Đối với UBND Thị xã An Khê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước an khê, tỉnh gia lai (Trang 98)

7. Kết cấu của đề tài:

3.3.2. Đối với UBND Thị xã An Khê

Đề nghị UBND Thị xã có quy định chế tài đối với các chủ đầu tƣ, các đơn vị thi công, nhà thầu,... khi triển khai các dự án trên địa bàn Thị xã; mặt khác, đề nghị không áp dụng các định mức đơn giá xây dựng khác nhau cho những dự án, công trình trên cùng một địa bàn, thực hiện trong cùng một thời điểm.

Theo đó, yêu cầu chủ đầu tƣ, các đơn vị thi công, nhà thầu phải tổ chức triển khai thi công công trình sớm, theo đúng kế hoạch đặt ra, không cho phép tình trạng công trình, dự án thực hiện kéo dài qua nhiều năm nhƣ một số công trình đang thực hiện trên địa bàn Thị xã hiện nay. Việc các dự án kéo dài thời gian thực hiện, trong khi thị trƣờng giá nguyên vật liệu, xăng dầu, nhân công (đơn giá xây dựng)... biến động rất thất thƣờng (chủ yếu tăng), Việc này không những ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình mà còn ảnh hƣởng đến kế hoạch sử dụng vốn cho những năm sau.

Ngoài ra, đề nghị hạn chế tối đa tình trạng chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế, cần tăng cƣờng đấu thầu rộng rãi, ngoại trừ những dự án đặc thù thuộc

88

các lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến quốc phòng an ninh, hoặc những dự án có tính chất phục vụ nhiệm vụ cấp bách.

Củng cố, kiện toàn các Ban quản lý dự án, các chủ đầu tƣ, ban điều hành dự án. Thực tế, các phòng ban chức năng thƣờng đƣợc UBND Thị xã giao nhiệm vụ làm chủ đầu tƣ các dự án liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, tuy nhiên, đa số chuyên môn thực tế của các phòng ban sẽ không đảm bảo việc nắm bắt, kiểm tra, đôn đốc dự án. Do vậy, đề nghị hạn chế đến mức thấp nhất có thể việc giao nhiệm vụ kiêm nhiệm cho các Ban Quản lý, nên thành lập BQL chuyên ngành để theo dõi, điều hành những dự án, công trình theo chức năng đã giao.

Hằng năm căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, chủ động xây dựng những công trình cần thiết quan trọng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội để tổng hợp vào kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản của Thị xã. Khi có kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của thành phố giao, thì Phòng Tài chính - Kế hoạch nhanh chóng xây dựng kế hoạch chi tiết, hạng mục công trình và kế hoạch vốn từng công trình trình UBND phê duyệt kế hoạch và giao chỉ tiêu cụ thể và việc này cần phải hoàn thành sớm ngay từ cuối năm trƣớc. Đồng thời Phòng cần sớm tham mƣu UBND Thị xã giao cho các Ban quản lý, chủ đầu tƣ tiến hành thực hiện các thủ tục thiết kế dự toán và các thủ tục đấu thầu, tổ chức đấu thầu... để triển khai thi công vào quý I, II trong năm, tránh thi công vào những tháng cuối năm, thƣờng chất lƣợng không đảm bảo, do thời tiết khó khăn (mùa mƣa bão).

3.3.3. Đối với Kho bạc Nhà nước

Hiện nay, quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất và rất đƣợc xã hội quan tâm. Việc tăng cƣờng vai trò kiểm soát chi đầu tƣ, đảm bảo thanh toán đúng, đủ, kịp thời, phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nƣớc cũng là một trong những biện pháp góp phần

89

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc chống thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ xây dựng cơ bản. Điều này đòi hỏi Kho bạc Nhà nƣớc An Khê, các cơ quan quản lý, có những phƣơng án sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế quản lý và quy trình kiểm soát chi đầu tƣ XDCB. Sự thay đổi này phải đƣợc nhìn nhận cả về hình thức và nội dung. Cần nâng cao vai trò và trách nhiệm hơn nữa của các cán bộ trực tiếp thực hiện thủ tục cấp phát và thanh quyết toán, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong việc quản lý nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra.

