Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước an khê, tỉnh gia lai (Trang 77 - 85)

7. Kết cấu của đề tài:

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

2.4.2.1. Những hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, vẫn còn khá nhiều hạn chế trong công tác kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nƣớc An Khê. Có thể nhìn nhận trên một số mặt nhƣ sau:

67

@ Hạn chế về quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB

Quy trình kiểm soát chi đầu tƣ chƣa đƣợc bổ sung, điều chỉnh kịp thời khi Nhà nƣớc có sự thay đổi về cơ chế chính sách. Quy trình chƣa bao quát hết các nội dung kiểm soát chi đầu tƣ, còn nằm ở nhiều văn bản khác nhau đã khiến quá trình thanh toán thiếu thống nhất, khó khăn trong việc tra cứu, đối chiếu. Việc kiểm tra tài liệu dự án phải đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ nhƣng chƣa quy định thế nào là tài liệu hợp pháp, hợp lệ. Vì vậy, KBNN các cấp thực hiện kiểm soát không thống nhất, đôi khi yêu cầu chủ đầu tƣ cung cấp hồ sơ nhƣng trong quy trình thanh toán không quy định, dẫn đến một số chủ đầu tƣ hiểu nhầm

@ Hạn chế trong kiểm soát khâu mở tài khoản thanh toán

Hồ sơ mở tài khoản thanh toán vẫn còn tồn tại nhƣ: Việc đăng ký và bổ sung giấy đăng ký mở và sử dụng tài khoản không kịp thời đối với trƣờng hợp hồ sơ tài khoản hết hiệu lực khi thay đổi thông tin chủ tài khoản, kế toán trƣởng. Số chứng minh nhân dân, ngày cấp; chữ ký không đúng với bảng đã đăng ký mẫu dấu, chữ ký tại KBNN. Điều này gây khó khăn trong quá trình kiểm soát của giao dịch viên vả đơn vị thì phải làm đi làm lại nhiều lần.

@ Hạn chế về kiểm soát hồ hơ pháp lý gửi một lần trong thanh toán chi đầu tư XDCB

Thời hạn từ ngày nhận hồ sơ đến ngày trả kết quả cho CĐT trong phạm vi 3 ngày làm việc. Nhƣng do hồ sơ mà GDV phải kiểm soát tƣơng đối lớn, theo quy định hồ sơ gửi một lần mà CĐT phải đƣa đến KBNN kiểm soát trƣớc gồm các quyết định đầu tƣ, dự toán, Báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán đƣợc thẩm tra thẩm định nếu có, hợp đồng rồi mới đƣa hồ sơ thanh toán đến KBNN gồm những chứng từ và hồ sơ kèm theo. Theo quy định thì đƣa trƣớc nhƣng không xác định là bao lâu, dẫn đến hồ sơ ban đâu CĐT mang đến cùng ngày hoặc trƣớc 1 ngày sau đó mang hồ sơ thanh toán, tạm ứng đến và cán bộ GDV KBNN tiến hành kiểm tra trong 3 ngày so với quy trình cũ là 7 ngày

68

trong khi đó theo quy định cán bộ GDV KBNN An Khê là KBNN cấp huyện không tổ chức phòng nói chung cán bộ GDV kiểm soát chi đầu tƣ XDCB vừa kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN nên kiểm tra hồ sơ bị hạn chế về thời gian theo quy định vì lƣợng khách hàng giao dịch và lƣợng hồ sơ thƣờng xuyên cần giải quyết hàng ngày tƣơng đối nhiều. Hồ sơ đơn vị mang đến chƣa đảm bảo các yêu cầu về nội dung, mẫu biểu, ...

@ Hạn chế về kiểm soát cấp phát tạm ứng trong thanh toán chi đầu tư XDCB

Cơ chế tạm ứng chƣa phù hợp với tiến độ thực hiện của dự án, qui định về việc thu hồi tạm ứng vốn thiếu chặt chẽ, không ràng buộc về tỷ lệ thu và thời gian thu. Các nhà thầu khi ứng vốn NSNN thì không triển khai thực hiện hoặc dùng sai mục đích mà chủ đầu tƣ chƣa có biện pháp xử lý dứt điểm. Vì cơ chế chính sách: Tại khoản 4 điều 8 của Thông tƣ 08/2016/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về quản lý, Thanh toán vốn đầu tƣ sử dụng vốn NSNN quy định. “Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ đƣợc giảm trừ tƣơng ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bân nhận thầu. Chủ đầu tƣ đảm bảo và chịu trách nhiệm giá trị của bảo lãnh tạm ứng tƣơng ứng với số dƣ tạm ứng còn lại”

“Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải đƣợc kéo dài cho đến khi chủ đầu tƣ đã thu hồi hết số tiền tạm ứng”. Hai nội dung này vô tình đƣa đến kẽ hở mà hiện nhà thầu và chủ đầu tƣ vận dụng triệt để mạnh mẽ để kéo dài thời gian thu hồi vốn dƣớc các hình thức: Gia hạn hợp đồng đến hạn hết hiệu lực để hợp pháp chiếm dụng vốn kéo dài không có khối lƣợng hoàn trả; mức thỏa thuận hoàn trả khi có khối lƣợng thanh toán không đáng kể (do hai bên thỏa thuận) chủ đầu tƣ tiếp tục chuyển tiền thanh toán đã thi công cho nhà thầu còn phần trừ tạm ứng chỉ mang hình thức nên việc thu hồi vốn tạm ứng theo quy định của hợp đồng bị chậm và kéo dài thời gian.

