đường trước và sau can thiệp GDSK.
4.2.1. Thực trạng kiến thức tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường trước can thiệp và những thay đổi sau can thiệp.
* Kết quả chung kiến thức tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường tham gia nghiên cứu dựa trên điểm trung bình.
Kiến thức của con người đóng vai trò rất quan trọng, khi kiến thức con người được nâng lên thì sự hiểu biết về các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ sẽ được nâng lên, lúc này con người có ý thức trong việc phòng tránh bệnh ĐTĐ. Đồng thời sẽ hình thành những hành vi có lợi cho sức khỏe như: vận động thể lực, ăn rau qủa hàng ngày và giảm hoặc từ bỏ những yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều mỡ, ăn uống nhiều đường, ăn đêm sau 20 giờ. Tương tự như vậy, khi kiến thức của người bệnh ĐTĐ về chăm sóc bàn chân được nâng lên sẽ giúp NB có những hành vi chăm sóc bàn chân đúng đắn.
Qua bảng 3.4 cho thấy:trước can thiệp, kiến thức chung tự chăm sóc bàn chân của NB chỉ ở mức trung bình với điểm trung bình của nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng lần lượt là 16,25 ± 3,86 và 16,5 ± 3,97 trên tổng 26 điểm, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về mặt thống kê (p>0,05).Kết quả này tương đồng kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Đào (2011) với 5,6 ± 1,9 điểm trên thang điểm 10, Hồ Phương Thúy (2018) với12,57 ± 3,75 trên tổng 20 điểm[6],[24].
-Sau can thiệp, nhóm nghiên cứu (nhận chương trình can thiệp)điểm trung bình tăng mạnh từ 16,25 ± 3,86 điểm (T1) lên 23,15 ± 2,47 điểm ngay sau can thiệp (T2) và còn duy trì ở mức 22,30 ± 2,22 điểm sau can thiệp 1 tháng; sự khác biệt điểm trung bình giữa các thời điểm đều có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Như vậy, sau can thiệp 1 tháng điểm trung bìnhcủa nhóm nghiên cứu giảm nhẹ so với ngay sau can thiệp, có thể giải thích là do những kiến thức mà NB nhận được bị quên dần theo thời gian. Điêù này phù hợp với quá trình quên của bộ não, mỗi ngày bộ não đều ghi lại mọi thứ có thể; vào cuối ngày, não giải phóng không gian để nhường chỗ cho những ký ức mới. Đó là quá trình quên tự động của não bộ. Trong một khoảng thời gian sau khi
học,những gì ghi vào trí nhớ sẽ không bền và dễ bị thay đổi [71]. Điều đó cho thấy việc củng cố kiến thức cho người bệnh cần được thực hiện thường xuyên.
-Ở nhóm đối chứng (nhận tài liệu phát tay), sự tăng điểm tại thời điểm T2 so với T1 không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), tuy nhiên sau 1 tháng(T3) điểm trung bình tăng lênđạt 18,23 ± 3,61 so với thời điểm T1là 16,5 ± 3,97 điểm, sự tăng điểm có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Theo quan sát của học viên sau khi phát tài liệu cho NB thấy rằng: không có nhiều NB ngồi đọc tài liệu tại chỗ. Nguyên nhân có thể do phần lớn người bệnh là người cao tuổi (tuổi trung bình của NB nghiên cứu là 64,1 ± 9,3), với tỷ lệ 44,2% NB đã bị biến chứng ở mắt, điều này gây khó khăn cho NB trong quá trìnhđọc tài liệu,mặt khác có thể một số người bệnh còn chưa quan tâm đến vấn đề này;...do đó điểm trung bình kiến thức tại thời điểm T2 tăng không đáng kể so với T1.Tuy nhiên sau 1 tháng thì sự tăng điểm trung bình điểm kiến thức của nhóm tăng so với thời điểm T1có ý nghĩa thống kê, điều này có thể giải thích là sau khi về cộng đồng người bệnh được sự hỗ trợ của gia đình trong việc tìm hiểu tài liệu phát tay, cũng như tiếp nhận thông tin từ những nguồn khác (tivi, đài, bạn bè,...). Như vậy, có thể thấy tác dụng nhất định của tài liệu phát tay trong việc nâng cao kiến thức cho NB, tuy nhiên để phát huy tốt tác dụng của tài liệu phát tay cần phải có thời gian đủ dài để NB tìm hiểu thông tin và biến thông tin thành kiến thức của mình.
