7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm
Luận văn tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội.
3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm
Để khảo nghiệm về mặt nhận thức mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 100 ngƣời bao gồm: 40 CBQL, 60 giáo viên.
3.3.3. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết hay không cấp thiết của các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.
Xây dựng bảng hỏi để xin ý kiến chuyên gia về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
3.3.5. Kết quả khảo nghiệm
Khảo sát 150 CBQL và giáo viên về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý trải nghiệm dạy học trong môn Tự nhiên và xã hội ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định. Để đánh giá thực nghiệm chúng tôi dùng hệ số trung bình thống kê để đánh giá nhƣ sau:
Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn
huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định Mức độ cấp thiết (1) (2) (3) (4) (5) ĐTB MĐ1 10/150 10 9/150 18 20/150 60 71/150 284 40/150 200 3,57 MĐ 2 9/150 9 9/150 18 15/150 45 46/150 184 71/150 355 4,07 MĐ 3 14/150 14 28/150 56 19/150 57 39/150 156 50/150 250 3,55 MĐ 4 27/150 27 28/150 56 25/156 75 30/150 120 40/150 200 3,18 MĐ 5 10/150 10 22/150 44 24/150 72 74/150 296 20/150 100 3,48 MĐ 6 22/150 22 19/150 38 31/150 93 55/150 220 23/150 92 3,1 Ghi chú:
MĐ 1: Tổ chức hoạt động để nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên ở các trường tiểu học về dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội
MĐ 2: Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học phù hợp với tình hình thực tiễn
MĐ 3: Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội cho giáo viên ở trường tiểu học
MĐ 4: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học
trải nghiệm môn
Tự nhiên và xã hội ở trường ở trường tiểu học
MĐ 6: Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học
Qua bảng 3.1 trên ta thấy hầu hết các biện pháp đều đƣợc các giáo viên và CBQL đánh giá là rất cần thiết và cần phải áp dụng để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định, có những biện pháp đƣợc đánh giá cấp thiết ở mức độ cao nhƣ: Tổ chức bồi dƣỡng năng lực dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội cho giáo viên ở trƣờng tiểu học; Chỉ đạo đổi mới nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trƣờng tiểu học; Tổ chức hoạt động để nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên ở các trƣờng tiểu học về dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội,... Không có giải pháp nào bị đánh giá ở mức độ không cấp thiết. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các biện pháp cần xét trên khả năng và đối tƣợng phù hợp để có thể kết hợp linh hoạt nhiều biện pháp khác nhau.
Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn
huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định Đánh giá (1) (2) (3) (4) (5) ĐTB ĐG1 8/150 8 19/150 38 28/150 84 35/150 140 60/150 300 3,8 ĐG 2 9/150 9 12/150 24 9/150 27 44/150 176 76/150 380 4,1 ĐG 3 10/150 10 19/150 38 28/150 84 35/150 140 58/150 290 3,74 ĐG 4 7/150 7 12/150 24 28/150 84 81/150 324 22/150 110 3,66 ĐG 5 17/150 17 16/150 32 37/150 111 55/150 220 25/150 125 3,36 ĐG 6 21/150 21 32/150 64 9/150 27 40/150 160 58/150 290 3,74
Ghichú:
ĐG 1: Tổ chức hoạt động để nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên ở các trường tiểu học về dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội
ĐG 2: Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học phù hợp với tình hình thực tiễn
ĐG 3: Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội cho giáo viên ở trường tiểu học
ĐG 4: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học
ĐG 5: Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội trong dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường ở trường tiểu học
ĐG 6: Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học
Qua bảng 3.2 trên ta thấy hầu hết các biện pháp đều đƣợc các giáo viên và CBQL đánh giá là rất khả thi, không có biện pháp nào bị đánh giá là không khả thi. Biện pháp đƣợc CBQL và giáo viên đánh giá khả thi nhất là “Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học phù hợp với tình hình thực tiễn” có điểm đánh gí TB= 4,1. Kế tiếp là “Tổ chức hoạt động để nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên ở các trường tiểu học về dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội” có điểm đánh giá TB = 3,8. Đây là những biện pháp đƣợc đánh giá mang tính khả thi cao. Nguyên nhân do chúng không tốn kém quá nhiều chi phí, không đòi hỏi nhiều lực lực cùng tham gia vào giải pháp.
