KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 56)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

ĐÀO TẠO HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.2.1. Khái quát vị trắ địa lý, tình hình kinh tế - xã hội

Vị trắ địa lý: Phắa bắc giáp huyện Hoài Nhơn, phắa nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, phắa đông giáp huyện Phù Mỹ và huyện Phù Cát, phắa tây giáp huyện An Lão. Diện tắch: 744,1 km2; dân số: 94.300 người, trong đó nữ 48.800 người; mật độ dân số 127 người/km2

Hoài Ân là huyện trung du, miền núi, nơi có ba dân tộc sinh sống là Kinh, Bana và H're. Trải qua hàng trăm năm hình thành, xây dựng và bảo vệ quê hương, các dân tộc sinh sống trên vùng đất Hoài Ân luôn đoàn kết, sát cánh cùng nhau tạo nên truyền thống văn hoá đa dạng và phong phú, phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc. Người dân Hoài Ân luôn tự hào với một kho tàng văn học dân gian phong phú, bao gồm nhiều thể loại ca dao, bài chòi, hát đối, hò vè, hát ru,... đặc biệt là những câu chuyện tiếu lâm. Bằng những lời lẽ châm biếm hết sức thông minh, nhẹ nhàng và sâu cay, ông đã

giáng những đòn chắ mạng vào bọn tham quan ô lại, địa chủ, cường hào áp bức, bóc lột nhân dân. Không chỉ có vậy, nơi đây còn được "mệnh danh" là vùng đất học với những nho sĩ yêu nước được nhiều người biết đến như: Trần Trọng Vĩ, Tăng Bạt Hổ, Đặng Tiền,...

Kinh tế tăng trưởng khá, mức tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 giá trị sản xuất tắnh theo giá so sánh năm 2010 đạt 11,2%. Trong đó, Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,2% ; Công nghiệp - xây dựng tăng 15,3% ; Thương mại - dịch vụ tăng 16%.

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tắch cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm - thủy sản. Năm 2015 nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 55,9%, công nghiệp - xây dựng chiếm 15,1%; thương mại - dịch vụ chiếm 29%; Đến năm 2020, Nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm 45,2%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 19,8%; Thương mại - dịch vụ chiếm 35,1%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 40,2 triệu đồng/năm tăng 1,7 lần so năm 2015; Tỷ lệ tăng thu ngân sách địa phương bình quân hàng năm 17,5%. (Trắch Nghị quyết Đại hội

Đại biểu Đảng bộ huyện Hoài Ân lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025)

2.2.2. Khái quát tình hình GD&ĐT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Hoài Ân có 4 trường trung học phổ thông: Trường PTTH Nguyễn Bỉnh Khiêm, PTTH Hoài Ân ở thị trấn Tăng Bạt Hổ, PTTH Võ Giữ ở xã Ân Mỹ và PTTH Trần Quang Diệu ở xã Ân Tường Tây. Có 12 trường THCS (theo xã, thị trấn): Ân Nghĩa, Ân Hữu, Phổ thông Dân tộc nội trú (xã Ân Hữu), Ân Tường Tây, Ân Tường Đông, Ân Đức, Tăng Bạt Hổ, Ân Thạnh, Ân Tắn, Ân Hảo Đông, Ân Mỹ, Ân Hảo Tây. Có 14 trường Tiểu học (theo xã, thị trấn): BokTới, ĐakMang, Ân Nghĩa, Ân Hữu, Ân Tường Tây, Ân Tường Đông, Ân Đức, Tăng Bạt Hổ, Ân Phong, Tăng Doãn Văn (xã Ân Thạnh), Ân Tắn, Ân Mỹ, Ân Hảo Tây, Ân Hảo Đông. Có 10 trường Mẫu giáo: Vùng cao,

BokTới, ĐakMang, Ân Hữu, Ân Tường Đông, Ân Tường Tây, Ân Phong, Ân Thạnh, Ân Tắn, Ân Mỹ, Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây. Có 4 trường Mầm non: Ân Nghĩa, 19-4 (Thị trấn Tăng Bạt Hổ), Tăng Bạt Hổ, Ân Đức. Tại thời điểm tháng 4 năm 2011 các trường học đã được kết nối mạng Internet đến điểm trường chắnh. Riêng 3 trường Mẫu giáo Vùng cao, Tiểu học BokTới, Tiểu học ĐakMang phải dùng mạng không dây di động ở nơi khác vì điểm chắnh chưa đủ điều kiện.