Với định hƣớng cải cách, phát triển chính sách tài chính công, định hƣớng chiến lƣợc phát triển Kho bạc Nhà nƣớc đến năm 2020, vì vậy cần tổ chức bộ phận kiểm soát chi đầu tƣ một cách chặt chẽ hơn, chuyên nghiệp hơn nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của Kho bạc Nhà nƣớc đối với việc quản lý nguồn NSNN. Để làm đƣợc điều này trƣớc hết cần chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý, kiểm soát chi vốn đầu tƣ cho cán bộ chuyên quản, tổ chức cho cán bộ của đơn vị đi học tập nâng cao trình độ nhằm đào tạo cán bộ chuyên trách; tăng cƣờng giáo dục ý thức, phẩm chất cho cán bộ để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Việc đào tạo, bồi dƣỡng cần gắn liền với các chƣơng trình chuyên sâu, chuyên nghiệp, hiện đang đƣợc Bộ Tài chính chỉ đạo triển khai thực hiện, mà cụ thể là việc triển khai thực hiện hệ thống Tabmis. Mặt khác, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện nhiệm vụ, theo đó, ngoài việc tập trung đầu tƣ trang thiết bị, thì việc đào tạo nhân lực theo từng mục tiêu phải đƣợc coi trọng đặc biệt. Từ đó từng bƣớc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác quản lý thanh toán vốn đầu tƣ qua Kho bạc Nhà nƣớc, tạo ra một sự ảnh hƣởng tích cực tác động ngƣợc lại các quá trình đầu tƣ thông qua việc kiểm soát nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định đã đặt ra.

90

Công tác kiểm soát chi đầu tƣ đòi hỏi những cán bộ làm công tác này không những am hiểu về tài chính mà còn phải am hiểu về quy trình, thủ tục xây dựng cơ bản. Do đó, công tác tổ chức bộ máy cũng cần sắp xếp lại cán bộ kiểm tra theo hƣớng phát huy sức mạnh tổng hợp và chuyên ngành kỹ thuật, chuyên nghiệp của mỗi cán bộ tham gia.

Cần tập trung hơn nữa công tác cải cách hành chính theo mô hình một cửa, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao vai trò của cán bộ kiểm soát chi, phát hiện kịp thời những sai sót, bất hợp lý trong các công trình đầu tƣ cũng nhƣ vấn đề nguồn vốn để sớm cấp phát thanh toán đƣa công trình vào sử dụng theo kế hoạch.

91

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng tăng cƣờng kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN qua KBNN An Khê ở Chƣơng 2, Chƣơng 3 tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB qua KBNN An Khê. Để thực hiện hiệu quả những giải pháp đã nêu đòi hỏi phải có những điều kiện cần và đủ về cơ sở pháp lý, quy định trong việc chấp hành và quyết toán ngân sách đến trình độ kỹ thuật công nghệ và đặc biệt là nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ giao dịch viên của KBNN.

92

KẾT LUẬN CHUNG

Đầu tƣ xây dựng cơ bản là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia lãnh thổ nào. Để việc đầu tƣ xây dựng cơ bản hiệu quả, tạo động lực cho các ngành, các lĩnh vực khác cùng phát triển, thì việc kiểm soát chi vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản đã, đang và sẽ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đảm bảo tính hiệu quả sử dụng đồng vốn, chống thất thoát, giảm thiểu rủi ro, đúng mục đích, đúng đối tƣợng và đúng mục tiêu định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy việc bổ sung và hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm soát chi vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nƣớc là một trong những nhiệm vụ thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó sẽ từng bƣớc đƣa công tác quản lý vốn đầu tƣ ngày càng đi vào nề nếp, đây cũng là điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, góp phần khắc phục những tồn tại và bất cập; đồng thời làm cho công tác quản lý, kiểm soát chi đầu tƣ qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc theo nhiệm vụ đƣợc giao ngày một tốt hơn.

Thất thoát và lãng phí trong xây dựng cơ bản đang trở thành một vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Công tác kiểm soát chi phí nhằm đảm bảo chất lƣợng công trình, tiến độ thi công, hạ giá thành xây dựng, khai thác hiệu quả các công trình,… tại các doanh nghiệp luôn đóng một vai trò vô cùng thiết thực và quan trọng, giúp cho các nhà quản lý nắm bắt đƣợc diễn biến tình hình sản xuất kinh doanh, từ đó đƣa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng, hạn chế tình trạng thất thoát nguồn vốn xây dựng cơ bản của Nhà nƣớc, củng cố niềm tin với xã hội, đồng thời góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng của đất nƣớc.

