủ yếu không chỉ đối với riêng Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn mà còn là khó khăn chung với tất cả các công ty lâm

nghiệp, đó là tình trạng lâm tặc chặt phá rừng ngày càng gia tăng do giá trị của các loại gỗ, đặc biệt là gỗ lớnhay gỗ quý ngày càng tăng.

- Ngày 11/12/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2242/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014 - 2020. Nội dung chủ yếu chính là dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước; trừ hai (02) khu vực là thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Đắk Tô, tỉnh Kon Tum và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm công nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình. Mục tiêu chung của Quyết định này là quản lý chặt chẽ việc khai thác gỗ rừng tự nhiên, hạn chế tình trạng khai thác gỗ trái pháp luật, bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, góp phần chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Tại thời điểm hiện nay, theo số liệu tại Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh thì tổng diện tích rừng tự nhiên Công ty đang thực hiện quản lý, bảo vệ là 6.169,66 ha; trong đó diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất là 5.513,56 ha; diện tích rừng tự nhiên là rừng phòng hộ là 656,10 ha. Diện tích rừng tự nhiên tại đơn vị không có sự thay đổi đáng kể nào từ năm 2013 cho tới nay.

Do vậy, đồng nghĩa với việc chấm dứt khai thác gỗ tự nhiên mà Công ty có diện tích quản lý chiếm phần lớn thì doanh thu và lợi nhuận sau thuế của đơn vị bắt đầu từ năm 2014 cho đến nay giảm hẳn so với năm 2013.

- Với diện tích đất rừng phải quản lý nằm trên địa bàn rộng lớn, giáp ranh với nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp và đời sống của bà con còn nhiều khó khăn thì Công ty phải đối mặt với tình trạng diện tích đất của Công ty bị bà con lấn chiếm, phá rừng trồng để làm nương rẫy, xây nhà ở. Cụ thể là diện tích 840 ha tại vùng giáp ranh giữa huyện Vĩnh

Thạnh, tỉnh Bình Định với thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai; diện tích 90,28 ha tại xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

- Ngoài ra, Công ty còn gặp một số khó khăn khác như: tình trạng biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp nên Công ty luôn trong tình trạng đề phòng với nạn cháy rừng; phương thức khai thác còn thủ công kết hợp với đường sá vận chuyển gỗ xa xôi, gập ghềnh nên do đặc tính mất nước của gỗ sau khi chặt hạ nên giá trị gỗ bán ra cho nhà máy luôn bị thất thoát sau quá trình vận chuyển,...

3.1.2Định hướng hoạt động cho Công ty

3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Sản xuất kinh doanh và phát triển Công ty vững mạnh, thực hiện nhiệm vụ công ích là quản lý bảo vệ rừng tự nhiên và sản xuất kinh doanh rừng trồng có hiệu quả.

Đảm bảo kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Công ty và vốn đầu tư tại các doanh nghiệp khác; tối đa hóa lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty.

Tạo thêm công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn sống ven rừng, hạn chế việc xâm hại lấn chiếm rừng, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, Công ty và người lao động.

3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Thực hiện quản lý rừng, đầu tư phát triển vốn rừng bền vững;

Hoạt động sản xuất, kinh doanh tách bạch, rõ ràng với hoạt động dịch vụ công ích (quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên) theo hình thức đặt hàng của Nhà nước;

Trồng rừng gắn với chế biến sản phẩm từ rừng trồng, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, sử dụng được nguyên liệu tại chỗ; hạn chế tiêu thụ

và xuất khẩu gỗ nguyên liệu giấy, phát triển sản xuất kinh doanh rừng trồng gỗ lớn;

Khắc phục được những tồn tại trong quản lý, sử dụng đất đai, sử dụng rừng như trước đây; tập trung quản lý, sản xuất, kinh doanh có mục tiêu, có chất lượng và tạo được vùng nguyên liệu tập trung;

Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư, từng bước nâng dần thu nhập cho cán bộ viên chức và người lao động tại Công ty.

3.2Một số ý kiếnđề xuất nhằm hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty

3.2.1Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh:

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thuộc bộ phận kế toán và kiểm soát viên chuyên trách thông qua việc cho cán bộ theo học các khóa học nâng cao nghiệp vụ hay mời đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện dịch vụ tư vấn, góp ý cho đơn vị,...

- Thành lập một tổ chuyên môn thực hiện công tác thu thập, tổng hợp số liệu, tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và lập nên các báo cáo. Tuy nhiên với nhân lực có hạn tại đơn vị, Kế toán trưởng nên là người quản lý trực tiếp cho việc thành lập một tổ phân tích tài chính thuộc Phòng Kế toán, có trách nhiệm phân công theo dõi thông tin từ hệ thống kế toán. Kế toán trưởng phân công cho thành viên của tổ này thực hiện các công đoạn của việc lập nên một báo cáo phân tích kinh doanh, chiến lược kinh doanh,... và nộp lên Kế toán trưởng thẩm định trước khi trình Giám đốc xem xét, phê duyệt.

- Ngoài ra, mặc dù tại Công ty đã xây dựng và ban hành một hệ thống chỉ tiêu về định mức nhiên liệu, nguyên vật liệu tiêu hao; định mức về nhân công; định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng; định mức về các hạng mục công

việc áp dụng trong khai thác gỗ rừng trồng,... tuy nhiên, phòng Kế hoạch - Kỹ thuật cũng cần phải thường xuyên phối hợp với phòng Kế toán để cập nhật quy định mới của nhà nước, sửa đổi, bổ sung các định mức kịp thời để bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp và đặc thù nhằm đáp ứng được yêu cầu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty trách nhiệm hữu hạn lâm nghiệp sông kôn (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)