Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện nội tiết tỉnh bắc giang năm 2019 sau giáo dục sức khỏe (Trang 86 - 126)

Trong quá trình thực hiện thu thập số liệu thử nghiệm phục vụ cho nghiên cứu, chúng tôi nhận được sự ủng hộ của các bác sỹ và nhân viên y tế - Khoa khám bệnh - Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang. Người bệnh tự nguyện và nhiệt tình tham gia đầy đủ các hoạt động can thiệp và đánh giá.

Tuy nhiên, do nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu can thiệp một nhóm, trên 98 người bệnh được chọn mẫu thuận tiện, khoảng thời gian để đánh giá ngắn chỉ sau 2 tháng do khuôn khổ của một đề tài luận văn thạc sĩ, mặc dù cho kết quả tích cực trong cải thiện nhận thức và thực hành của người bệnh đái tháo đường type 2 nhưng chỉ là hiệu quả bước đầu, chưa thể ngoại suy cũng như chưa đánh giá được tính hiệu quả của can thiệp giáo dục. Việc đánh giá thực hành dựa trên việc phỏng vấn lại những trải nghiệm của người bệnh về chế độ ăn uống chưa quan sát trực tiếp được việc thực hành của người bệnh tại nhà nên còn mang tính chủ quan của người bệnh được phỏng vấn.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc

Giang năm 2019còn một số hạn chế:

- Điểm trung bình kiến thức về chế độ ăn uống của 98 người bệnh tham gia nghiên cứu trước can thiệp là 5,97 ± 1,92 điểm trên tổng số 13 điểm; trong đó, tỷ lệ người bệnh có điểm kiến thức đạt là 67,35%.

- Điểm trung bình thực hành về chế độ ăn uống là 13,08 ± 2,40 điểm trên tổng số 26 điểm; trong đó, tỷ lệ người bệnh có điểm thực hành đạt là 41,84%.

2. Kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang được cải thiện đáng kể sau giáo dục sức khỏe:

- Ngay sau can thiệp, điểm trung bình về kiến thức tăng lên 9,18 ± 1,66 điểm. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt tăng lên ở mức 98%. Sau can thiệp 1 tháng, điểm kiến thức trung bình là 7,86 ± 1,75 điểm. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt duy trì ở mức 98%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

- Ngay sau can thiệp, điểm trung bình thực hành tăng lên 17,62 ± 2,98 điểm. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt tăng lên ở mức 91,8%. Sau can thiệp 01 tháng, điểm trung bình thực hành đạt 16,53 ± 2,18 điểm. Tỷ lệ người bệnh có thực hành đạt duy trì ở mức 76,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

- Thay đổi kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của người bệnh tham gia nghiên cứu theo giới, trình độ văn hóa, nhóm tuổi, nghề nghiệp, nơi sống, hoàn cảnh sống, nguồn thông tin thu nhận và tiền sử bệnh ở thời điểm trước can thiệp, ngay sau can thiệp và sau can thiệp 01 tháng khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

- Chỉ số hiệu quả can thiệp về kiến thức đạt 45,6%. Chỉ số hiệu quả can thiệp về thực hành là 83%.

KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả của nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau: 1. Tăng cường công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh đái tháo đường type 2 về kiến thức và đặc biệt về thực hành chế độ ăn uống nhằm kiểm soát đường huyết (trong nghiên cứu thực hành đạt là 41,84%) theo hình thức tư vấn trực tiếp từng nhóm nhỏ với nội dung trọng tâm có hình ảnh minh họa, thực hành mẫu và thực hành có giám sát được thực hiện từ nhân viên y tế.

2. Cần triển khai nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, phương pháp chọn mẫu đại diện hơn và nghiên cứu thực hành bằng quan sát trực tiếp. Từ đó, có cơ sở ngoại suy và nhân rộng hiệu quả can thiệp giáo dục sức khỏe.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Vũ Huyền Anh (2016). Đánh giá kiến thức tự chăm sóc của

người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên.

