Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Tuy Phƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn tự nhiên và xã hội cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 52 - 57)

7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Tuy Phƣớc

2.2.1. Kinh tế - Xã hội

Tuy Phƣớc là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có diện tích 219,9 km2, dân số 180.300 ngƣời. Về địa hình, phía bắc và tây bắc Tuy Phƣớc giáp huyện Phù Cát, An Nhơn; Đông giáp biển; nam giáp TP.Quy Nhơn; Tây giáp huyện Vân Canh. Cuối năm 1975, Vân Canh và Tuy Phƣớc hợp thành huyện Phƣớc Vân, đến tháng 8-1981 thì tách trở lại nhƣ cũ. Trƣớc năm 1975, Tuy Phƣớc có 12 xã, sau nhiều lần thay đổi, hiện nay có 11 xã và 02 thị trấn là: xã Phƣớc Nghĩa, Phƣớc Hòa, Phƣớc Thắng, Phƣớc Quang, Phƣớc Hƣng, Phƣớc Hiệp, Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn, Phƣớc Lộc, Phƣớc An, Phƣớc Thành, thị trấn Tuy Phƣớc (trƣớc đây thuộc Phƣớc Nghĩa), thị trấn Diêu Trì (trƣớc đây là xã Phƣớc Long). Nằm bên đầm Thị Nại, có sông Kôn, sông Hà Thanh chảy qua, có quốc lộ 1A, QL 19, đƣờng sắt Bắc - Nam chạy ngang qua, Tuy Phƣớc có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Địa hình Tuy Phƣớc chia thành 3 khu vực rõ rệt: các xã phía Tây Nam (gồm Phƣớc Thành, Phƣớc An) có tiềm năng rất lớn về đất sản xuất cây công nghiệp, song chƣa đƣợc khai thác hết; các xã khu Đông (Phƣớc Hòa, Phƣớc Thắng, Phƣớc Thuận, Phƣớc Sơn) với thế mạnh về cây lúa và thủy sản, là khu vực đầy tiềm năng kinh tế của huyện; và các xã còn lại là vùng chuyên canh cây lúa. Tuy Phƣớc là huyện thuần nông, trồng lúa, màu, rau câu, mía, cây ăn quả, chăn nuôi bò, gia cầm, cá, tôm, đánh bắt và chế biến hải sản. Công nghiệp khá phát triển, chủ yếu là sản xuất xi măng, đá xây dựng.

Năm 2020, huyện Tuy Phƣớc đã đầu tƣ gần 264 tỉ đồng (vốn Trung ƣơng và tỉnh gần 11,5 tỉ đồng, ngân sách huyện trên 252,5 tỉ đồng) xây dựng 51 danh mục công trình hạ tầng nông thôn – đô thị, phục vụ phát triển kinh tế và dân sinh, đặc biệt là đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu dân cƣ cho các xã xây dựng nông thôn mới. Huyện Tuy Phƣớc cũng đầu tƣ, phát triển, quy hoạch 15 khu dân cƣ xây dựng theo hƣớng đô thị, với diện tích 46.889 m2 (trong đó có 5 khu dân cƣ do huyện quản lý và 10 khu dân cƣ do các xã, thị trấn quản lý) đang hoàn thiện hạ tầng và đã có 355

hộ dân đấu giá trúng và cất nhà ở theo quy hoạch.

2.2.2. Văn hóa-lịch sử

Tuy Phƣớc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, nhân dân Tuy Phƣớc sớm có mặt trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Từ phong trào Cần Vƣơng cuối thế kỷ XIX cho đến các phong trào đòi dân sinh, dân chủ những năm 1936- 1939, phong trào chống Nhật, Pháp và giành chính quyền 1939-1945, Tuy Phƣớc đã đóng góp vào công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc với những tên tuổi nhƣ: Đào Doãn Địch, Lê Tuyên, Võ Trứ... Đặc biệt, sự ra đời của chi bộ Đềpô Diêu Trì vào tháng 9-1939 - chi bộ cộng sản đầu tiên của công nhân Diêu Trì cũng nhƣ toàn ngành đƣờng sắt Bình Định do đồng chí Nguyễn Đình Thụ làm bí thƣ - đã đánh dấu bƣớc trƣởng thành của phong trào công nhân xe lửa Diêu Trì và ghi nhận sự phát triển vƣợt bậc phong trào cách mạng của nhân dân Tuy Phƣớc.

