3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.7. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus aureus
Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus aureus trong số các vi khuẩn Gram (+), S. aureus là tác nhân quan trọng nhất gây NKBV. Vi khuẩn này có đặc tính sinh beta – lactamase (80- 90%) nên không thể điều trị bằng các kháng sinh nhóm beta – lactam thông thường như penicillin, ampicillin. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi thấy 100% S. aureus
kháng với penicillin. Các chủng S. aureus kháng penicillin này được coi như kháng với các penicillin khác không bền với beta – lactamase như ampicillin, piperacillin, ticarcillin, mezclocillin. Các S. aureus kháng penicillin nhưng còn nhạy với oxacilin thì vẫn còn nhạy với các KS bền với beta – lactamase. Oxacilin là đại diện của nhóm penicillin bán tổng hợp có khả năng kháng enzym penicillinase, tuy vậy tỷ lệ S. aureus kháng với KS này đã tăng dần trong những năm gần đây [57]. S. aureus trong nghiên cứu này nhạy 100% với linezolid và vancomycin là 75%. Vì vậy khi nghi ngờ NKBV do MRSA kháng sinh ban đầu cần được lựa chọn điều trị là vancomycin hay linezolid. Kết quả cho thấy S. aureus kháng 100% với: penicillin, ampicilin, piperacillin. Nhạy với các loại KS: vancomycin và linezolid. Tỷ lệ S. aureus
kháng methicillin (MRSA) trong nghiên cứu của chúng tôi là 90%. Ở các nước trên thế giới tỷ lệ MRSA có xu hướng tăng dần qua nhiều nghiên cứu. Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ tiến hành từ năm 1999 đến 2005 cho thấy rằng năm 1999 có 127036 người bệnh mắc MRSA chiếm 43% các loại VK gây NKBV, năm 2005 có 278203 người bệnh NKBV do MRSA chiếm 53% [1]. Tuy nhiên cũng tại Hoa Kỳ một nghiên cứu được thực hiện trên toàn quốc năm 2011 có 80461 nhiễm trùng do MRSA trong số đó 48353 là mắc MRSA tại cộng đồng, 14156 là NKBV. Cũng theo nghiên cứu này từ năm 2005 tỷ lệ mắc ước tính quốc gia đã giảm 27,7% [34].
Hình 3.6. Kháng sinh đồ của vi khuẩn Staphylococcus aureus