Luận văn thạc sỹ Điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 2. Phạm Thị Lan Anh (2017). Hiệu quả kiểm soát glucose máu, cải thiện một

số chỉ tiêu hóa sinh của thực phẩm chức năng chiết xuất từ lá vối - ổi -

sen (VOSCAP) trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại Hà Nội. Luận văn thạc sỹ

Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

3. Bệnh viện Nội tiết Trung ương (2012). Hội nghị khoa học về nội tiết-

chuyển hóa toàn quốc lần thứ VII ngày 3/10/2012, Hà Nội.

4. Tạ Văn Bình (2006). Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam, các

phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng. NXB Y học, Hà Nội.

5. Tạ Văn Bình (2007). Người bệnh đái tháo đường cần biết. NXB Y học, Hà Nội, tr. 50-62.

6. Bộ Y Tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Nội tiết - Chuyển hoá (Ban hành kèm theo Quyết định số 3879/QĐ-BYT ngày 30/09/2014

của Bộ Y tế), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

7. Nguyễn Thanh Chò (2015). Chế độ ăn trong bệnh đái tháo đường. Bộ môn Dinh dưỡng - HVQY, Nhà xuất bản QĐND.

8. Nguyễn Mạnh Dũng (2007). Đánh giá nhận thức của người bệnh đái tháo đường về chế độ ăn uống và tập luyện thể lực. Tạp chí Y học Thực hành, 731, tr. 191-195.

9. Lưu Thị Hương Giang (2013). Đánh giá tuân thủ điều trị đái tháo đường type 2 và một số yếu tố liên quan của người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện 198 năm 2013. Tạp chí Y học Thực hành, 893(11), tr. 93-97.

10. Đỗ Hàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học, Hà Nội, Nhà xuất bản Lao động xã hội, tr.119

11. Đỗ Thị Hằng (2017), "Khảo sát kiến thức và tư vấn cách sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 có dạng bào chế đặc biệt tại khoa Nội tiết - Bệnh viện Đa khoa Khu vực Phúc Yên", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN:

12. Lưu Thị Hạnh (2015). Thực trạng tuân thủ chế độ điều trị của bệnh nhân

đái tháo đường tại khoa Nội 2 Bệnh viện Xanh Pôn. Luận văn thạc sỹ

Điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long.

13. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2016). Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến tự quản lý bệnh của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại

Bệnh viện Đà Nẵng. Luận văn thạc sỹ Điều dưỡng, Trường Đại học Điều

dưỡng Nam Định.

14. Trần Thị Xuân Hòa và Trần Thị Nguyệt (2013). Tìm hiểu sự tuân thủ điều trị ngoại trú của bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Viện - Trường Tây Nguyên - Khánh Hòa

lần thứ IX - Kon Tum, chủ biên, Kon Tum.

15. Nguyễn Thị Hương (2017). Đánh giá chất lượng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh

viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh năm 2017. Luận văn thạc sỹ Điều dưỡng,

Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

16. Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Lâm (2008). Hướng dẫn chế độ ăn

cho người bệnh đái tháo đường theo đơn vị chuyển đổi thực phẩm. Nhà

xuất bản Y học - Hà Nội.

17. Hà Thị Huyền (2016). Kiến thức, thái độ, hành vi và nhu cầu chăm sóc y tế của bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị tại phòng khám nội

tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum tháng 7 năm 2016. Luận văn

thạc sỹ Điều dưỡng, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 18. Nguyễn Trung Kiên và Lê Thị Hồng Vân (2010). Nghiên cứu kiến thức,

thực hành về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình - tỉnh Bạc Liêu năm 2010. Tạp chí Y học

Thực hành 736, tr. 20-23.

19. Vũ Thị Là (2015). Kiến thức, thái độ, hành vi tự chăm sóc bàn chân của

người bệnh ĐTĐ týp 2 khám và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Luận văn

thạc sỹ Điều dưỡng, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 20. Vũ Thị Tuyết Mai (2014). Kiến thức, thái độ và thực hành về chế độ ăn

của bệnh nhân đái tháo đường type 2. Y học TP. Hồ Chí Minh, 18(5). 21. Vũ Thị Ngát (2018). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở

22. Đỗ Trung Quân (2007). Đái tháo đường và điều trị. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

23. Sở Y tế tỉnh Bắc Giang (2019). “Báo cáo tham luận về mô hình khám, cấp thuốc BHYT đối với bệnh nhân THA, ĐTĐ tại tuyến huyện, xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, Hội nghị tổng kết 09 năm thi hành luật khám, chữa bệnh, ngày 12/7/2019.