Qua bảng 3.5cho thấy:sự thay đổi điểm trung bình kiến thức của người bệnh ở cả 2 nhóm trong từng nội dung tự chăm sóc bàn chân trước và sau can thiệp.
-Nội dung kiến thức về bệnh ĐTĐ và biến chứng bàn chân: Ở thời điểm ban đầu điểm trung bình của nhóm nghiên cứu là 3,6 ± 1,62 và nhóm đối chứng là 3,8 ± 1,14, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Ngay sau can thiệp, điểm trung bình của nhóm nghiên cứu là 4.85 ± 0,46 và duy trì ở 4,56 ± 0,61sau can thiệp 1 tháng, sự khác biệt giữa các thời điểm đánh giá có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Ở nhóm đối chứng, ngay sau can thiệp điểm trung bình thay đổi không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên sau can thiệp 1 tháng sự tăng điểm có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
-Nội dung chăm sóc bàn chân hàng ngày: Ở thời điểm ban đầu điểm trung bình của nhóm nghiên cứu là 5,75 ± 1,8và nhóm đối chứng là 5,73 ± 2,0, sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Ngay sau can thiệp, điểm trung bình của nhóm nghiên cứu là 8,63 ± 1,4và duy trì ở 8,29 ± 1,31sau can thiệp 1 tháng, sự khác biệt giữa các thời điểm đánh giá có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Ở nhóm đối chứng, ngay sau can thiệp điểm trung bình thay đổi không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên sau can thiệp 1 tháng sự tăng điểm có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
-Nội dung kiến thức bảo vệ bàn chân: Ở thời điểm ban đầu điểm trung bình của nhóm nghiên cứu là 4,1 ± 1,13và nhóm đối chứng là 4,23 ± 1,35, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Ngay sau can thiệp, điểm trung bình của nhóm nghiên cứu là 6,13 ± 1,0và duy trì ở 6,0 ± 1,01 sau can thiệp 1 tháng, sự khác biệt giữa các thời điểm đánh giá có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. Ở nhóm đối chứng, ngay sau can thiệp điểm trung bình thay đổi không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên sau can thiệp 1 tháng sự tăng điểm có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
-Nội dung kiến thức về tăng cường tuần hoàn cho chân: Ở thời điểm ban đầu điểm trung bình của nhóm nghiên cứu là 2,77 ± 0,83 và nhóm đối chứng là 2,77 ± 0,78, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Ngay sau can thiệp, điểm trung bình của nhóm nghiên cứu là 3,48 ± 0,7 và duy trì ở 3,46 ± 0,7sau can thiệp 1 tháng, sự khác biệt giữa các thời điểm đánh giá có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Ở nhóm đối chứng, ngay sau can thiệp và sau can thiệp 1 tháng điểm trung bình thay đổi không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Tóm lại, kết quả trên bước đầu cho thấy hiệu quả của chương trình can thiệp giáo dục trực quan với trình chiếu video, làm mẫu động tác cho NB quan sát,giải thích ý nghĩa của từng nội dung can thiệp đã giúp NB dễ tiếp nhận thông tin đồng thời cũng khắc phục được nhược điểm của tài liệu phát tay khi áp dụng cho đối tượng NB là người cao tuổi.
