7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệmtrong dạy học môn TN&XH
1.4.1. Nội dung quản lý
1.4.1.1. Quản lý mục tiêu trải nghiệm trong dạy học môn TN&XH
- Lựa chọn chủ đề, đặt tên chủ đề.
Khi tiến hành lựa chọn và đặt tên chủ đề, các nhà giáo dục cần lƣu ý phải đảm bảo chọn lọc chủ đề có ý nghĩa khoa học nhằm bổ sung lý thuyết của bộ môn, xây dựng cơ sở lý thuyết mới hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại... và có giá trị thực tiễn, trau dồi kinh nghiệm, phát huy khả năng sáng tạo đối với HS, phù hợp với sở thích, lứa tuổi, trình độ nhận thức của các em.
Việc đặt tên chủ đề một cách chuẩn xác là rất quan trọng vì tên chủ đề thể hiện rõ nội dung tổ chức các HĐTN. Tên chủ đề phải ngắn gọn, súc tích, phải rõ ràng, chuẩn xác để có thể đƣợc hiểu theo một nghĩa duy nhất, không đƣợc tạo khả năng hiểu thành nhiều nghĩa.
- Xác định mục tiêu, nội dung, thời gian, nhân lực tiến hành chủ đề.
Trong một chủ đề GV có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp, hình thức khác nhau phụ thuộc vào trình độ nhận thức của HS và điều kiện thực tế, nhƣng mục đích cuối cùng vẫn đạt đƣợc mục tiêu bài học. Khi tiến hành HĐTN, GV phải xác định nội dung hợp lý, phải đảm bảo tính logic và khoa học, tính thẩm mỹ và tính đạo đức, tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm thu đƣợc sau buổi HĐTN mà không mất quá nhiều thời gian. Điều quan trọng nhất là chƣơng trình, kế hoạch HĐTN phải đƣợc thiết kế đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, kĩ năng, thái độ và cả cách vận dụng kiến thức cần thiết vào thực tiễn cuộc sống cho HS, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu bài học. Điều này đòi hỏi khi thiết kế HĐTN, ngƣời GV cần phải: Dựa trên nội dung cốt lõi của chƣơng trình đáp ứng chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học. Tập trung vào những hiểu biết của HS sau quá trình học, phải đa dạng, phong phú và phù hợp với trình độ nhận thức của HS để qua đó các em có thể hiểu đƣợc nội dung bài học.
Ngoài ra, nội dung lựa chọn cần đáp ứng với những yêu cầu của xã hội ở thời điểm giáo dục. Chủ đề thƣờng gắn chặt với những vấn đề môi trƣờng, xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật đang là vấn đề giải quyết ở trƣờng, địa phƣơng nơi tập thể HS sống và học tập. Cần phối kết hợp với nhiều nhân lực, nhà giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để tiến hành các HĐTN mang lại hiệu quả nhất.
- Cần xác định rõ các hoạt động, trong đó hoạt động nào hƣớng đến mục tiêu nhận thức, hoạt động nào hƣớng tới mục tiêu hình thành kỹ năng hoặc kết hợp, phối hợp nhuần nhụy cả hai hoạt động.
- Trong các hoạt động của chủ đề, cần chú ý phân bổ các loại hoạt động. +Hoạt động khai thác trải nghiệm đã có của HS.
+Hoạt động trải nghiệm mới nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị mới (kinh nghiệm mới) và hoạt động sáng tạo của HS.
- Lựa chọn phƣơng pháp, hình thức tổ chức phù hợp với mục tiêu và các nội dung, đảm bảo đƣợc sự trải nghiệm và sáng tạo của HS. GV nên kết hợp sử dụng nhiều phƣơng pháp, hình thức tổ chức khác nhau để phát triển tính độc lập, tự giác tự tìm tòi của HS trong HĐTNST nhằm phát huy năng lực HS. Mặt khác, khi tiến hành dạy học theo hƣớng phát huy năng lực HS, GV cũng cần quan tâm đến hiệu quả của mỗi phƣơng pháp, hình thức mà mình áp dụng.
- Sắp xếp trật tự logic các hoạt động trong chủ đề nhƣ thế nào để đảm bảo các yêu cầu của học tập trải nghiệm: khai thác kinh nghiệm đã có, phản hồi kinh nghiệm, hình thành kinh nghiệm mới dƣới dạng kiến thức mới, thái độ mới, kỹ năng mới hay các sản phẩm sáng tạo cụ thể...
- Đánh giá kết quả hoạt động nhƣ thế nào để đảm bảo thấy đƣợc mức độ đạt đƣợc của nội dung với mục tiêu đặt ra, chú ý đánh giá sự trải nghiệm và sáng tạo của HS bằng phƣơng pháp phù hợp. Có nhiều cách đánh giá kết quả HĐTNST. GV phải quan sát, nhận xét, góp ý để đánh giá ngay trong quá trình hoạt động thực tiễn, dựa trên những biểu hiện cụ thể về phƣơng thức và kết quả hoạt động của HS. Cần sử dụng nhiều hình thức đánh giá, nhiều bộ công cụ đánh giá, coi trọng nhận xét quá trình tiến bộ về nhiều mặt khác nhau của HS.