24. Bùi Khánh Thuận (2009). Kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ ăn và luyện tập ở người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viên Nhân Dân 115. Luận văn thạc sỹ Điều dưỡng, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

25. Hồ Phương Thúy (2018). Thay đổi kiến thức và thực hành tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang năm 2018. Luận văn thạc sỹ Điều

dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

26. Tổ chức Y Tế Thế Giới (2003). Tuyên bố Tây thái bình dương về bệnh đái

tháo đường-Kế hoạch hành động giai đoạn 2000-2025. Nhà xuất bản Y học

- Hà Nội.

27. Nguyễn Bá Trí (2016). Thực trạng bệnh đái tháo đường ở người 45-69 tuổi và một số yếu tố liên quan tại thị trấn Sa thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum năm 2016. Khoa học công nghệ ngành Y tế tỉnh Kon Tum. 28. Bùi Nam Trung (2013). Kiến thức và thực hành về tuân thủ chế độ dinh

dưỡng ở bệnh nhân Đái tháo đường type II, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Tạp chí Y học thực hành, 867(4), tr. 3-6. 29. Đỗ Quang Tuyển (2012). Mô tả kiến thức, thực hành và các yếu tố liên

quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều

trị ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Luận văn thạc sỹ Y tế

Công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng.

30. Trần Hoa Vân (2016). Khảo sát đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện của người bệnh đái tháo đường type 2. Tạp chíY học Thực hành, 3(4), tr. 3-8.

TIẾNG ANH

31. Al Bimani Z. S., Khan S. A,& David P. (2015). Evaluation of T2DM related knowledge and practices of Omani patients. Saudi

Pharmaceutical Journal, 23(1), pp. 22-27.

32. American Association of Clinical Endocrinologists and American College of Endocrinology (2015). Clinical practice guidelines for

developing a diabetes mellitus comprehensive care plan, Edition.

33. American Diabetes Association (2016). Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care, 39(1), pp 21-26.

34. Ayele A. A, et al. (2018). Level of adherence to dietary

recommendations and barriers among type 2 diabetic patients. Clinical

Diabetes and Endocrinology, 4(1), pp. 1-7.

35. Ayele A. A., et al .(2013). Level of adherence to dietary

recommendations and barriers among type 2 diabetic patients. Clinical

Diabetes and Endocrinology, 8(1), pp. 1-5.

36. Adewale B, et al .(2013). Non-adherence to diet and exercise recommendations amongst patients with type 2 diabetes mellitus

attending Extension II Clinic in Botswana. Afr J Prm Health Care Fam Med, 5(1), pp. 1-6.

37. Hoerl C . Mc Cormack T. (2001). Time and Memory: Issues in

Philosophy and Psychology. Oxford University Press.

38. Dall T. M ., et al . (2010). The economic burden of diabetes.Health

affairs, 29(2), pp. 297-303.

39. International Diabetes Federation (2018). IDF Diabetes Atlas 8th ed, Edition, p.1-150.

40. García-Pérez L.,et al. (2013). Adherence to Therapies in Patients with Type 2 Diabetes. Diabetes Ther, 4(2), pp. 175-194.

41. Gautam A., Bhatta D. N ,& Aryal U. R. (2015). Diabetes related health knowledge, attitude and practice among diabetic patients in Nepal.

42. Ghannadi S, et al. (2016). Evaluating the Effect of Knowledge,

Attitude, and Practice on Self-Management in Type 2 Diabetic Patients on Dialysis. Journal of Diabetes Research, pp. 1-7.

43. Goweda R , et al. (2017). Assessment of Knowledge and Practices of Diabetic Patients Regarding Diabetic Foot Care, in Makkah, Saudi Arabia. Journal of Family Medicine and Health Care, 3(1), pp. 17-22. 44. Gul N. (2015). Knowledge, attitudes and practices of type 2 diabetic

patients. J Ayub Med Coll Abbottabad, 22(3), pp. 128-131.