Việc nghiên cứu thực trạng kiểm soát chi đầu tƣ XDCB qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc là rất cần thiết. Luận văn đã vận dụng những lý luận, thực hiện khảo sát tại Kho bạc Nhà nƣớc An Khê để nghiên cứu về công tác kiểm

93

soát trong quản lý tại một đơn vị sự nghiệp công lập có vị trí quan trọng then chốt trong quá trình thanh quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của địa bàn và khu vực.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tƣ XDCB tại Kho bạc An Khê cùng với sự hƣớng dẫn tận tình của giảng viên hƣớng dẫn, luận văn đã giải quyết và đáp ứng đƣợc những yêu cầu cơ bản của mục tiêu nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận văn đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp có cơ sở, hợp lý, thiết thực với hy vọng nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB để đảm bảo kiểm soát tốt NSNN, nâng cao chất lƣợng công trình, đảm bảo tiến độ thi công và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng, bảo toàn vốn và phát triển bền vững.

94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình Quản lý chi Ngân sách

nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[2] Lê Hồ Thanh Tâm (2015), “Tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư –

những vấn đề rút ra từ thực tiễn”, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc

gia số 132, trang 22-23.

[3] Nguyễn Đình Chiến (2016), “Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước Gia Lai”,

Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội. [4] Nguyễn Thị Thúy Hồng (2016), “Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến

độ giải ngân vốn đầu tư năm 2016”, Tạp chí Quản lý ngân quỹ

Quốc gia số 146, trang 29-31.

[5] Lâm Hồng Cƣờng (2016), “Nâng cao hiệu quả kiểm soát và giải ngân vốn

đầu tư”, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia số 150, trang 16-18.

[6] Trƣơng Thị Tuấn Linh (2017), “Một số giải pháp tăng cường quản lý tạm ứng và thu hồi tạm ứng trong công tác kiểm soát thanh toán các dự

án đầu tư sử dụng vốn NSNN qua KBNN””, Tạp chí Quản lý ngân

quỹ Quốc gia số 144, trang 18-19.

[7] Trần Văn Sơn (2018), “Hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà

nước Kbang, tỉnh Gia Lai”, Luận văn Thạc sĩ trƣờng Đại học Nông

Lâm, thành phố Hồ Chí Minh.

[8] Nguyễn Đình Thuận (2018), “Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà

nước Chưprông, tỉnh Gia Lai”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học

Tài chính – Ngân hàng Hà Nội.

95

26/11/2013.

[10] Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 18/6/2014.

[11] Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 25/6/2015.

[12] Quyết định số 5657/QĐ – KBNN, Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ

thống KBNN, Kho bạc Nhà nƣớc ban hành ngày 28/12/2016.

[13] Quyết định số 2899/QĐ-KBNN ngày 15/6/2018 của Tổng Giám đốc Kho bạc nhà nước về việc ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà

nước cấp huyện không có tổ chức phòng, Kho bạc Nhà nƣớc ban

hành ngày 15/6/2018.

[14] Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật

đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Chính phủ ban hành ngày 26/6/2014.

[15] Nghị định số 59/2015/NĐ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Chính phủ ban hành ngày 18/6/2015.

[16] Nghị định số 77/2015/NĐ-CP về kế hoạch đầu tư công trung hạn và

hằng năm, Chính phủ ban hành ngày 10/9/2015.

[17] Thông tư 39/2016/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 Quy định chế độ kiểm soát,

thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, Bộ Tài chính ban hành

ngày 01/3/2016.

[18] Thông tư số 08/2016/TT – BTC Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu

tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính ban hành

ngày 18/01/2016.

[19] Thông tư số 108/2016/TT – BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ tài chính

96

quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân

sách nhà nước, Bộ Tài chính ban hành ngày 18/01/2016.

[20] Thông tư số 52/2018/TT – BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2016/TT-

BTC ngày 18/01/2016 của Bộ tài chính, Bộ Tài chính ban hành

ngày 24/5/2018.

[21] Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về hoạt động đầu tƣ

Các trang web:

1. http://www.mof.gov.vn.

2. http://www.thuvienphapluat.vn 3. http://www.moj.gov.vn.

PHỤ LỤC 1

Báo cáo quyết toán các nguồn vốn đầu tƣ thuộc ngân sách nhà nƣớc

PHỤ LỤC 2

Chứng từ thanh toán công trình Đƣờng Hoàng Văn Thụ (hẻm 66 đến đƣờng Võ Thị Sáu)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước an khê, tỉnh gia lai (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)