THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH

SỞ HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.3.1. Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục

Chất lượng và hiệu quả của các hoạt động cao hay thấp là do nhận thức. Chắnh vì vậy, nhận thức đúng đắn của đội ngũ CBQL, GV về mục đắch của công tác tự đánh giá là rất quan trọng. Khi nhận thức đúng đắn thì đội ngũ nhà trường sẽ hứng thú, nỗ lực tạo nên động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự thành công trong công tác TĐG tại trường. Nhằm phân tắch, đánh giá về thực trạng nhận thức về sự cần thiết và ý nghĩa của công tác TĐG trong KĐCL giáo dục trường THCS, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu được 185 ý kiến của GV làm công tác TĐG và 24 CBQL của 11 trường THCS và chuyên viên Phòng GD&ĐT Hoài Ân, Sở GD&ĐT tỉnh Bình định về tầm quan trọng của công tác TĐG trong KĐCL giáo dục. Kết quả khảo sát ý kiến thể hiện ở bảng 2.5

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV các trường THCS huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định về hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục

Nội dung

đánh giá Mức độ đánh giá

Ý kiến đánh giá CBQL GV Sự cần thiết của hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục của nhà trường Rất cần thiết 10 51 Cần thiết 12 76 Chưa cần thiết 1 50 Không cần thiết 1 8 TBC 3,29 2,91

Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục ở các trường THCS huyện Hoài ân, tỉnh Bình Định

Nội dung

đánh giá Mức độ đánh giá

Ý kiến đánh giá CBQL GV SL TL% SL TL% Ý nghĩa của hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục của nhà trường Xác định được thực trạng chất lượng các hoạt động giáo dục của nhà trường

22 91,7 156 84,3

Xác định được điểm mạnh, điểm yếu hoạt động giáo dục của nhà trường

20 83,3 145 78,4

Thể hiện tắnh tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong nhiệm vụ được giao để cải tiến chất lượng của nhà trường

18 75 130 70

Đề xuất các biện pháp và có kế hoạch điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện để nâng cao chất lượng GD của nhà trường

21 87,5 150 81

Căn cứ vào kết quả thu được ở bảng 2.5 và bảng 2.6, cho thấy số CBQL và GV được hỏi đã cho rằng hoạt động TĐG là việc làm cần thiết và rất cần thiết trong nhà trường được đánh giá mức Tốt đối với nhận thức của CBQL (TBC: 3,29) còn đánh giá ở mức khá (TBC: 2,91) đối với nhận thức của GV. Bên cạnh đó vẫn còn một số CBQL và GV cho rằng công tác TĐG hiện nay chưa thật sự cần thiết và không cần thiết với lý do: Công tác TĐG chỉ là việc làm hình thức, không thiết thực, tốn kém thời gian và vật chất, ảnh hưởng đến các công việc khác của nhà trường và của GV, hoàn toàn không khả thi.

Về khảo sát nhận thức của đội ngũ về ý nghĩa của hoạt động TĐG đối với nhà trường thì phần lớn CBQL và GV nhận thức được rằng công tác TĐG sẽ giúp nhà trường làm rõ thực trạng quy mô, chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, xác định được điểm mạnh, điểm yếu của các hoạt động giáo dục; đề xuất các kế hoạch và biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục; kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền các biện pháp hỗ trợ cho nhà trường tiếp tục phát triển; TĐG còn thể hiện tắnh tự chủ và tắnh tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ các hoạt động theo

chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số CBQL và GV chưa nhận thức được hoặc nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa, vị trắ tầm quan trọng của công tác TĐG. Họ cho rằng Phòng Giáo dục - Đào tạo đã sinh thêm một đầu việc khá rắc rối, phức tạp, tốn nhiều công sức của cơ sở mà chưa chắc mang lại hiệu quả gì; TĐG là công việc tự nguyện, không bắt buộc dẫn đến họ có thái độ thờ ơ, chưa thực sự quan tâm đến công việc mới mẻ này.