45. Swedish National institute of public health (2010). Physical Activity in

the prevention and treatment of disease. Professional Associations for

physical activity, Sweden, pp.7-62.

46. Joosten K. F. M.,& Hulst J. M. (2011). Malnutrition in pediatric hospital patients. Nutrition, 27(2), pp. 133-137.

47. Kanauchi M ,& Kanauchi K. (2018). The World Health Organization’s Healthy Diet Indicator and its associated factors: A cross-sectional study in central Kinki, Japan.Clinical Diabete, 12, pp. 198-202. 48. Kant R, Khapre M.,& Singh A. (2018). Cognitive Effect of

Standardized group education programme in Diabetic population.

Journal of Diabetes and Endocrinology Association of Nepal, 1(1), pp.

8-11.

49. Li H, et al. (2000). Consequences of a family history of type 1 and type 2 diabetes on the phenotype of patients with type 2 diabetes.Diabetes Care, 23, pp. 589-594.

50. Mandewo W, et al. (2014). Non-Adherence To Treatment

AmongDiabetic Patients Attending Outpatients Clinic At Mutare Provincial Hospital, Manicaland Province, Zimbabwe.International

Journal of Scientific & Technology Research, 3(9), pp. 66-86.

51. Mann J.,& Truwell S. (2012). Essentials of Human Nutrition (4th ed.).

OUP Oxford, pp. 1-72.

52. Niroomand M, et al. (2016). Diabetes knowledge, attitude and practice (KAP) study among Iranian in-patients with type-2 diabetes: A cross- sectional study. Diabetes & Metabolic Syndrome: Clinical Research &

53. Pietraszek A, Gregersen S.,& Hermansen K. (2010). Alcohol and type 2 diabetes. A review. Nutrition, Metabolism and Cardiovascular

Diseases, 20(5), pp. 366-375.

54. Mertig R.G. (2012). Nurses' guide to Teaching diabetes self- management (2nd ed). The United State of America, p.133-167.

55. Sontakke S, et al. (2015). Evaluation of Adherence to Therapy in Patients of Type 2 Diabetes Mellitus. Journal of Young Pharmacists,

7(4), pp. 462 - 469.

56. Uzun S, et al. (2009). The assessment of adherence of diabetes individuals to treatment and lifestyle change recommendations.

Anadolu Kardiyol Derg, 9(2), pp. 102-109.

57. WHO (2003). Adherenceto long - term therapies: Evidence for action, Edition, Printed by the WHO Document Production Services, Geneva, Switzerland.

58. WHO/IDF (2006). Definition and diagnosis of diabetes mellitus and

intermediate hyperglycemia. Edition, Printed by the WHO Document

Production Services, Geneva, Switzerland.

59. World Health Organization (2013). Physical Inactivity: A Global Public

PHỤ LỤC Phụ lục 1

BẢN ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU

THAY ĐỔI KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN

NỘI TIẾT TỈNH BẮC GIANG NĂM 2019 SAU GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Giới thiệu về nghiên cứu

Nghiên cứu do Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định phối hợp với Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang thực hiện nhằm thu thập các thông tin về thực trạng kiến thức và thực hành chế độ ăn uống ở người bệnh đái tháo đường type 2 và tiến hành can thiệp giáo dục sức khỏe nhằm thay đổi kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 đang khám và điều trị ngoại trú tại đây. Sự tham gia của ông/bà vào nghiên cứu này sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả chăm sóc và điều trị trong công tác điều trị đái tháo đường type 2, giúp hạn chế những biến chứng của đái tháo đường. Nghiên cứu được khảo sát trên người bệnh đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang năm 2019.

Sự tham gia là tự nguyện

Việc tham gia vào nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện. Trong quá trình phỏng vấn, nếu ông/bà thấy có những câu hỏi khó trả lời hoặc không muốn trả lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện nội tiết tỉnh bắc giang năm 2019 sau giáo dục sức khỏe (Trang 86 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)