* Mức độ kiến thức tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường tham gia nghiên cứu
Qua bảng 3.6 cho thấy:
Thời điểm ban đầu, bên cạnh các đối tượng có kiến thức tốt, vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ đối tượng có kiến thức ở mức trung bình và kém ở cả hai nhóm (46,2% ở nhóm nghiên cứu và 53,8% ở nhóm đối chứng). Kết quả này phù hợp kết quả nghiên
cứu của Hồ Thị Phương Thúy với tỷ lệ đối tượng có kiến thức về chăm sóc bàn chân trung bình và kém là 58%[24]; hay nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng với tỷ lệ đối tượng có kiến thức trung bình và kém lên tới 78,7%[7], nhưng lại cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thanh Vân với 15,5% tỷ lệ đối tượng có kiến thức trung bình và kém[29], Magbanua E. (2017) có 17,2% có kiến thức trung bình và kém[53].Có thể giải thích cho sự khác biệt trên là do mỗi nghiên cứu có các tiêu chí đánh giá khác nhau, được tiến hành vào thời gian, địa điểm và cỡ mẫu khác nhau. Tuy nhiên, sau can thiệp, tỷ lệ đối tượng có kiến thức tốt tăng cao ở nhóm nghiên cứu: từ 53,8% (T1) lên 100% (T2) và vẫn duy trì ở mức 90,4%(T3); trong khi đó ở nhóm đối chứng, tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt ở thời điểm T2 không thay đổi so với T1 (T1=T2= 46,2%), và sau 1 tháng chỉ đạt 51,9%.
* Kiến thức tự chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường tham gia nghiên cứu theo từng nội dung tự chăm sóc
Nội dung kiến thức về bệnh ĐTĐ và biến chứng bàn chân
Tình trạng tăng glucose máu mạn tính đã được khẳng định là nguyên nhân gây ra các biến chứng của bệnh ĐTĐ như biến chứng thần kinh ngoại vi, biến chứng mắt,... Những biến chứng này là yếu tố thuận lợi để gây ra tổn thương LBC. Do đó, kiểm soát tốt đường huyết sẽ góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa BCBC[65],[70].
Qua cho bảng 3.7 cho thấy: Trước can thiệp, chỉ có 65,4% người bệnh ở nhóm nghiên cứu biết được kiểm soát đường huyết tốt sẽ giúp phòng ngừa BCBC, nhưng tỷ lệ này ở nhóm đối chứng lại cao hơn với 88,5%. Ngay sau can thiệp, tỷ lệ này tăng lên 92,3% ở nhóm nghiên cứu và 94,2% ở nhóm đối chứng; sau can thiệp 1 tháng tuyệt đại đa số người bệnh biết được điều này với 98,1% ở nhóm nghiên cứu và 96,2% ở nhóm đối chứng.
Về tác hại của thuốc lá làm tăng nguy cơ BCBC: Hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe, nhưng đối với người bệnh ĐTĐ thuốc lá còn gây ra nhiều vấn đề hơn. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ biến chứng trên bàn chân, làm chậm hấp thu của insulin khi người bệnh phải tiêm insulin để điều trị. Người hút thuốc lá có nguy cơ loét bàn chân tăng gấp 2 – 3 lần so với người không hút thuốc lá do thuốc lá làm hạn chế lưu thông tuần
hoàn của cơ thể trong đó có mạch máu nuôi dưỡng chi dưới, dẫn tới làm tăng nguy cơ cắt cụt chi[33]. Trước can thiệp, có 73,1% người bệnh ở nhóm nghiên cứu và 75% người bệnh ở nhóm đối chứng trả lời đúng thuốc lá làm tăng nguy cơ biến chứng bàn chân. Ngay sau can thiệp, và sau can thiệp 1 tháng tỷ lệ người bệnh trả lời đúng ở nhóm nghiên cứu lần lượt là 98,1% và 90,4%; còn ở nhóm đối chứng tỷ lệ này lần lượt là 80,8% và 82,7%.
