2.6.1. Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ
- Xây dựng bộ công cụ: Bộ công cụ được thiết kế dựa trên việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường type 2 của Bộ Y tế năm 2015 [6] và bộ công cụ của tác giả Đỗ Quang Tuyển nghiên cứu về tuân thủ điều trị của NB ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2012 [29]. Sau khi được tác giả đồng ý, nhóm nghiên cứu đã xây dựng bộ công cụ và xin ý kiến 02 chuyên gia trong lĩnh vực đái tháo đường. Từ các góp ý nhận đươc, nhóm nghiên cứu chỉnh sửa bộ công cụ và tiến hành.
- Thử nghiệm và hoàn thiện: Bộ công cụ xây dựng xong được sử dụng điều tra thử trên 20 người bệnh đái tháo đường type 2 đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu (những người này không được chọn lại vào mẫu nghiên cứu) để xác định độ tin cậy và tính phù hợp của bộ công cụ với đối tượng nghiên cứu.
- Hoàn thiện công cụ: Các câu hỏi được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu; sau đó, in ấn phục vụ cho điều tra thu thập số liệu. Tiến hành thu thập số liệu theo các bước:
* Bước 1: Tập huấn cho điều tra viên:
- Lựa chọn 3 điều tra viên là giáo viên - Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang. - Nội dung tập huấn: Mục đích của cuộc điều tra, nội dung các câu hỏi, kỹ năng tiếp xúc với người bệnh, kỹ năng khai thác hồ sơ bệnh án, kỹ năng phỏng vấn.
- Thời gian, địa điểm: 01 ngày tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang.
- Người tập huấn: Nghiên cứu viên.
Ba điều tra viên sẽ phối hợp với nghiên cứu viên trong việc lựa chọn người bệnh đái tháo đường type 2 đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu để phỏng vấn thu thập số liệu và thực hiện can thiệp giáo dục sức khỏe.
- Người bệnh đủ tiêu chuẩn được lựa chọn đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ ký vào bản đồng thuận.
- Tiến hành phỏng vấn người bệnh trực tiếp: Điều tra viên phát phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn trực tiếp từng người bệnh và điền phiếu điều tra: Công việc này được tiến hành sau khi người bệnh khám và xét nghiệm xong đang chờ kết quả xét nghiệm để bác sỹ kê đơn lĩnh thuốc thì tiến hành phỏng vấn trực tiếp.
+ Nghiên cứu viên và 03 cộng tác viên tiến hành phỏng vấn trực tiếp từng người bệnh và điền phiếu trong khoảng thời gian 30 phút/người bệnh.
+ Trước khi tiến hành phỏng vấn, nghiên cứu viên giải thích rõ cho người bệnh về quá trình nghiên cứu, nếu người bệnh đồng ý thì mới tiến hành thu thập số liệu (tránh tình trạng sau 01 tháng người bệnh về nhà và không tham gia nghiên cứu nữa). Ngoài ra, nghiên cứu viên còn lấy thông tin về địa chỉ và số điện thoại liên lạc của người bệnh và bảo mật thông tin này.
* Bước 3: Tiến hành can thiệp giáo dục sức khỏe và đánh giá ngay sau khi can thiệp bằng bộ công cụ giống lần 1 (đánh giá lần 2: T2).
Nghiên cứu viên và cộng tác viên phỏng vấn trực tiếp người bệnh tham gia nghiên cứu để đánh giá lại kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống. (Đánh giá thực hành dựa trên việc phỏng vấn lại những trải nghiệm của người bệnh về chế độ ăn uống và không quan sát trực tiếp thực hành của người bệnh tại nhà).
* Bước 4: Đánh giá lại sau khi can thiệp giáo dục sức khỏe 01 tháng bằng bộ công cụ giống lần 1 (đánh giá lần 3: T3).
Căn cứ vào lịch hẹn của bác sỹ trước đó 1-2 ngày gọi điện cho từng người bệnh để nhắc nhở lịch khám (sau khi người bệnh khám và xét nghiệm xong trong khi chờ kết quả xét nghiệm để kê đơn lĩnh thuốc thì tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bộ công cụ giống lần 1).
2.6.2. Can thiệp giáo dục sức khỏe
khám bệnh - Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang tham gia nghiên cứu.
- Người thực hiện can thiệp: Nghiên cứu viên là người giáo dục sức khỏe. - Thời điểm thực hiện can thiệp: Sau khi thu thập số liệu trước can thiệp (T1) người bệnh được mời sang tư vấn tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang.