2.3.2. Thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động tự đánh giá.

Kết quả khảo sát đã thu về được 24 phiếu (CBQL) và 185 phiếu (GV) cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Tự đánh giá về năng lực hoạt động TĐG của CBQL và GV Nội dung

đánh giá Mức độ đánh giá

Ý kiến đánh giá CBQL GV Năng lực xây dựng kế hoạch, xác định các nội hàm của chỉ số, sắp xếp các minh chứng Tốt 5 30 Khá 8 52 Trung bình 8 67 Yếu 3 36 TBC 2,6 2,4

Từ kết quả bảng 2.7, đã nhận thấy đa số CBQL đều thừa nhận là năng lực TĐG chỉ ở mức độ Khá (TBC: 2,6) còn GV thừa nhận năng lực ở mức Trung bình (TBC: 2,4). Ngoài ra, 3/24 CBQL và 36/185 GV nhận định năng lực TĐG ở mức độ yếu.

Đi sâu tìm hiểu về năng lực TĐG của đội ngũ CBQL, GV, chúng tôi trực tiếp phỏng vấn CBQL, GV các trường với mong muốn xác định những điểm yếu của đội ngũ CBQL, GV. Qua trao đổi chúng tôi nhận thấy:

- Một số GV chưa xác định rõ nội hàm của các chỉ số, tiêu chắ; còn lúng túng trong việc thu thập, xử lý thông tin, minh chứng; chưa xác định được mức độ phù hợp của minh chứng với các tiêu chắ.

- Mô tả thực trạng khảo sát nội hàm các tiêu chắ còn dài dòng, trùng lặp, không đúng điểm mạnh, lan man; xác định điểm yếu còn sơ sài. Trình bày điểm yếu còn mâu thuẫn. Cách mã hoá, sắp xếp các thông tin, minh chứng theo hộp minh chứng chưa đúng hướng dẫn, chưa khoa học và chưa đảm bào tắnh thẩm mỹ; không thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng.

- Xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng còn chung chung, theo kiểu nghị quyết; viết báo cáo TĐG nhiều chỗ còn trùng lặp, mâu thuẫn.

Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện công tác TĐG: Giáo viên ở các trường tuy được tập huấn, nhưng vẫn còn một số chưa nắm chắc quy trình, kỹ thuật TĐG, cá nhân GV thiếu quan tâm đến hoạt động TĐG, nhà trường chưa chuyển tải được hết những nội dung quan trọng của công tác này đến từng thành viên trong trường. Vì vậy việc triển khai hoạt động này c ̣n gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

TĐG là một công việc mới, khó nên nó đòi hỏi GV vừa phải có nhận thức sâu sắc, vừa có năng lực mới đáp ứng được yêu cầu nhưng trong thực tế còn nhiều bất cập; việc triển khai thực hiện vẫn ở giai đoạn đầu vừa làm vừa học nên còn những hạn chế. Các thành viên trong Hội đồng TĐG và các nhóm công tác là CBQL, hoặc là GV kiêm nhiệm bận nhiều công việc, vì thế chưa đầu tư thời gian thoả đáng và quan tâm đúng mức đến hoạt động này.

2.3.3. Thực trạng về nội dung và thực hiện quy trình của hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng đến chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở

Để có cái nhìn khách quan về thực trạng thực hiện nội dung TĐG trong KĐCL giáo dục ở các trường trung học cơ sở, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu

hồ sơ TĐG trong KĐCL giáo dục của 12 trường trung học trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Qua nghiên cứu phần lớn các trường đã nắm được quy định về tiêu chuẩn dánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kù kiểm định giáo dục cơ sở phổ thông, cơ sở thường xuyên theo thông tư 18/2018. Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học gồm 5 tiêu chuẩn, 36 tiêu chắ và 84 chỉ báo. Tuy nhiên qua khảo sát các tiêu chuẩn đánh giá của các trường chưa đồng đều, kết quả thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8. Kết quả thực hiện nội dung TĐG trong KĐCL giáo dục TT Các nội dung đánh giá Tốt Khá TB Yếu TBC