Trẻ em đi học đúng độ tuổi đạt 98,7%; học sinh Tiểu học hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,3%; tỷ lệ học sinh Tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,4%. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên toàn ngành được nâng cao. Công tác phát triển đảng viên, thành lập Chi bộ trường học được quan tâm đúng mức, đến nay, toàn ngành có 40 Chi bộ với 498 đảng viên, chiếm 50%. Công tác phổ cập giáo dục hàng năm được duy trì và chất lượng nâng cao. Công tác đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia được thực hiện theo kế hoạch và đạt nhiều kết quả. Tập trung đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW6 (Khóa XII) về đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp, đã sáp nhập 10 trường Tiểu học và luân chuyển 16 cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các trường theo quy định; Thực hiện có hiệu quả công tác Khuyến học, khuyến tài, huy động trên 03 tỷ đồng hỗ trợ trên 5.000 lượt học sinh, sinh viên nghèo, hiếu học được đến trường. (trắch

Báo cáo tổng kết tình hình giáo dục huyện Hoài Ân năm 2019)

2.2.3. Tình hình giáo dục THCS huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

2.2.3.1. Quy mô trường lớp, học sinh

Tắnh đến tháng 04/2020, huyện Hoài Ân có 12 trường THCS. Tổng số HS bậc THCS có 5430 HS, trong đó HS nữ có 2470 HS chiếm tỷ lệ 45,48%, HS DTTS có 204 HS chiếm tỉ lệ 3,75%, HS nữ DTTS: 138 em, chiếm tỉ lệ 67,6%.

Bảng 2.1. Quy mô phát triển trường lớp bậc THCS huyện Hoài Ân trong ba năm TT Năm học Tổng số Trường Tổng số lớp Tổng số HS Trung bình HS/lớp 1 2017-2018 12 156 4853 31,1 2 2018-2019 12 153 4920 32,1 3 2019-2020 12 154 5430 35,2

Nguồn: Phòng GD&ĐT Hoài Ân năm 2019

Từ số liệu thống kê bảng 2.1 chúng tôi thấy rằng quy mô, mạng lưới trường THCS trong những năm gần đây của huyện ngày càng được mở rộng đến các địa bàn khu dân cư, cho đến hiện nay đa số các xã, Thị trấn của Huyện đều có cấp học THCS (trong đó xã Ân Phong và Thị trấn có 01 trường THCS gồm 23 lớp) góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học và thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ và để đáp ứng nhu cầu học tập lâu dài trong tương lai, ngành GD&ĐT huyện bên cạnh việc đề ra những giải pháp tăng cường nguồn nhân lực cho GD&ĐT và tăng cường CSVC các trường học, đổi mới công tác quản lý GD&ĐT cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc quy hoạch, xây dựng thêm một số trường học mới vì số lượng học sinh tăng dần theo từng năm học.

2.2.3.2. Cơ sở vật chất - thiết bị trường học

Huyện Hoài Ân đến nay, mặc dù là 01 trong những huyện nghèo trung du miền núi, ngân sách hạn hẹp nhưng Huyện đã dành một phần lớn ngân sách hàng năm chi cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT nói chung và phát triển giáo dục THCS nói riêng. Hiện nay mạng lưới các trường THCS có đều khắp ở các xã. Tất cả các trường THCS được xây dựng kiên cố, điều kiện về CSVC và các phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học nhìn chung đáp ứng được cơ bản yêu cầu dạy và học đến nay số lượng phòng học kiên cố là 528/537 đạt 98,32%, 100% các trường có phòng vi tắnh được kết nối internet phục vụ tốt công tác quản lý, dạy và học. Các trường THCS có đủ phòng học

phục vụ cho hoạt động giảng dạy, bảo đảm môi trường Ộxanh- sạch- đẹpỢ; đáp ứng nhu cầu học tập lâu dài. Học sinh vùng khó khăn, người DTTS, gia đình chắnh sách đều được tạo điều kiện thuận lợi trong học tập. Huyện Hoài Ân đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục mầm non. (trắch Báo cáo tổng kết tình hình giáo dục huyện Hoài Ân năm 2019)