Trong kháng chiến chống Mỹ, với điều kiện của vùng ven đô, bất chấp máy chém và bom đạn tàn khốc, biết bao khó khăn và tổn thất tƣởng chừng không gƣợng nổi, Tuy Phƣớc từ tay không vùng lên diệt ác phá ấp chiến lƣợc, không chỉ dẫn đầu trong phong trào Đồng Khởi mở màn ở đồng bằng Bình Định mà còn đi đầu trong cuộc đọ sức quyết liệt với quân Mỹ và chƣ hầu. Khu Đông Tuy Phƣớc là căn cứ địa vững chắc, là nơi xuất phát những đội trinh sát, đặc công hoạt động ở nội thành Quy Nhơn. Trong thời kỳ này đã xuất hiện những tấm gƣơng chiến đấu ngoan cƣờng và lập công xuất sắc, đó là các liệt sĩ: Đào Thị Hoa, Nguyễn Thị Danh, Lê Đình Long…

Và bây giờ, khi chiến tranh lùi xa, Tuy Phƣớc đã và đang trong cuộc hành trình tiến về phía trƣớc với rất nhiều cơ hội và thử thách

Không chỉ đƣợc biết đến với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, huyện Tuy phƣớc còn là mảnh đất lƣu giữ nhiều giá trị văn hoá – lịch sử vô cùng quý giá. Đây là vùng đất khoa cử, nơi sinh dƣỡng nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng học rộng tài cao và đức độ, nhƣ Lê Công Miễn (nhà Tây Sơn); Đào Doãn Dịch, Lê Tuyên, Võ Trứ (phong trào Cần Vƣơng)… và cũng là nơi sinh thành của nhiều nhà văn hoá lớn, nhƣ nhà thơ Xuân Diệu, danh nhân văn hoá Đào Tấn. Tuy Phƣớc có 16 di tích lịch sử văn hóa đƣợc xếp hạng, trong đó có 4 Tuy Phƣớc có 16 di tích lịch sử văn

hóa đƣợc xếp hạng, trong đó có 4 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, 12 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Một số di tích lịch sử văn hóa có sức thu hút khách tham quan du lịch nhƣ: tháp Bình Lâm, tháp Bánh Ít, Đền thờ danh nhân văn hóa Đào Tấn, Nhà lƣu niệm nhà thơ Xuân Diệu, Tiểu Chủng viện Làng Sông, chùa Bà, di tích Nƣớc Mặn - nơi phôi thai chữ Quốc ngữ. Ngoài ra, các lễ hội Đô Thị Nƣớc Mặn, lễ hội Chợ Gò, lễ hội cầu ngƣ; các hoạt động dã ngoại trên đầm Thị Nại cũng không kém phần đặc sắc. Thời gian tới Tuy Phƣớc sẽ mở ra hƣớng mới, khai thác không gian văn hóa Chăm, tổ chức một số dịch vụ phù hợp tại tháp Bánh Ít, tháp Bình Lâm để phục vụ khách tham quan du lịch trong và ngoài nƣớc; phát triển 2 võ đƣờng tiêu biểu của huyện, gồm võ đƣờng chùa Long Phƣớc (xã Phƣớc Thuận) và võ đƣờng Phi Long Vịnh (xã Phƣớc Sơn), đƣa võ cổ truyền Bình Định trở thành sản phẩm du lịch đặc trƣng của địa phƣơng.Đồng thời phát huy và nâng tầm các lễ hội: lễ hội Chợ Gò, lễ hội Đô Thị Nƣớc Mặn, lễ hội cầu ngƣ, lễ hội đua thuyền… Phát huy hiệu quả thu hút du khách của làng nghề truyền thống nem chả Chợ Huyện, bánh xèo Mỹ Cang, bánh ít lá gai… đã có thƣơng hiệu, đƣợc du khách ƣa chuộng.

Đến nay những di tích văn hoá – lịch sử còn lại trên đất Tuy Phƣớc khá đa dạng, phong phú, từ tháp Bình Lâm, tháp Bánh ít, thành Thị Nại, di tích Đô Thị Nƣớc Mặn… đến những điệu dân ca bài chòi, những vở tuồng cổ. Sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá Chămpa đặc sắc với nền văn hoá hiện đại đã tạo nên vẻ đẹp thâm trầm mà quyến rủ cho mảnh đất này. Với những lợi thế trên, tuy Phƣớc chủ trƣơng giữ gìn và khôi phục những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, không chỉ cho các thế hệ con cháu mai sau mà còn góp phần thúc đấy sự phát triển của ngành du lịch, mở ra hƣớng đi đầy tiềm năng cho địa phƣơng.

