* Thay băng vết mổ:là công việc thường quy của điều dưỡng ngoại khoa. Để có thể thay băng hiệu quả và tiết kiệm thời gian điều dưỡng có thể áp dụng các phương pháp khác nhau như phương pháp thay băng kinh điển, phương pháp thay băng bằng sử dụng tăm bông, hay phương pháp băng kín hút chân không đối với những nhiễm khuẩn vết mổ tiết dịch nhiều. Theo nghiên cứu của tác giả Tạ Thị Thanh Thủy (2009) thực hiện tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cho thấy khi sử dụng tăm bông tiết kiệm được thời gian và chi phí cho mỗi lần thay băng, thời gian khi sử dụng các dụng cụ thông thường cho mỗi lần thay băng là 3,04 phút và xử lý dụng cụ là 1,45 phút, thời gian sử dụng tăm bông là 2,23 phút và không mất thời gian xử lý dụng cụ [27].
* Làm sạch vết mổ: mang lại lợi ích là làm giảm tình trạng NKVM (loại bỏ mô hoại tử, dị vật, mô xơ chai…) giúp cho quá trình đánh giá vết mổ, nhận diện mô khỏe. Một số cách làm sạch vết thương như sau [6]:
- Phương pháp cơ học: đắp gạc tẩm dung dịch nước muối sinh lý lên vết mổ, để từ 4 – 6 giờ sau đó tháo miếng gạc ra khỏi vết mổ, nó sẽ kéo theo mảnh vụn vết mổ và tiếp tục đắp miếng gạc tẩm nước muối khác. Cần lưu ý gạc nên làm ẩm, chỉ tháo khi gạc được làm khô.Tuy nhiên, đây là phương pháp không chọn lọc vì mô hạt cũng dễ bị lấy đi cùng với mô hoại tử và gây đau.
- Cắt lọc vết mổ: là loại bỏ mô chết hoại tử và dị vật tạo điều kiện cho vết mổ liền tốt. Tuy nhiên cần lưu ý: ranh giới giữa tổ chức hoại tử và mô lành (có khi không rõ ràng), đánh giá nuôi dưỡng ở lớp mỡ dưới da, lớp cân mạc, cơ, xương, tưới rửa nhiều nước giúp loại bỏ các dị vật, để hở vết mổ khi nghi ngờ vết mổ
không sạch, dẫn lưu và giảm áp mô đảm bảo cung cấp oxy/mô, dùng các loại gạc tạo ẩm che phủ vết mổ sau khi cắt lọc.
- Phương pháp tự phân: là phương pháp loại bỏ các mô hoại tử bởi các tế bào bạch cầu, các enzyme của cơ thể, không ảnh hưởng đến mô khỏe. Môi trường ẩm và tuần hoàn tại chỗ tốt, cần thiết cho hoạt động thực bào của tế bào bạch cầu.Việc lựa chọn băng cần dựa trên nền của vết thương, độ sâu của vết thương, lượng dịch, tình trạng của NB [55].
- Phương pháp hút áp lực âm hay còn gọi là băng kín hút chân không (Vaccum Assisted Closure – VAC) là một liệu pháp điều trị ngoại khoa được đưa vào sử dụng tại Mỹ và các nước Tây Âu từ đầu năm 1990. Kỹ thuật hút chân không là đặt một miếng bọt xốp (foam) hoặc gạc (gauze) vào vết mổ, sau đó dán phủ kín bằng miếng dính trong, dẫn lưu dịch vết mổ bằng máy hút áp lực chân không qua hệ thống ống dẫn lưu kín nối từ miếng xốp hoặc gạc để điều trị nhiễm khuẩn vết mổ, vết mổ chậm liền, ổ áp xe, rò tiêu hóa. Theo tác giả Mees và cs (2012) nghiên cứu 62 NB có NKVMcho kết quảthời gian nằm viện trung bình đối với NB điều trị bằng phương pháp thay băng kinh điển trung bình là 18,5 ± 1,63 ngày và theo phương pháp VAC là 19,69 ± 1,14 ngày. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê [46]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trường Giang (2013) áp dụng phương pháp VACtrên 56 NB tại bệnh viện 103 cho kết quả thời gian điều trị trung bình 11,6 ± 8,3 ngày, với số lần thay foam hút trung bình 3 lần. Liệu pháp này có tác dụng làm sạch vết thương, làm tăng tưới máu, kích thích mô hạt, biểu mô và thu hẹp vết thương. Ngoài ra, phương pháp VAC còn giảm số lần thay băng, giảm đau, hạn chế nhiễm bẩn và lây chéo [10].
