CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Quản lý giáo dục

1.2.1.1. Quản lý

Quản lý là một hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn. Nghiên cứu về quản lý sẽ giúp cho con người có được những kiến thức cơ bản nhất, chung nhất đối với hoạt động quản lý.

Theo C. Mác: "Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung

nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ắt nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng" [9]. Như vậy C. Mác đã lột tả được bản chất quản lý là một hoạt động lao động, một hoạt động tất yếu vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của loài người.

Theo Đặng Quốc Bảo: ỘQuản lý một tổ chức là nhằm đạt đến sự ổn định và phát triển bền vững các quá trình xã hội, quá trình tồn tại của tổ chức đóỢ [2].

quản lý là tác động có định hướng, có chủ đắch của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người được quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đắch của tổ chứcỢ [9].

Có thể hiểu, quản lý là một khái niệm bao gồm các thành tố: chủ thể QL, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Tuy nhiên bản chất của quá trình quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý thông qua các hoạt động chuyên biệt. Vì thế quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Nó mang tắnh khoa học vì các hoạt động quản lý có tổ chức, có định hướng đều dựa trên những qui luật, những quy tắc và phương pháp hoạt động cụ thể, đồng thời cũng mang tắnh nghệ thuật vì nó cần được vận dụng một cách sáng tạo vào những điều kiện cụ thể, đối tượng cụ thể, trong sự kết hợp và tác động nhiều mặt của các yếu tố khác nhau trong đời sống xã hội.

Khái niệm quản lý có thể được hiểu như sau: Quản lý là quá trình tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể QL (người QL) lên khách thể QL (người bị QL) về các mặt chắnh trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... bằng một hệ thống các luật lệ, các chắnh sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu quản lý.

Quản lý có 4 chức năng cơ bản như sau:

- Chức năng kế hoạch hoá: Đây là chức năng đầu tiên, có vai trò định hướng cho toàn bộ hoạt động. Căn cứ vào thực trạng của tổ chức và căn cứ vào nhiệm vụ được giao, vạch ra mục tiêu của tổ chức và xây dựng chương trình hoạt động tìm biện pháp, cách thức tốt nhất để thực hiện mục tiêu.

- Chức năng tổ chức: Nội dung của chức năng tổ chức là việc thiết lập cấu chúc của bộ máy quản lý (tổ chức công việc, sắp xếp con người). Đây là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định nhằm thực hiện tốt mục tiêu của kế hoạch.

- Chức năng chỉ đạo: Là phương thức tác động của chủ thể quản lý bằng các quyết định nhằm điều hành bộ máy vận hành theo đúng kế hoạch đạt tới mục tiêu quản lý, trong đó bao gồm cả việc khuyến khắch, động viên.

- Chức năng kiểm tra, đánh giá: Đây là chức năng cuối cùng và rất quan trọng của quá trình quản lý. Đây là quá trình xem xét, giám sát thực tiễn hoạt động của bộ máy, nhằm kịp thời điều chỉnh sai sót, được bộ máy đạt được mục tiêu đã xác định

Các chức năng tạo thành một chu trình quản lý của một hệ thống, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các chức năng quản lý

Ngoài ra thông tin rất cần cho quản lý, không có thông tin, không có tiến hành quản lý và điều khiển bất cứ hệ thống nào. Do vậy, có thể coi thông tin là chức năng đặc biệt cùng với 4 chức năng đã nêu trên. Trong đó, thông tin là chức năng trung tâm. Các chức năng quản lý tạo thành một hệ thống thống nhất một chu trình quản lý của một hệ thống. Trong đó, từng chức năng vừa có tắnh độc lập tương đối, vừa có quan hệ biện chứng với nhau.

1.2.1.2. Quản lý giáo dục

Theo A.G.Afanaxep đã phân chia trong cuốn sách kinh điển nổi tiếng của mình: "Con người trong quản lý xã hội" thì ở các nước xã hội chủ nghĩa,

Kế hoạch hóa

Kiểm tra

do vận dụng quản lý xã hội vào quản lý giáo dục, nên quản lý giáo dục thường được xếp trong lĩnh vực quản lý văn hoá tư tưởng. Như vậy, quản lý giáo dục được coi là bộ phận nằm trong lĩnh vực quản lý văn hoá tinh thần.

Ở Việt Nam, quản lý giáo dục cũng là một lĩnh vực được đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã viết: Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa ra hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất.