2.2.3.3. Chất lượng giáo dục của các trường THCS

Trong các năm gần đây, chất lượng giáo dục các trường THCS trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chất lượng giáo dục đại trà ổn định và từng bước được nâng lên; chất lượng giáo dục mũi nhọn phát triển; tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS và tiếp tục theo học các trường THPT tăng lên; Hưởng ứng, tham gia tắch cực các cuộc thi do Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT tổ chức và đạt được nhiều thành tắch đáng khắch lệ cụ thể như sau:

- Công tác báo cáo tự đánh giá tương đối tốt và đầy đủ; cụ thể:

Bảng 2.2. Kết quả tự đánh giá

Cấp học Tổng số cơ sở GD hiện có Đã hoàn thành tự đánh giá Đã được đánh giá ngoài Kết quả đánh giá ngoài SL % SL % Không đạt Đạt cấp độ 1 Đạt cấp độ 2 Đạt cấp độ 3 MN 14 14 100,0 4 28,6 0 0 0 4 TH 18 18 100,0 6 33,3 0 0 0 6 THCS 12 12 100,0 5 41,7 0 0 0 5 Cộng 44 43 100,0 15 34,1 0 0 0 15

Nguồn: Phòng GD&ĐT Hoài Ân năm 2019

- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục đã tác động mạnh mẽ đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường, giúp nhà trường tự đánh giá lại thực trạng của nhà trường theo các tiêu chắ một cách rõ ràng; nhận thấy rõ các mặt ưu điểm, các tồn tại, yếu kém cần khắc phục, đề ra được

các kế hoạch để cải tiến chất lượng của nhà trường, góp phần làm chuyển biến và nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

- Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học

Bảng 2.3. Thống kê các trường đạt chuẩn quốc gia

Tổng số trường Mầm non Tiểu học THCS

SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)

Số lượng 29/44 65,9 5/14 35,7 15/18 83,3 9/12 75,0

Nguồn: Phòng GD&ĐT Hoài Ân năm 2019

- Kết quả năm 2019 về công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ: Về phổ

cập giáo dục tiểu học: có 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 03, huyện đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 03. Về phổ cập giáo dục THCS: có 08/15 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 02 và 7/15 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 03, huyện đạt chuẩn mức độ 02. Về chống mù chữ có 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 02, huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 02. (trắch Báo cáo tổng kết tình hình

giáo dục huyện Hoài Ân năm 2019)

- Các phong trào mũi nhọn :

Bảng 2.4. Chất lượng các phong trào mũi nhọn trong ba năm học liền kề

Năm học Học sinh giỏi lớp 9 Học sinh giỏi lớp 6,7,8 cấp huyện

Tham gia thi Sáng tạo thanh

thiếu niên cấp tỉnh

Tham gia thi Khoa học kỹ thuật Cấp huyện Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp tỉnh Cấp quốc gia 2017-2018 68 18 417 01 giải ba 14 01 0 2018-2019 64 13 375 01 giải nhất 12 02 01 2019-2020 65 - - - 12 - -

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.3.1. Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục

Chất lượng và hiệu quả của các hoạt động cao hay thấp là do nhận thức. Chắnh vì vậy, nhận thức đúng đắn của đội ngũ CBQL, GV về mục đắch của công tác tự đánh giá là rất quan trọng. Khi nhận thức đúng đắn thì đội ngũ nhà trường sẽ hứng thú, nỗ lực tạo nên động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự thành công trong công tác TĐG tại trường. Nhằm phân tắch, đánh giá về thực trạng nhận thức về sự cần thiết và ý nghĩa của công tác TĐG trong KĐCL giáo dục trường THCS, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu được 185 ý kiến của GV làm công tác TĐG và 24 CBQL của 11 trường THCS và chuyên viên Phòng GD&ĐT Hoài Ân, Sở GD&ĐT tỉnh Bình định về tầm quan trọng của công tác TĐG trong KĐCL giáo dục. Kết quả khảo sát ý kiến thể hiện ở bảng 2.5