1 Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà

trường 65 78 45 21 2.89

2 Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo

viên, nhân viên và học sinh 62 76 43 28 2.82

3 Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

4 Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường,

gia đình và xã hội 55 60 77 17 2.73

5 Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và

kết quả giáo dục 47 51 79 32 2.54

Qua khảo sát cho thấy: Tiêu chuẩn 3 và tiêu chuẩn 5 còn mức thấp hơn so với tiêu chuẩn 1, 2, 4. chắnh vì vậy, các trường cần có các biện pháp hữu hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục để hoàn thiện tiêu chuẩn 5 hoặc kiên snghị cơ quan cấp trên đầu tư bổ sung cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học nahừm hoàn thiện các tiêu chắ ở tiêu chuẩn 3. Trên cơ sở đó mỗi trường sẽ từng bước xác định chuẩn chất lượng cho từng hoạt động giáo dục nhằm dảm bảo chất lượng đầu ra đáp ứng được yêu cầu của địa phương và của xã hội.

Theo số liệu của cán bộ phụ trách công tác KĐCL Ờ Phòng GD&ĐT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, tắnh đến tháng 5 năm 2020, 100% các trường THCS đã

triển khai hoạt động TĐG và có 11 trường hoàn thành báo cáo TĐG. Đa số các trường THCS đã nắm được quy trình thực hiện hoạt động TĐG gồm 7 bước: Thành lập hội đồng tự đánh giá; Lập kế hoạch tự đánh giá; Thu thập, xử lý và phân tắch các minh chứng; Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chắ; Viết báo cáo tự đánh giá; Công bố báo cáo tự đánh giá; Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Các trường cũng đã viết báo cáo TĐG nhưng so với yêu cầu thì chưa đáp ứng theo đúng quy định. Kết quả thu về được là 209 phiếu cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Kết quả thực hiện quy trình TĐG trong KĐCL giáo dục

TT Các nội dung đánh giá Tốt Khá TB Yếu TBC

1 Thành lập hội đồng tự đánh giá 88 45 55 21 2,96

2 Lập kế hoạch tự đánh giá 83 47 56 23 2,91

3 Thu thập, xử lý và phân tắch các minh

chứng 73 64 45 27 2,88

4 Đánh giá các mức đạt được theo từng

tiêu chắ 67 60 51 31 2,78

5 Viết báo cáo tự đánh giá 68 59 46 36 2,76

6 Công bố báo cáo tự đánh giá 78 45 42 44 2,75

7 Triển khai các hoạt động sau khi hoàn

thành báo cáo tự đánh giá 78 32 54 45 2,68

Qua kết quả nhìn chung hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục tại các trường THCS huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định thực hiện đúng theo quy trình, đúng yêu cầu của kiểm định chất lượng theo 7 bước đạt mức Khá trở lên. Tuy nhiên, theo khảo sát đối với chuyên viên Phòng GD&ĐT Hoài Ân thì hầu như các trường chỉ triển khai thực hiện nhằm đảm bảo mục tiêu là hoàn thành quy định, chứ không hướng đến việc cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo đúng tinh thần của bộ tiêu chắ đánh giá trường THCS do Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT.