69

@ Hạn chế về kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành từng lần chi đầu tư XDCB

Vì thanh toán từng lần (có thể là nhiều lần trong một hợp đồng) nên nếu kiểm tra không kỹ khối lƣợng hoàn thành từng lần trong Bảng xác định khối lƣợng hoàn thành thì sẽ dễ bị thanh toán vƣợt gía trị hợp đồng; dễ bị nhầm số thanh toán lũy kế, không khớp tên dự án, công trình, nguồn vốn và dễ bị trễ hạn khi thanh toán, đôi khi gây phiền hà cho khách hàng vì đi lại nhiều lần để bổ sung hồ sơ.

@ Hạn chế về thanh toán, quyết toán công trình hoàn thành trong chi đầu tư XDCB

- Thời gian quy định kiểm tra, xử lý và thanh toán còn kéo dài. Kể từ ngày thi công xong công trình, đến khi nghiệm thu công trình hoàn thành phải kéo dài do thành phần tham gia còn nhiều, không sắp xếp đƣợc thời gian nghiệm thu; sau khi nghiệm thu thƣờng phải mất một thời gian mới hoàn tất thủ tục thanh quyết toán cho chủ đầu tƣ.

- Tình trạng nghiệm thu thanh toán bị dồn vào cuối năm gây nhiều khó khăn cho cơ quan Kho bạc trong việc kiểm soát chi đầu tƣ: cấp phát thanh toán dồn cùng một thời điểm, cấp phát cho nhiều công trình cùng một lúc trong một thời gian ngắn, công tác kiểm soát đôi khi thiếu chặt chẽ, gây nên những thiếu sót về thủ tục, hồ sơ… Và nếu có phát hiện đƣợc sai sót thì công trình thƣờng không thanh toán đƣợc, kéo dài về mặt thời gian làm cho chủ đầu tƣ, Kho bạc và đơn vị thi công mất nhiều thời gian để tháo gỡ những vƣớng mắc. Điều này không chỉ gây khó khăn cho cơ quan thanh toán mà chủ đầu tƣ cũng gặp khá nhiều bất lợi từ thực trạng này.

Ngoài ra, do công trình thƣờng đƣợc cấp phát theo từng năm (từng niên độ) kế hoạch và công trình thanh toán xong nhƣng chậm phê duyệt quyết toán nên quá trình theo dõi các công trình theo từng niên độ kế hoạch của Kho bạc gặp nhiều khó khăn.

70

- Việc kiểm tra thanh toán theo quyết toán đƣợc duyệt nhƣ hiện nay là chƣa thực sự phù hợp với tình hình thực tế bởi mức độ kiểm tra nhƣ thế nào, phạm vi đến đâu để đƣa vào cơ chế và quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ vẫn chƣa rõ ràng và hoàn chỉnh: chƣa rõ phạm vi nào thuộc trách nhiệm của chủ đầu tƣ, phạm vi nào thuộc trách nhiệm của Kho bạc Nhà nƣớc.

- Công tác luân chuyển chứng từ còn khá rƣờm rà, chƣa thực sự chặt chẽ. Nhƣợc điểm là để thanh toán đƣợc một khoản chi đầu tƣ thì thủ tục chứng từ cần phải thực hiện việc luân chuyển theo hai vòng khác nhau. Điều này sẽ làm giảm tốc độ luân chuyển chứng từ thanh toán vốn, ảnh hƣởng đến quá trình giải ngân vốn cho chủ đầu tƣ.

2.4.2.2.Nguyên nhân của những tồn tại

@ Nguyên nhân chủ quan:

- Đội ngũ cán bộ kiểm soát chi đầu tƣ XDCB vẫn còn thiếu, trình độ cán bộ không đồng đều, một số cán bộ vừa đi làm vừa tham gia các lớp bồi dƣỡng, đào tạo, đào tạo lại, trong khi đó khối lƣợng công việc thƣờng xuyên phát sinh tăng, luôn là vấn đề bức xúc của ngành. Việc tuyển dụng từ nguồn sinh viên mới ra trƣờng để bổ sung cho ngành gặp nhiều khó khăn, chất lƣợng không cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tƣ XDCB, đã dẫn đến những khó khăn nhất định trong công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB ở KBNN An Khê .