Một nguy cơ thường xảy ra cho bàn chân NB ĐTĐ là mất cảm giác ở bàn chân có thể khiến NB không cảm nhận được vết thương chân thì chỉ có 63,5% NB ở nhóm nghiên cứu và 57,7% ở nhóm đối chứng biết về vấn đề này. Cả 2 nhóm đều có 78,8% người bệnh cho rằng vết thương ở chân của NB nếu không được điều trị sẽ dẫn đến loét. Ngay sau can thiệp, ở nhóm nghiên cứu hầu hết người bệnh biết mất cảm giác ở bàn chân có thể khiến họ không cảm nhận được vết thương chân (96,2%) và vết thương ở chân không được điều trị sẽ dẫn đến loét (94,2%); sau can thiệp 1 tháng, tỷ lệ này còn duy trì ở mức 86,5% và 92,3%. Tuy nhiên, ở nhóm đối chứng tỷ lệ này thấp hơn so với nhóm can thiệp, lần lượt là 59,6% và 78,8% (T2), 63,5% và 76,9% (T3). Việc nhận biết được những nguy cơ trên sẽ giúp người bệnh ý thức được tầm quan trong của việc bảo vệ bàn chân cho mình.
Nội dung kiến thức về chăm sóc bàn chân hàng ngày
Tất cả những người mắc bệnh ĐTĐ phải được đánh giá bàn chân của họ ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian hàng năm để phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến loét và cắt cụt chi như: bệnh thần kinh, bệnh mạch máu và dị dạng bàn chân[35].Người bệnh ĐTĐ biết tự kiểm tra bàn chân hàng ngày kết hợp với việc đi khám bàn chân định kỳ sẽ giúp sớm phát hiện những bất thường về chân cho họ để có biện pháp can thiệp kịp thời.Nghiên cứu của Marfarlane và cộng sự trên 699 người bệnh LBC do ĐTĐ cho kết quả là 4% nguyên nhân gây loét do cắt móng chân[54]. Do đó, đối với người bệnh ĐTĐ việc biết cắt móng chân đúng cách: cắt đầu bằng, không cắt sâu vào khóe móng sẽ giúp họ không làm tổn thương bàn chân từ đó hạn chế được nguy cơ loét, nhiễm trùng bàn chân.
Qua bảng 3.8cho thấy:Ở thời điểm trước can thiệp, người bệnh ở cả 2 nhóm đều có kiến thức tốt về: tự kiểm tra bàn chân hàng ngày, đi khám để phát hiện các vấn đề
về chân, cắt móng chân đúng cách với tỷ lệ lần lượt là: 78,8%, 82,7%, 86,5% ở nhóm nghiên cứu và 80,8%, 90,4%, 82,7% ở nhóm chứng. Ngay sau can thiệp, nhóm nghiên cứu có tới 94,2% NB biết sự cần thiết của việc tự kiểm tra bàn chân hàng ngày; 98,1% biết cần phải đi khám định kỳ để phát hiện các vấn đề về chân ; 94,2% NB biết cách cắt móng chân đúng cách; trong khi đó ở nhóm chứng tỷ lệ này lần lượt là 82,7%, 90,4%, 82,7% - tỷ lệ này thấp hơn so với nhóm nhiên cứu và cải thiện không đáng kể so với trước can thiệp. Sau can thiệp 1 tháng kiến thức của NB ở nhóm nghiên cứu vẫn duy trì ở mức cao so với trước can thiệp, với tỷ lệ lần lượt là 92,3% (tăng 13,5%); 98,1% (tăng 15,4%); 92,3% (tăng 5,8%), trong khi nhóm chứng chỉ tăng nhẹ so với trước can thiệp.