1.4.1.2. Quản lý thực hiện nội dung trải nghiệm trong dạy học môn TN&XH
Nội dung chƣơng trình đƣợc xây dựng theo hệ thống cấu trúc đồng tâm, phát triển các chủ đề giữa các lớp. Nói cách khác là một số chủ đề đƣợc lặp đi lặp lại từ lớp dƣới lên lớp trên, phân chia phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Càng lên lớp trên thì yêu cầu của các chủ đề càng đƣợc nâng cao hơn, tổng hợp hơn, khái quát hơn. Nội dung dạy học môn TN&XH tiểu học xoay quanh các chủ đề:
- Con ngƣời và sức khỏe - Xã hội
- Tự nhiên
Một số điểm kế thừa và mới chủ yếu về nội dung ở từng chủ đề: - Con ngƣời và sức khoẻ:
giác quan; các cơ quan vận động; tiêu hóa; hô hấp; tuần hoàn; thần kinh...) + Các nội dung mới: Vệ sinh; dinh dƣỡng; phòng bệnh.
- Xã hội:
+ Kế thừa và phát triển các nội dung: Gia đình, trƣờng học, địa phƣơng. + Các mạch nội dung mới: An toàn khi ở nhà, ở trƣờng và an toàn giao thông; vệ sinh ở nhà, trƣờng học và nơi công cộng; một số cơ sở hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, thông tin liên lạc và kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng mại)... tại địa phƣơng...
- Tự nhiên:
+ Kế thừa và phát triển các nội dung: Thực vật, động vật, một số hiện tƣợng tự nhiên, bầu trời và Trái Đất.
+ Nét mới trong các mạch nội dung: Trong chủ đề tự nhiên không có những mạch nội dung mới nhƣng trong từng mạch nôị dung nêu trên đều có những thay đổi mới phù hợp với từng lứa tuổi, tâm sinh lý của HS. Ví dụ: Trong mạch nội dung về thực vật và động vật không đi sâu giới thiệu từng cây hay con vật cụ thể, mà thay vào đó là hƣớng dẫn HS tìm hiểu và phát hiện ra sự phong phú, đa dạng của thực vật và động vật thông qua một số loài phổ biến, gần gũi với HS.
1.4.1.3. Hình thức dạy học trải nghiệm trong môn TN&XH a)Hình thức thực hành
Hình thức thực hành là hình thức dạy học dựa trên cơ sở sự quan sát giáo viên làm mẫu và thực hiện tự lực của học sinh dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên nhằm hoàn thành các bài tập, từ đó hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Thêm vào đó, hình thức dạy học thực hành còn giúp học hình thành các phẩm chất và phát triển năng lực tƣ duy để có đủ khả năng xử lí các tình huống trong thực tế cuộc sống.
Thông thƣờng một quá trình dạy học thực hành trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc. Hình thức dạy học thực hành chủ yếu đƣợc xây dựng dựa theo quan điểm của thuyết hành vi, lấy việc lặp đi lặp lại nhiều lần các động tác kết hợp quá trình tƣ duy để hoàn thiện dần các động tác, từ đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực, phát triển tri thức cho học sinh.
- Hình thức dạy học thực hành đƣợc sử dụng phổ biến nhất là các bài có nội dung về giáo dục sức khoẻ.
- Tác dụng của hình thức dạy học thực hành: Củng cố những kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội; Hình thành, củng cố kỹ năng cho học sinh; Hình thành một số thói quen tốt cho học sinh; Làm cho giờ học sinh động, học sinh học tập hứng thú, tích cực.
- Cách thức sử dụng:
+ Thực hành có thể thực hiện trong tiết học: thực hành rửa mặt, thực hành đánh răng, thực hành quét dọn lớp học.
+ Thực hành có thể tiến hành ngoài lớp học nhƣ: Thực hành vệ sinh trƣờng học, vệ sinh nhà ở, vệ sinh môi trƣờng ở địa phƣơng.
+ Có thể tổ chức cho học sinh thực hành theo cá nhân, theo nhóm, cả lớp. + Thực hành có thể tổ chức dƣới dạng trò chơi học tập. Ví dụ trò chơi "Dự báo thời tiết.
b) Hình thức thí nghiệm
Hình thức dạy học thí nghiệm là hình thức mà giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các dụng cụ thí nghiệm tái tạo lại những hiện tƣợng xảy ra trong thực tế để tìm hiểu và rút ra kết luận khoa học.
Thí nghiệm là nền tảng của dạy học. Thí nghiệm giúp học sinh chuyển từ tƣ duy cụ thể sang tƣ duy trừu tƣợng và ngƣợc lại. Khi làm thí nghiệm học sinh rút ra đƣợc các khái niệm, định luật. Thí nghiệm đƣợc sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn học sinh khai thác, tìm tòi, phát hiện kiến thức, giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực nhận thức tƣ duy khoa học.