Tiểu kết Chƣơng 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn và thiết kế HĐTN, chúng tôi đã tiến hành thực và đã thu đƣợc những kết quả rõ ràng, khách quan. Các thiết kế HĐTN để thực nghiệm đƣợc xây dựng và thực hiện dựa trên đúng chƣơng trình, có trao đổi, bổ sung và mở rộng trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm. Qua thực nghiệm sƣ phạm, nhiều HS đã có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập, biểu hiện thông qua việc tích cực tham gia các HĐTN. Có kỹ năng tiếp nhận và xử lý tình huống để hình thành cho mình những kỹ năng sống phù hợp, phát triển cho các em các kỹ năng tự tìm tòi, khám phá, sáng tạo những tri thức mới. HS có sự tƣơng tác với nhau và tƣơng tác với GV và những bên liên quan tham gia HĐTN một cách hiệu quả hơn, khiến cho các buổi học tập trải nghiệm luôn sôi nổi, hào hứng.
Kết quả thực nghiệm khẳng định chắc chắn thêm tính khoa học và thực tiễn, tính khả thi, có hiệu quả và có thể áp dụng triển khai việc tổ chức các HĐTN trong dạy học môn TN&XH tiểu học mà luận văn đề xuất. Góp phần hình thành và phát triển các kỹ năng sống, nhân cách sống cần thiết cho HS; nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy học phân môn TN&XH tiểu học ở Tiểu học.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra ban đầu và từ những kết quả nghiên cứu đạt đƣợc về lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức HĐTN trong dạy học môn TN&XH tiểu học.
Điều tra thực trạng dạy và học môn TN&XH ở các trƣờng Tiểu học thuộc huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định, kết quả cho thấy tất cả GV đƣợc hỏi (100%) đều cho rằng việc tổ chức HĐTN trong dạy học môn TN&XH tiểu học thực sự cần thiết trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, đa số GV còn gặp nhiều khó khăn trực tiếp và gián tiếp nên rất ít tổ chức, sử dụng, áp dụng HĐTN trong quá trình giảng dạy TN&XH.
Trên cơ sở phân tích cấu trúc, nội dung chƣơng trình, nguyên tắc tổ chức, chúng tôi đã xây dựng đƣợc quy trình tổ chức HĐTN trong dạy học môn TN&XH
Kết quả thực nghiệm sƣ phạm là minh chứng xác nhận tính khả thi của việc tổ chức HĐTN trong dạy học môn TN&XH tiểu học; qua đó có thể khẳng định việc tổ chức HĐTN trong dạy học môn TN&XH tiểu học là mô hình học tập rất hiện đại giúp phát triển năng lực, các kỹ năng liên quan đến nhiệm vụ học tập, khuyến khích HS tìm tòi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện để tạo nên những sản phẩm do chính tay mình làm ra.
Nguyên lý giáo dục trải nghiệm có ý nghĩa rất to lớn đối với Giáo dục, nhất là đối với giáo dục bậc Tiểu học. Nếu vận dụng một cách nghiêm túc phƣơng pháp
trải nghiệm vào dạy học chủ đề Tự nhiên trong môn Tự nhiên và Xã hội học sinh các trƣờng Tiểu học sẽ đem lại kết quả rất cao. Vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa việc dạy học bằng các hoạt động trải nghiệm nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học ở Tiểu học.
Do thời gian nghiên cứu ngắn và năng lực của bản thân còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu của tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
2.Khuyến nghị
2.1 Đối với các cấp quản lý
-Trong chƣơng trình Giáo dục phổ thông trong thời gian tới, đặc biệt là đối với cấp Tiểu học, HĐTN cần đƣợc thiết kế thành một chƣơng trình chỉnh thể, tích hợp, thống nhất, kết hợp giữa phát triển đồng tâm và tuyến tính, có tính mở gắn với thực tiễn, hƣớng tới mục tiêu đầu ra là phẩm chất và năng lực HS. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có kế hoạch để hƣớng dẫn cơ sở thực hiện hiệu quả.
-Tạo điều kiện cho đội ngũ GV đƣợc học tập, tiếp cận sâu rộng, nâng cao trình độ chuyên môn trong khâu tổ chức và thiết kế HĐTN. Cần đẩy mạnh việc tập huấn và mở chuyên đề thƣờng xuyên đến từng trƣờng, từng GV để hiểu sâu hơn về phƣơng pháp, hình thức.., cung cấp tài liệu biên soạn cụ thể rõ ràng các chủ đề HĐTN để cho GV tham khảo, hỗ trợ và quản lý việc GV áp dụng các HĐTN vào thực tế dạy học chứ không chỉ dừng lại ở quá trình nghe, trình bày nội dung tập huấn hay tham gia một chuyên đề HĐTN.