- Sự phối hợp giữa kho bạc với các chủ đầu tƣ chƣa thƣờng xuyên trong quá trình tổ chức triển khai dự án, thực hiện kế hoạch vốn, thanh toán vốn. Thực tế vẫn còn tình trạng triển khai thực hiện một số dự án chậm trong những tháng đầu năm, đổ dồn vào những tháng cuối năm. KBNN An Khê chƣa phối hợp thống nhất với chủ đầu tƣ về thời gian tiến độ giải ngân vốn hợp lý, chƣa phối hợp với chủ đầu tƣ để đôn đốc các nhà thầu xây dựng đẩy nhanh tiến độ thực hiện, lên khối lƣợng, gởi đến kho bạc đề nghị kiểm soát,

71

thanh toán. Thực trạng trong các năm qua, do quá trình tổ chức triển khai dự án thƣờng dồn vào cuối năm nên khối lƣợng XDCB của các chủ đầu tƣ gởi đến Kho bạc trong tháng cuối năm rất lớn, gây áp lực cho công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB của KBNN và không thể tránh khỏi những rủi ro dễ xảy ra trong thời gian này.

- Nhƣ chúng ta đã biết, hồ sơ chi đầu tƣ XDCB là một dạng hồ sơ đa dạng, phức tạp, nên việc kiểm soát các hồ sơ này mang tính rủi ro cao. Cá nhân cán bộ làm công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại KBNN An Khê vẫn chƣa nắm bắt đƣợc hết các rủi ro này, khi mà chỉ có thể nhận diện sự đầy đủ của hồ sơ thông qua tên của nó mà không kiểm tra hết đƣợc sự chính xác của nội dung bên trong. Do đó, KBNN An Khê cần xây dựng cách thức kiểm soát phù hợp, thông qua việc thảo luận, đóng góp ý kiến và học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp đi trƣớc, từ đó chắt lại thành kiến thức của mình và phổ biến cho các cán bộ đồng cấp.

Bên cạnh đó, trong trƣờng hợp hồ sơ chứng từ có sai sót thì việc chủ đầu tƣ mang hồ sơ chứng từ về hoàn thiện rồi lại mang lên Kho bạc kiểm soát gây mất khá nhiều thời gian cho chủ đầu tƣ, ảnh hƣởng đến tiêu chí giải ngân kịp thời của Kho bạc. Điều này đòi hỏi phải có một giải pháp thích hợp mang tính vĩ mô cho toàn hệ thống, nhằm mục đích vừa rút ngắn thời gian đi lại giao dịch của chủ đầu tƣ, vừa tăng cƣờng hiệu quả giải ngân cho Kho bạc.

@ Nguyên nhân khách quan

- Về cơ chế, chính sách: Mức vốn tạm ứng, thanh toán vốn đầu tƣ XDCB đƣợc quy định ở khá nhiều văn bản pháp quy, từ Luật, Nghị định của Chính phủ, đến các Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính gây chồng chéo, nhiều điểm còn bất cập.

- Việc điều chỉnh kế hoạch đầu tƣ hằng năm từ vốn ngân sách trung ƣơng, vốn công trái quốc gia và vốn trái phiếu chính phủ trong nội bộ các

72

ngành, lĩnh vực, chƣơng trình của các bộ ngành và địa phƣơng đƣợc giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Việc điều chỉnh trong nội bộ ngành, lĩnh vực, chƣơng trình khi phải báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã gây khó khăn cho các bộ, ngành và địa phƣơng trong việc chủ động điều hành kế hoạch vốn đƣợc giao, tăng thủ tục hành chính và làm giảm tiến độ giải ngân của các dự án.

Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đầu tƣ xây dựng chƣa thật đồng bộ, tình trạng phê duyệt quy hoạch các dự án đầu tƣ xây dựng chƣa hợp lý, hiệu quả thấp hoặc phải di dời gây lãng phí vốn đầu tƣ.

73

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong Chƣơng 2, luận văn đã trình bày khái quát về KBNN An Khê cũng nhƣ tìm hiểu thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB qua KBNN T An Khê với những nội dung chính sau:

- Quá trình hình thành và phát triển của KBNN An Khê, tổ chức bộ máy quản lý của KBNN An Khê;

- Thực trạng kiểm soát quy trình chi đầu tƣ XDCB qua KBNN An Khê. Trong phần này, tác giả trình bày về thực trạng bộ máy kiểm soát, quy trình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB qua KBNN An Khê; tình hình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB qua KBNN An Khê giai đoạn 2017-2019; các nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm soát chi đầu tƣ XDCB qua KBNN An Khê.

Qua đó, đánh giá kết quả đạt đƣợc bên cạnh những tồn tại cần sửa đổi, bổ sung và chỉ ra nguyên nhân của tồn tại. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB qua KBNN An Khê, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ XDCB và hạn chế thất thoát tiền vốn của NSNN đƣợc trình bày trong Chƣơng 3 dƣới đây.

74

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC

AN KHÊ, TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước an khê, tỉnh gia lai (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)