Khí hậu miền Bắc nước ta là nhiệt đới nóng ẩm, một năm có 2 mùa gió, mùa hè gió nóng và ẩm còn mùa đông gió lạnh và khô. Vào mùa đông, khi thời hanh khô khiến da bàn chân bị khô, kết hợp với bệnh lí thần kinh ngoại biên của bệnh ĐTĐ càng làm cho da bàn chân dễ nứt nẻ hơn. Mặt khác, đối tượng chủ yếu là người già, nông dân nên có thể việc sử dụng dưỡng ẩm cho bàn chân không được người bệnh quan tâm. Vì vậy, để da chân không bị khô dẫn đến nứt nẻ, chảy máu người bệnh nên dùng kem dưỡng ẩm để bôi (trừ kẽ ngón chân) giúp làm mềm da bàn chân. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có một tỷ lệ rất ítngười bệnh (9,6% ở nhóm nghiên cứu và 11,5% ở nhóm chứng) biết cách xử lý đúng khi da chân bị khô nứt nẻ. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Đào (8,5%)[6]; Hồ Phương Thúy (3%)[24]; nhưng thấp hơn nghiên cứu của Chu Thị Thảo (33%)[22]. Nhóm nghiên cứusau khi nhận được can thiệp GDSK thì tỷ lệ này đã tăng lên rõ rệt với 71,2% (ngay sau can thiệp) và còn duy trì ở mức 67,3% sau can thiệp 1 tháng.Ở nhóm đối chứng, ngay sau can thiệp tỷ lệ này không có sựcải thiện so với trước can thiệp, sau can thiệp 1 tháng mặc dù đã tăng lên mức 44,2% nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với nhóm nghiên cứu (67,3%).
Kết quả nghiên cứu của Lê Bá Ngọc (2018) cho thấy một trong những nguyên nhân thường gặp gây LBC là chai chân chiếm tỷ lệ 17,02%[17]. Khi có vết chai chân xuất hiện người bệnh không được dùng hóa chất hay vật sắc để xử lý vết chai mà cần đi khám bác sỹ chuyên khoa , nhưng tỷ lệ NB biết được điều này cũng khá thấp với
36,5% ở nhóm nghiên cứu 50% ở nhóm chứng. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Chu Thị Thảo (94%)[22]; Hồ Thanh Nghĩa (63,3%)[16]; Triệu Thị Thảo Anh (73,4%)[2]. Sự khác biệt này có thể do địa bàn nghiên cứu, trình độ học vấn và nghề nghiệp của ĐTNC là không giống nhau. Nhóm nghiên cứu sau khi nhận được can thiệp GDSK thì tỷ lệ này đã tăng lên rõ rệt với 80,8% (ngay sau can thiệp) và vẫn duy trì ở mức này sau can thiệp 1 tháng. Ở nhóm đối chứng, ngay sau can thiệp tỷ lệ này không có sự cải thiện so với trước can thiệp, sau can thiệp 1 tháng mặc dù đã tăng lên mức 57,6% nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với nhóm nghiên cứu (80,8%).
Nội dung không ngâm chân vào nước nóng: Người bệnh ĐTĐ không nên ngâm chân bằng nước nóng, vì: ngâm chân bằng nước nóng thường xuyên sẽ gây khô da, đặc biệt về mùa đông rất dễ gây nứt nẻ da chân; mặt khác, khi có biến chứng mất cảm giác người bệnh không cảm nhận được nhiệt độ của nước nên dễ bị bỏng nếu không kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi ngâm. Vì vậy, đối với người bệnh ĐTĐ tốt nhất hàng ngày chỉ nên rửa chân bằng nước ấm có nhiệt độ khoảng 370C. Trước can thiệp chỉ có 15,4% NB ở nhóm nghiên cứu và 21,1% ở nhóm chứng biết về điều này. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Hồ Phương Thúy (39%)[24]. Ngay sau can thiệp tỷ lệ này đã tăng lên là 57,7% (tăng 42,3%) và sau can thiệp 1 tháng giảm xuống còn 48,1% (tăng