Từ những ưu điểm và hạn chế qua việc điều tra thực trạng hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục ở các trường THCS huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định; Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục ở các trường THCS huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.4.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường THCS

Bảng 2.10. Thực trạng kế hoạch hóa hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục ở các trường THCS huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá

TBC Tốt Khá Trung

bình Yếu

Xác định chắnh xác mục đắch và phạm vi TĐG 48 80 66 15 2,8

Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên 49 85 56 19 2,8

Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy

động 37 40 95 37 2,4

Xác định công cụ đánh giá 32 51 90 36 2.4

Dự kiến xử lý và phân tắch các minh chứng cần

thu thập cho từng tiêu chắ 30 102 38 39 2.6

Xác định thời gian biểu cho từng hoạt động. 51 58 68 32 2.6

Tắnh hợp lý và khả thi của kế hoạch 20 104 75 10 2.6

Kế hoạch được thực hiện thành công hiệu quả, khoa học, hợp lý và có tắnh khả thi khi tất cả các yếu tố cơ bản của kế hoạch được xác định ở mức tốt. Kết quả khảo sát cho thấy các trường đã chú trọng trong việc xây dựng kế hoạch, phần lớn các trường đã xây dựng kế hoạch TĐG khá công phu, chi tiết, đầy đủ các nội dung, sát thực tế, bố trắ thời gian hợp lý, hài hoà với các công việc khác trong nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số Hiệu trưởng chưa quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng kế hoạch TĐG, kết

quả thu được ở bảng 2.10 cho rằng kế hoạch TĐG của nhà trường đã xác định chắnh xác mục đắch và phạm vi TĐG và việc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên ở mức Khá . Việc xác định chắnh xác mục đắch của công tác TĐG là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến toàn bộ quá trình triển khai hoạt động TĐG của nhà trường. Nếu trong kế hoạch TĐG không xác định rõ mục đắch thì sẽ không thể tránh khỏi sự nhầm lẫn giữa việc TĐG định kỳ hàng năm của nhà trường và công tác TĐG trong KĐCL giáo dục. Qua trao đổi với Chủ tịch Hội đồng TĐG trong KĐCL giáo dục các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, chúng tôi thấy được mặt hạn chế lớn của các trường là chưa xác định được các lĩnh vực cụ thể để xác lập phạm vi TĐG trong kế hoạch. Khảo sát tại một số trường đang thực hiện công tác TĐG đã cho chúng tôi thấy được một khó khăn rất lớn đối với các trường THCS ở các xã vùng sâu khi xây dựng kế hoạch TĐG đó là việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Việc phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các thành viên trong Hội đồng TĐG chưa được các thành viên đánh giá cao. Chắnh việc phân công chưa triệt để rõ ràng trong kế hoạch đã khiến kế hoạch thiếu hợp lý và khả thi. Trong thực tế, các thành viên Hội đồng TĐG chủ yếu là cán bộ quản lý, các tổ trưởng và GV nên việc phân công nhiệm vụ dễ bị chồng chéo giữa hoạt động TĐG và công tác chuyên môn; điều này dẫn đến có tình trạng đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm. Dẫn đến tình trạng phân công trên kế hoạch là người này nhưng khi thực hiện lại là người khác và kết quả là bị chồng chéo giữa các hoạt động, chậm trễ trong khi triển khai thực hiện.

Trong kế hoạch TĐG, dự kiến được nguồn lực (bao gồm nhân lực, tài lực, vật lực) và việc xác định công cụ đánh giá, như vậy việc huy động đúng thời điểm sẽ đảm bảo được sự chủ động khi triển khai thực hiện, không bị chồng chéo giữa công tác TĐG với các công tác khác. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy nội dung này chỉ ở mức Trung bình. Chứng tỏ rằng khi xây dựng

kế hoạch các trường vẫn chưa quan tâm nhiều đến nguồn lực và huy động không đúng thời điểm. Hoặc cách phân công sắp xếp nguồn nhân lực thực hiện chưa thật hợp lý còn việc xác định công cụ đánh giá trong các kế hoạch TĐG ở các trường chưa thể đưa ra một kết quả đánh giá chắnh xác, dẫn đến việc đưa ra các kế hoạch cải tiến, thực hiện cải tiến trong các giai đoạn kế tiếp chưa thực sự hiệu quả. Để công tác TĐG ở các trường đạt hiệu quả cao hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 62)