- Thời lượng trung bình của mỗi buổi can thiệp: 45 phút.
Cụ thể: Người bệnh đọc tài liệu phát tay 10 phút; Nghiên cứu viên tư vấn, hướng dẫn cụ thể về các nội dung và trả lời thắc các thắc mắc 35 phút.
- Nội dung giáo dục sức khỏe: Nghiên cứu viên ngoài việc tư vấn trọng tâm vào các nội dung về kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống, ngoài ra còn hướng dẫn chung cho người bệnh về bệnh đái tháo đường về tuân thủ điều trị như: Sử dụng thuốc, tập luyện, theo dõi đường huyết và khám sức khỏe định kỳ.
- Phương pháp tư vấn giáo dục sức khỏe: Nghiên cứu viên tư vấn, giáo dục riêng từng người bệnh hoặc tư vấn chia thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm khoảng 5- 6 người bệnh) và cho người bệnh trình bày lại kiến thức sau khi nghe nghiên cứu viên tư vấn. Nghiên cứu viên nhận xét, chỉnh sửa lại giúp cho người bệnh hiểu và tuân thủ tốt hơn.
- Tài liệu và phương tiện:
+ Nội dung của tài liệu tờ rơi phát tay, được xây dựng sẵn dựa theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới [59], [26], Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế năm 2017 [39], Bộ Y tế Việt Nam [6], Bệnh viện Nội tiết Trung ương [3], Viện Dinh dưỡng Quốc gia [16], Bộ môn Dinh dưỡng – Học viện Quân y [7]. Sau khi xin ý kiến và được sự đóng góp bởi các bác sỹ chuyên khoa, thầy hướng dẫn và áp dụng thử ở 20 người bệnh khi tiến hành điều tra thử, chúng tôi tiến hành in thống nhất trên khổ A5 để phát cho người bệnh tham gia nghiên cứu.
+ Vật liệu khác như poster khổ A1 in các nội dung cần can thiệp, giấy, bút, bản in các bộ câu hỏi, máy tính, máy chiếu, phấn,...
+ Sau khi thu thập số liệu trước can thiệp (T1) người bệnh được mời sang phòng tư vấn tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang để được tư vấn.
+ Nghiên cứu viên đánh giá nhanh kết quả của các phiếu điều tra để biết được những phần kiến thức và sự hiểu biết chưa đúng về chế độ ăn uống của từng người bệnh. Cộng tác viên đọc cho người bệnh trả lời trực tiếp.
+ Tiến hành giáo dục sức khỏe cho người bệnh trong thời gian khoảng 35 phút với nội dung xây dựng sẵn.
Nghiên cứu viên tư vấn trực tiếp, giải thích cụ thể từng nội dung về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 trên từng slide trình chiếu với hình ảnh minh họa cụ thể. Những phần kiến thức và thực hành chưa đúng về chế độ ăn uống của từng người bệnh, nghiên cứu viên sẽ giải thích, tư vấn cụ thể hơn để người bệnh hiểu rõ. Trong quá trình tư vấn, khuyến khích những người bệnh có kiến thức và kiến thức thực hành đúng chia sẻ cho những người bệnh còn lại và những trở ngại trong việc thực hiện về chế độ ăn uống tại nhà. Nếu người bệnh có thắc mắc người nghiên cứu sẽ giải thích ngay và kỹ hơn giúp cho người bệnh hiểu và tiếp thu nhanh nhất các kiến thức nhà nghiên cứu tư vấn và giáo dục sức khỏe.
Mời lần lượt từng người bệnh lên trình bày lại kiến thức vừa được nghiên cứu viên vừa tư vấn; người bệnh còn lại quan sát, lắng nghe và nhận xét những phần còn thiếu và chưa đúng để chỉnh sửa cho mình.
Nghiên cứu viên nhận xét, chỉnh sửa lại những phần kiến thức chưa đúng về kiến thức của chế độ ăn uống cho người bệnh. Giải thích đầy đủ và củng cố lại một lần nữa từng nội dung của buổi giáo dục để đi đến thống nhất và yêu cầu người bệnh phải thực hiện đúng việc tuân thủ chế độ ăn uống và duy trì hàng ngày tại nhà.
Tại các thời điểm đánh giá ngay sau can thiệp (T2) và sau can thiệp 1 tháng (T3), những nội dung kiến thức và kiến thức thực hành nào mà người bệnh nhận thức và thực hiện chưa đúng sẽ được nghiên cứu viên nhắc lại.