-Tăng cƣờng đầu tƣ tài chính, công tác xã hội hóa cho các HĐTN, nhất là đối với các trƣờng miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa, kinh tế khó khăn. Đặc biệt, tạo
mọi điều kiện để nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học; điều kiện hỗ trợ cho GV giảm bớt kinh phí, khó khăn trong quá trình tổ chức HĐTN.
-Cần có thay đổi và cân bằng về nội dung chƣơng trình phổ thông, cách đánh giá (tiêu chí cốt lõi và tiêu chí mềm) và thi cử giữa các phân môn trong nhà trƣờng, giữa lý thuyết và thực hành. Chƣơng trình HĐTN cũng cần phải đảm bảo sự phân hóa cao, phù hợp với từng đối tƣợng trƣờng học, bậc học, phù hợp với vùng miền, văn hóa, xã hội khác nhau...
2.2 Đối với GV Tiểu học
-Mỗi GV cần coi trọng hoạt động này nhƣ một hoạt động giáo dục trên lớp. Cần có ý thức nghiêm túc về nhận thức và việc áp dụng HĐTN vào dạy học. Chính vì thế phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ sƣ phạm, có tâm huyết với nghề, tích cực tham gia các chƣơng trình đổi mới phƣơng pháp dạy học, tránh tâm lý ngại thay đổi.
-Môn TN&XH là phân môn tích hợp nhiều kiến thức khoa học khác nhau. Do vậy, GV cần tự học hỏi, trang bị nhiều thêm cho mình hệ thống tri thức liên quan đến môn học. Cần biết tận dụng các nguồn hỗ trợ từ mọi phía (các cấp quản lý, chuyên gia, đồng nghiệp, phụ huynh, HS, internet...)
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Nguyễn Nhƣ An (2000), Phương pháp dạy học giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2].Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012) Kỷ yếu hội thảo Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào điều kiện Việt Nam, Hà Nội ngày 10 – 12, tháng 12 năm 2012.
[3].Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh phổ thông.
[4].Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Dự thảo: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
[5].Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
[6].Bộ Khoa học, Kỹ thuật và Giáo dục Hàn Quốc (2009), Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
[7]. Bùi Ngọc Diệp (2014), “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”, Kỷ yếu hội thảo, Bộ GD&ĐT.
[8].Đặng Vũ HoạtGiáo dục học, NXB Khoa học Kĩ thuật giáo dục, Hà Nội.
[9].Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Kim Dung, Quan niệm về Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông.
[10]. Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Hữu Dũng (1998), Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ở tiểu học, NXB Hà Nội.
[11]. Nguyễn Văn Hộ (2002), Lý luận dạy học, NXB GD Hà Nội.
Ngọc Minh (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.
[13]. Trần Thị Bích Liễu (2013), Giáo dục phát triển năng lực sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam.
[14]. Bùi Phƣơng Nga (chủ biên), Lê Thị Thu Dinh, Đoàn Thị My, Nguyễn Tuyết Nga (2005), Tự nhiên và Xã hội 3, NXB Giáo dục.
[15]. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP.
[16]. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Một số khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục,
Đề cƣơng bài giảng cán bộ quản lý giáo dục TW1, Hà Nội.
[17]. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục-đào tạo TW1, Hà Nội
[18].John Dewey (1990), The School and Society. The University of Chicago. [19].Kolb, D. (1984), Experiential Learning: experience as the source of learning
and development. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
[20]..Đinh Thị Kim Thoa (2015), Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Hoạt động quan trọng trong chƣơng trình GDPT mới, Báo giáo dục và thời đại (tháng 10/2015).
[21].Đỗ Ngọc Thống (2015), “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ kinh nghiệm giáo dục quốc tế và vấn đề của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 115 (tháng 04/2015)..
[22].Nguyễn Thị Tính, Giáo trình lý luận chung về Quản lý và Quản lý giáo dục, ĐHSP Thái Nguyên.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH (PHẦN THỰC TRẠNG)
Trân trọng kính chào các em học sinh!
Tôi là học sinh lớp Cao học, hiện đang thực hiện luận văn tốt nghiệp về
“Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định”
Rất mong nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của quý Anh/Chị để luận văn đạt được kết quả tốt nhất !