Quản lý giáo dục là sự vận dụng một cách cụ thể các nguyên lý của quản lý nói chung vào lĩnh vực giáo dục. Quản lý giáo dục là những tác động có kế hoạch, có mục đắch của chủ thể quản lý đến các mắt xắch của hệ thống giáo dục, làm cho hệ thống vận hành hợp quy luật, sử dụng tối ưu nguồn lực xã hội giành cho giáo dục để nâng cao dân trắ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hệ thống những tác động có mục đắch, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, điều hành các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển của xã hội (nâng cao dân trắ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài).[3]

Quản lý giáo dục là phức tạp. Tác giả Trần Kiểm đề cập 2 cấp độ quản lý giáo dục:

Một là ở cấp vĩ mô (hệ thống giáo dục): ỘQuản lý giáo dục là hoạt động

tự giác của chủ thể nhằm huy động, tổ chức điều phối, điều chỉnh, quan sát

 một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực)

phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hộiỢ[21].

tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội ) nhằm hình thành phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trườngỢ [21].

Như vậy, ta có thể hiểu QLGD là sự tác động có chủ đắch, có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp với các điều kiện khách quan của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm phát huy sức mạnh các nguồn lực giáo dục, từ đó đảm bảo các hoạt động của tổ chức, hệ thống giáo dục đạt được các mục tiêu đã đề ra với chất lượng, hiệu quả cao nhất.

1.2.2. Chất lượng giáo dục

1.2.2.1. Chất lượng

Chất lượng là sự đáp ứng với mục tiêu đã đặt ra và mục tiêu đó phải phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.

Tùy theo đối tượng sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Người sản xuất coi chất lượng là điều họ phải làm để đáp ứng các qui định và yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận. Chất lượng được so sánh với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phắ, giá cả. Do con người và nền văn hóa trên thế giới khác nhau, nên cách hiểu của họ về chất lượng và đảm bảo chất lượng cũng khác nhau.

Theo tác giả Nguyễn Đức Chắnh, hiện nay trên thế giới có sáu quan điểm về chất lượng GD ĐH như sau [11].

- Chất lượng được đánh giá Ộđầu vàoỢ: theo quan điểm này, một trường ĐH có chất lượng cao nếu tuyển được nhiều SV giỏi, có đội ngũ cán bộ giảng dạy có uy tắn, có cơ sở vật chất tốt và trang thiết bị hiện đại,... Tuy nhiên, theo quan điểm này, sẽ khó giải thắch một trường hợp một trường ĐH có nguồn lực dồi dào nhưng chỉ có những hoạt động đào tạo hạn chế; hoặc ngược lại, một trường có những nguồn lực khiêm tốn nhưng đã cung cấp cho sinh viên

một chương trình đào tạo hiệu quả.

- Chất lượng được đánh giá Ộđầu raỢ: trường ĐH có chất lượng cao nếu đào tạo được nhiều sinh viên tốt nghiệp giỏi, thực hiện được nhiều công trình khoa học có giá trị, nhiều khóa học thu hút người học,... Trên thực tế, quan điểm này chưa hoàn toàn phù hợp vì một trường có khả năng tiếp nhận các SV xuất sắc không có nghĩa là sinh viên của họ tốt nghiệp loại xuất sắc. Hơn thế nữa cách đánh giá đầu ra của các trường rất khác nhau.

- Chất lượng được đánh giá bằng Ộgiá trị gia tăngỢ: trường ĐH có chất lượng cao nếu tạo được sự khác biệt lớn trong sự phát triển về trắ tuệ và cá nhân sinh viên sau quá trình đào tạo tại trường. Điểm hạn chế của quan điểm này là khó có thể thiết kế một thước đo thống nhất để đánh giá chất lượng Ộđầu vàoỢ và Ộđầu raỢ để tìm hiệu số của chúng và đánh giá chất lượng của trường đó.

- Chất lượng được đánh giá bằng Ộgiá trị học thuậtỢ: trường ĐH có chất lượng cao nếu có được đội ngũ cán bộ giảng dạy, các nhà khoa học có uy tắn lớn. Tuy nhiên, điểm yếu của quan điểm này là ở chỗ, liệu có thể đánh giá được năng lực chất xám của đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khi có xu hướng chuyên ngành hóa ngày càng sâu, phương pháp luận ngày càng đa dạng.

- Chất lượng được đánh giá bằng Ộvăn hóa tổ chức riêngỢ: trường ĐH có chất lượng cao nếu có được một truyền thống tốt đẹp về hoạt động không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Quan điểm này được mượn từ lĩnh vực công nghiệp và thương mại nên khó có thể áp dụng trong lĩnh vực giáo dục ĐH.