2.2.3. Giáo dục tiểu học

Bảng 2.1.Quy mô phát triển trƣờng lớp, học sinh cấp Tiểu học Năm học Số trƣờng Số lớp Số HS

2017-2018 30 515 13996

2018-2019 30 511 14432

-Đối với cấp Tiểu học: Trong 5 năm qua số trƣờng học có sự thay đổi do sápnhập các đơn vị trƣờng; năm học 2019 - 2020 có 26 trƣờng Tiểu học

- Số lớp, số học sinh tăng dần (do tăng dân số tự nhiên): năm học 2017- 2018 có 515 lớp với 113996 học sinh, đến năm học 2019 - 2020 có 511 lớp với 14622học sinh (Giảm 4 lớp, tăng 626 học sinh).

Chất lƣợng giáo dục đại trà: Trong những năm gần đây chất lƣợng của các ngành học, cấp học đều giữ ổn định và có chiều hƣớng phát triển, cụ thể: Việc đánh giá học sinh tiểu học theo 03 thông tƣ đó là Thông tƣ số 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá học sinh tiểu học theo và Thông tƣ 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tƣ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tƣ số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tƣ 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Bảng 2.2.Chất lƣợng GD đại trà cấp Tiểu học (Đánh giá về NL, PC)

Năm học Tổng số học sinh Năng lực Phẩm chất Khen thƣởng Tỉ lệ HS HTCTTH Tốt Đạt Cần cố găng Tốt Đạt Cần cố găng Cấp trƣờng Cấp trên 2017-2018 13996 10245 3718 33 10405 3562 28 6447 196 2825/100% 2018-2019 14432 10622 3876 34 10704 3795 33 6402 228 2899/100% 2019-2020 14622 10481 4108 33 10399 4179 44 6593 10 3032/100%

(Nguồn: Phòng giáo dục Huyện Tuy Phước)

Qua các bảng trên ta thấy chất lƣợng GD trong 4 năm qua của huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định ở các cấp học nói chung và cấp Tiểu học nói riêng có chiều hƣớng phát triển tốt.

Bảng 2.3. Số lƣợng giáo viên cấp Tiểu học Trƣờng Số lớp Số Giáo viên Trƣờng TH số 2 TT Tuy Phƣớc 20 27 Trƣờng TH số 1 Phƣớc Lộc 24 40 Trƣờng TH Phƣớc Nghĩa 16 24 Trƣờng TH số 1 Phƣớc An 23 33 Trƣờng TH số 1 Phƣớc Thuận 28 42

Căn cứ thực tế về số lƣợng biên chế đƣợc giao theo từng cấp học, sau khi rà soát định mức nhu cầu biên chế của cấp tiểu học, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mƣu cho UBND huyện trình Sở Nội vụ tỉnh Bình Định điều chỉnh biên chế của các cấp học nhằm đáp ứng nhu cấp biên chế cho các cấp học. Kết quả tuyển dụng giáo viên tiểu học huyện Tuy Phƣớc tỉnh Bình Định năm học 2019 – 2020 là 166 ngƣời.

Công tác bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên tiểu học theo hạng chức danh nghề nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuy Phƣớc đã cử cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia theo học các lớp bồi dƣỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong dịp hè.

Đội ngũ về cơ bản đảm bảo theo yêu cầu, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao. Phần lớn cán bộ quản lí và giáo viên đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động phát triển nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học; hoạt động phát triển nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đã đƣợc chú trọng trên nhiều nội dung với các hình thức khác nhau; tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ quản lí và giáo viên chƣa nhận thức đầy đủ về một số nội dung phát triển nghề nghiệp; một số nội dung và hình thức quan trọng chƣa đƣợc chú trọng nhiều trong chƣơng trình. Đặc biệt, dạy

học trải nghiệm mấy năm gần đây đã đƣợc chú trọng, Sở GD-ĐT Bình Định cũng nhƣ Phòng GD-ĐT Tuy Phƣớc đã tổ chức một số lớp tập huấn về dạy học trải nghiệm cho giáo viên và mở một số chuyên đề để minh hoạ tiết dạy. Tuy nhiên, hiệu quả dạy học trải nghiệm chƣa cao, cần có những biện pháp khắc phục những hạn chế hạn chế, trƣớc hết về phƣơng diện quản lý của các cấp .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn tự nhiên và xã hội cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 52 - 57)