* Một số lưu ý khi thay băng rửa nhiễm khuẩn vết mổ:
- Dung dịch rửa và dung dịch sát khuẩn: các loại dung dịch rửa và sát khuẩn vết mổ được áp dụng tùy theo mức độ nhiễm khuẩn của vết mổ vì chúng có khả năng gây nhiễm độc cho cơ thể và chậm liền vết mổ bao gồm: (1) Nước muối sinh lý 0,9% dùng để rửa vết mổ. (2) Nước muối ưu trương dùng để rửa và đắp vết thương để tạo nền tổ chức hạt sạch, đẹp.(3) Povidone Iodine dùng sát trùng da,
không dùng cho vết thương hở. (4) Dung dịch oxy già: không dùng cho vết mổ khi có tổ chức hạt.
- Tiến hành kỹ thuật thay băng rửa nhiễm khuẩn vết mổ [4]:
+ Với vết mổ khô: (1) dùng kẹp phẫu tích loại không mấu để gắp gạc cầu làm sạch vết mổ bằng nước muối sinh lý từ trên xuống duới, từ trong ra ngoài, từ cao xuống thấp. (2)Thấm khô và ấn kiểm tra vết mổ bằng gạc cầu hoặc gạc vuông xem vết mổ có dịch không (áp dụng với vết mổ mới mổ từ ngày thứ nhất, hay vết mổ có nghi ngờ bị nhiễm trùng). (3) Với chân ống dẫn lưu (nếu có dẫn lưu), rửa từ trong ra ngoài khoảng 5 cm tính từ chân ống.
+ Đối với vết mổ nhiều dịch/nhiễm khuẩn: (1)Dùng kẹp phẫu tích loại có mấu gắp gạc cầu và lau rửa xung quanh vết mổ bằng nước muối sinh lý từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. (2) Sau khi đã làm sạch xung quanh vết mổ, gắp gạc cầu để thấm dịch và loại bỏ chất bẩn tại vết mổ bằng ô xy già, sau đó rửa lại bằng nước muối sinh lý. (3) Thấm khô và ấn kiểm tra vết mổ bằng gạc cầu hoặc gạc vuông với vết mổ có nhiều dịch. (4) Sát khuẩn vết mổ: Thay kẹp phẫu tích mới loại không mấu để gắp gạc cầu sát khuẩn vết mổ. (5) Rửa chân dẫn lưu (nếu có dẫn lưu) tương tự trong vết mổ không nhiễm khuẩn. Lấy miếng gạc bông vô khuẩn kích thước 8 cm x 15 cm (hoặc kích thước phù hợp) đặt lên trên vết mổ, băng kín các mép vết mổ bằng băng dính.
* Băng vết mổ:
- Bảo vệ vết mổ băng vô khuẩn trong 24 - 48 giờ sau phẫu thuật. Băng này không được lấy ra để tắm hay làm ướt. Đối với vết mổ toác da vết mổ phảiđược đắp với gạc ẩm vô khuẩn và che phủ với băng vô khuẩn. Thay băng vết mổ phải sử dụng kỹ thuật vô khuẩn và sử dụng băng vô khuẩn. Nhân viên phải rửa tay trước và sau khi thay băng giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện.
- Băng kín vết mổ là tạo ra môi trường thích hợp cho sự lành vết mổ do băng hấp thu dịch tốt, giúp bảo vệ vết mổ không bị chạm, tổn thương. Thay băng mới cũng chính là hình thức tránh mô mới mọc sâu vào băng cũ, khi tháo băng điều
dưỡng cần làm nhẹ nhàng, tránh tổn thương mô hạt. Băng kín cũng giúp bảo vệ vết mổ không bị nhiễm từ bên ngoài như bụi, không khí ô nhiễm, dị vật.
- Không băng vết mổ cũng có lợi cho vết mổ như loại trừ những điều kiện giúp vi khuẩn mọc. Với một vết mổ không băng giúp quan sát, theo dõi diễn biến tình trạng dễ dàng, dễ thay băng. Việc tháo băng không đúng cách cũng có nguy cơ
tạo thêm vết mổ.
* Khâu lại vết mổ
Là những vết mổ để hở da, lâu liền, khâu lại khi nền vết thương sạch.Rút ngắn thời gian liền vết mổ.