- Chất lượng được đánh giá bằng Ộkiểm toánỢ: trường ĐH có chất lượng cao nếu kết quả kiểm toán chất lượng cho thấy nhà trường có thu thập đủ thông tin cần thiết và những người ra các quyết định có đủ thông tin cần thiết, sự hợp lý và hiệu quả của quá trình thực hiện các quyết định về chất lượng. Điểm yếu của quan điểm này là sẽ khó lý giải những trường hợp khi một cơ

sở ĐH có đầy đủ phương tiện thu thập thông tin, song vẫn có thể có những quyết định chưa phải là tối ưu.

Trên cơ sở phân tắch sáu quan điểm nêu trên, tác giả Nguyễn Đức Chắnh nêu rõ Ộchất lượng là một khái niệm tương đối, rộng, đa chiềuỢ và Ộchất lượng là sự phù hợp với mục đắch hay đạt được các mục đắch đề ra trước đóỢ

1.2.2.2. Chất lượng giáo dục trung học cơ sở

Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng giáo dục toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước về con người, nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Giáo dục là hoạt động xã hội đặc biệt, sản phẩm giáo dục là con người có trắ tuệ và nhân cách. Giáo dục là quá tŕnh có nhiều lực lượng tham gia: nhà trường, gia đình, xã hội, bản thân người học, môi trường. Giáo dục phát triển theo nhiều giai đoạn với từng cấp học, ngành học, với mỗi cấp học, ngành học lại có mục tiêu riêng.

Chất lượng giáo dục được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào chủ thể đánh giá: người học, người dạy, cha mẹ học sinh, các cơ quan quản lý, vào từng cấp học, bậc học, ngành học, thời điểm đánh giá và tình trạng phát triển kinh tế xã hội ở mỗi giai đoạn cụ thể của đất nước.

Nhiều quốc gia sử dụng khái niệm Ộchất lượng giáo dục là sự đáp ứng với mục tiêu giáo dụcỢ. Đối với Việt Nam, khái niệm này được xem là phù hợp nhất, có tắnh khuyến khắch và tạo cơ hội cho các nhà trường phấn đấu đạt được chuẩn chất lượng trong từng giai đoạn nhất định để thực hiện mục tiêu giáo dục theo từng giai đoạn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được quy định bởi Luật Giáo dục.

Chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục. Đối với bậc THCS, mục tiêu giáo dục ở bậc THCS được quy định rõ trong Luật Giáo dục ỘGiáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và

những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao độngỢ [4].

Tóm lại, chất lượng giáo dục trung học cơ sở là sự đáp ứng mục tiêu của trường trung học, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.

1.2.3. Kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS

1.2.3.1. Kiểm định chất lượng giáo dục

Hội đồng KĐCL Đại học của Hoa Kỳ (CHEA, 2003) cho rằng: ỘKiểm định là một quá trình xem xét chất lượng từ bên ngoài, được giáo dục đại học sử dụng để khảo sát, đánh giá các cơ sở giáo dục và các ngành đào tạo nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượngỢ.

Theo định nghĩa của tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO, 2003): Kiểm định chất lượng là: Ộmột quá trình đánh giá từ bên ngoài nhằm đưa ra quyết định công nhận một trường đại học hay một chương trình đào tạo của nhà trường đáp ứng các chuẩn mực quy địnhỢ.

Bộ GD&ĐT quy định: ỘKiểm định chất lượng giáo dục trường là hoạt động đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT quy định đối với từng loại hình cơ sở giáo dụcỢ. [8, tr. 394].

Như vậy KĐCL giáo dục là một giải pháp quản lý chất lượng và hiệu quả giáo dục nhằm các mục tiêu: Đánh giá hiện trạng của CSGD đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra, xác định các điểm mạnh, điểm yếu; Trên cơ sở đó đề ra kế hoạch phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu để phát triển.

Kiểm định chất lượng mang lại cho cộng đồng, đặc biệt là học sinh sự đảm bảo chắc chắn một trường học đã được chứng minh thoả mãn các yêu cầu và tiêu chắ đáng tin cậy và có đủ cơ sở để tin rằng CSGD này sẽ tiếp tục đạt các yêu cầu và tiêu chắ đã đề ra.

1.2.3.2. Kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS

Nguyên tắc của kiểm định chất lượng giáo dục là độc lập, khách quan, đúng pháp luật; trung thực, công khai, minh bạch.

Kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS là hoạt động đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT quy định đối với trường THCS. Bộ GD&ĐT đã cụ thể hóa hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS bằng việc ban hành Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 ban hành về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)