Đối với học sinh tiểu học, tƣ duy trực quan cụ thể còn chiếm ƣu thế, thí nghiệm tuy không nhiều trong chƣơng trình môn Tự nhiên và xã hội nhƣng lại có ý nghĩa lớn lao trong việc tạo ra niềm tin có cơ sở khoa học vào kiến thức mới. Học sinh dễ hiểu các hiện tƣợng phức tạp, do đó kích thích đƣợc sự say mê khoa học và hứng thú học tập. Chủ đề đƣợc áp dụng nhiều hình thức thí nghiệm nhƣ: Chủ đề thực vật và động vật; Trái đất và bầu trời,…
sinh quan sát, phán đoán, phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra những kết luận khoa học, các thao tác tƣ duy đƣợc phát triển:
- Việc làm thí nghiệm góp phần hình thành cho học sinh kỹ năng kỹ xảo thực hành và vận dụng tri thức vào thực tiễn.
- Đặc điểm thí nghiệm ở tiểu học: Khác với các lớp trên, ở tiểu học thí nghiệm chỉ tìm hiểu những hiện tƣợng về định tính mà chƣa đi sâu vào định lƣợng.
c) Hình thức tham quan dã ngoại
Dạy học theo hình thức tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh đƣợc đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy... ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có đƣợc những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. Từ đó tăng kiến thức thực tế cho học sinh.
Trong môn Tự nhiên và xã hội: Hình thức dạy học tham quan dã ngoại đƣợc sử dụng phổ biến nhất là các bài có nội dung tìm hiểu về môi trƣờng tự nhiên và xã hội xung quanh ta: Cộng đồng nơi mà em sinh sống, Trƣờng học, Gia đình, Thực vật và động vật,…
d) Hình thức sản xuất thử
Hình thức sản xuất thử là hình thức mà dƣới dạng công cụ, thiết bị dạy học, các thành tố của hoạt động sản xuất, giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tƣ duy độc lập sáng tạo, giúp học sinh đƣợc trải nghiệm thực tiễn cuộc sống và sản xuất, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, góp phần hình thành một số phẩm chất và năng lực của học sinh.
Quan điểm đổi mới chất lƣợng dạy học là trang bị cho học sinh các năng lực thực hiện nhiều hơn những tri thức có tính tái hiện lại. Để thực hiện đƣợc định hƣớng đổi mới này phải cần đến các phƣơng thức đào tạo có tính hoạt động và có tính giải quyết vấn đề. Ngƣời học cần đƣợc trang bị một lƣợng tri thức cơ bản đồng thời liên kết và định hƣớng tới các năng lực. Bản chất của hình thức dạy học sản xuất thử là ngƣời học
phải hoạt động cả tay chân và trí óc để tạo ra một sản phẩm cụ thể.
Trong môn Tự nhiên và xã hội: Hình thức dạy học sản xuất thử đƣợc sử dụng phổ biến nhất là các bài có nội dung tìm hiểu về môi trƣờng tự nhiên và xã hội xung quanh ta: Thực vật và động vật, Trái đất và bầu trời…
e. Hình thức tổ chức trò chơi
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thƣ giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu đƣợc trong cuộc sống con ngƣời nói chung, đối với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”.
Trò chơi có thể đƣợc sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt động dạy học theo hƣớng trải nghiệm nhƣ làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã đƣợc tiếp nhận,... Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo đƣợc bầu không khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn.
Trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội: Trò chơi có thể đƣợc sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau nhƣ làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kỹ năng và củng cố những tri thức đã đƣợc tiếp nhận.
f) Hình thức học theo dự án
Hình thức học theo dự án là hình thức dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên, ngƣời học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát chƣơng trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể.
Ngƣời học là trung tâm của dạy học dự án, ngƣời học không hoạt động độc lập mà làm việc theo nhóm, đóng vai là những ngƣời thuộc các lĩnh vực khác nhau, có nhiệm vụ hoàn thành vai trò của mình theo mục tiêu đã đề ra.
Trong dạy học dự án ngƣời học cần hoàn thành dự án với những sản phẩm cụ thể có ý nghĩa và giá trị nhất định đối với bản thân và xã hội. Trong suốt quá trình dạy học, vai trò của giáo viên là định hƣớng, tổ chức, tƣ vấn, giám sát, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời học thực hiện dự án và thông qua đó phát triển các năng lực của bản thân.
1.4.1.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá trải nghiệm trong dạy học môn TN&XH
Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội giúp giáo viên kịp thời phát hiện và điều chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đƣa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết. Để làm tốt công tác này hiệu trƣởng cần:
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội sát với mục đích, yêu cầu của từng chủ đề dạy học. Xây dựng lực lƣợng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động, việc đánh giá phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục trực tiếp hoặc gián tiếp để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đƣa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết.
- Kiểm tra kế hoạch dạy học, giáo án dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và