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV các trường THCS huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định về hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục

Nội dung

đánh giá Mức độ đánh giá

Ý kiến đánh giá CBQL GV Sự cần thiết của hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục của nhà trường Rất cần thiết 10 51 Cần thiết 12 76 Chưa cần thiết 1 50 Không cần thiết 1 8 TBC 3,29 2,91

Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục ở các trường THCS huyện Hoài ân, tỉnh Bình Định

Nội dung

đánh giá Mức độ đánh giá

Ý kiến đánh giá CBQL GV SL TL% SL TL% Ý nghĩa của hoạt động TĐG trong KĐCL giáo dục của nhà trường Xác định được thực trạng chất lượng các hoạt động giáo dục của nhà trường

22 91,7 156 84,3

Xác định được điểm mạnh, điểm yếu hoạt động giáo dục của nhà trường

20 83,3 145 78,4

Thể hiện tắnh tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong nhiệm vụ được giao để cải tiến chất lượng của nhà trường

18 75 130 70

Đề xuất các biện pháp và có kế hoạch điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện để nâng cao chất lượng GD của nhà trường

21 87,5 150 81

Căn cứ vào kết quả thu được ở bảng 2.5 và bảng 2.6, cho thấy số CBQL và GV được hỏi đã cho rằng hoạt động TĐG là việc làm cần thiết và rất cần thiết trong nhà trường được đánh giá mức Tốt đối với nhận thức của CBQL (TBC: 3,29) còn đánh giá ở mức khá (TBC: 2,91) đối với nhận thức của GV. Bên cạnh đó vẫn còn một số CBQL và GV cho rằng công tác TĐG hiện nay chưa thật sự cần thiết và không cần thiết với lý do: Công tác TĐG chỉ là việc làm hình thức, không thiết thực, tốn kém thời gian và vật chất, ảnh hưởng đến các công việc khác của nhà trường và của GV, hoàn toàn không khả thi.

Về khảo sát nhận thức của đội ngũ về ý nghĩa của hoạt động TĐG đối với nhà trường thì phần lớn CBQL và GV nhận thức được rằng công tác TĐG sẽ giúp nhà trường làm rõ thực trạng quy mô, chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, xác định được điểm mạnh, điểm yếu của các hoạt động giáo dục; đề xuất các kế hoạch và biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục; kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền các biện pháp hỗ trợ cho nhà trường tiếp tục phát triển; TĐG còn thể hiện tắnh tự chủ và tắnh tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ các hoạt động theo

chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số CBQL và GV chưa nhận thức được hoặc nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa, vị trắ tầm quan trọng của công tác TĐG. Họ cho rằng Phòng Giáo dục - Đào tạo đã sinh thêm một đầu việc khá rắc rối, phức tạp, tốn nhiều công sức của cơ sở mà chưa chắc mang lại hiệu quả gì; TĐG là công việc tự nguyện, không bắt buộc dẫn đến họ có thái độ thờ ơ, chưa thực sự quan tâm đến công việc mới mẻ này.

2.3.2. Thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động tự đánh giá.

Kết quả khảo sát đã thu về được 24 phiếu (CBQL) và 185 phiếu (GV) cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Tự đánh giá về năng lực hoạt động TĐG của CBQL và GV Nội dung

đánh giá Mức độ đánh giá

Ý kiến đánh giá CBQL GV Năng lực xây dựng kế hoạch, xác định các nội hàm của chỉ số, sắp xếp các minh chứng Tốt 5 30 Khá 8 52 Trung bình 8 67 Yếu 3 36 TBC 2,6 2,4

Từ kết quả bảng 2.7, đã nhận thấy đa số CBQL đều thừa nhận là năng lực TĐG chỉ ở mức độ Khá (TBC: 2,6) còn GV thừa nhận năng lực ở mức Trung bình (TBC: 2,4). Ngoài ra, 3/24 CBQL và 36/185 GV nhận định năng lực TĐG ở mức độ yếu.

Đi sâu tìm hiểu về năng lực TĐG của đội ngũ CBQL, GV, chúng tôi trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 56)