II. Thực trạng công tác chăm sóc điều trị người bệnh có hội chứngcai Heroin tại BVTTTWI.
3. Tư vấn giáo dục phục hồi nhân cách, lao động trị liệu.
cắt cơn giải độc, chính quyền địa phương lên kế hoạch phân công chỉ đạo các cơ quan nghiệp vụ kết hợp với gia đình, vận động các tổ chức xã hội như: Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ tổ chức giáo dục phục hồi nhân cách hành vi, tạo việc làm theo các hình thức sau:
Tổ chức các buổi sinh hoạt cho người nghiện tại tổ dân cư, phường, xã giúp họ nâng cao hiểu biết về pháp luật, nếp sống, đạo đức...
Thành lập các câu lạc bộ, vận động những người nghiện tham gia sinh hoạt để họ cùng giúp nhau giải quyết tư tưởng, nêu cao ý chí, tháo gỡ những vướng mắc nhằm sớm phục hồi nhân cách hành vi.
Tư vấn cho người nghiện, gia đình họ về tâm lý, sức khỏe, việc làm, pháp luật giúp họ có kiến thức phòng ngừa tái sử dụng lại ma túy.
Chính quyền kết hợp với gia đình tạo điều kiện cho người nghiện học nghề, vay vốn lãi suất thấp hoặc tạo việc làm giúp người nghiện có cuộc sống ổn định.
Từng địa phươngcăn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để tổ chức hình thức lao động cho người nghiện ma túy sau khi đã được điều trị cắt cơn giải độc để giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, sức khỏe.
Thời gian trị liệu phục hồi nhân cách, lao động trị liệu từ 6 tháng đến 12 tháng [6].
4. Công tác chăm sóc
Khi người bệnh nhập viện và đến khoa để cai nghiện, thực hiện theo quy trình Chăm sóc người bệnh cai nghiện ma túy ( Hướng dẫn chăm sóc người bệnh tập 1 của Nhà xuất bản y học Hà nội – 2002.
4.1. Chuẩn bị:
- Buồng bệnh thoáng mát, sạch sẽ, cách ly với môi trường bên ngoài - Chuẩn bị đủ thuốc cai và thuốc cấp cứu khi bị ngộ độc ma túy - Điều dưỡng có kỹ năng tâm lý xã hội
- Dụng cụ: Ống nghe, huyết áp, nhiệt kế.
- Người cai phải tình nguyện kèm theo đơn cá nhân, gia đình và địa phương đề nghị.
4.2.Tiến hành:
- Hướng dẫn nội quy của Bệnh viện
- Ký bản cam kết giữa gia đình, người bệnh với cơ sở cai
- Đưa người bệnh đi làm các xét nghiệm: Tìm chất gây nghiện trong nước tiểu,
xét nghiệm máu, HIV, X quang, điện não đồ, Test tâm lý, nước tiểu 5 lần trong đợt cai 10 ngày
- Không cho người bệnh cai tiếp xúc với bên ngoài, đề phòng tiếp tế chất gây
nghiện.
- Kiên trì giải thích động viên, thông cảm với cơn đau đớn của người bệnh, không xa lánh người bệnh, luôn phải tiếp cận người bệnh, xoa bóp bấm huyệt cho người bệnh.
- Nếu thấy tình trạng nguy kịch phải báo cáo trực cấp trên kịp thời xử lý.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, tăng cường hoa quả, nước giải
khát.
- Đề phòng lây nhiễm bệnh HIV.
- Nhân viên trực phải theo dõi sát người bệnh về uống thuốc, triệu chứng cai,
mach, nhiệt độ, huyết áp theo giờ quy định của bác sĩ điều trị.
- Phát hiện những hành vi của mỗi người bệnh, qun hệ xung quanh, người thân
tới thăm. Phát hiện và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị hoặc an ninh nếu thấy khả nghi đối tượng vi phạm quy định...
- Theo dõi diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng, đề phòng những tai biến bất ngờ do đói thuốc...
- Trường hợp người bệnh kiên quyết không chịu cai cần báo cáo bác sĩ, bảo vệ
để giải quyết kịp thời.
4.3 Đánh giá ghi hồ sơ và báo cáo.
- Ghi nhận xét những diễn biến trong quá trình cai vào phiếu theo dõi. - Các biểu hiện tâm thần bất thường
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp và tình hình sức khỏe
- Đối với người bệnh: Luôn nhắc nội quy an toàn thuốc, tác hại của nghiện hút. Tư vấn cho người bệnh nghiện và mắc HIV tự quyết tâm xa lánh các tệ nạn xã hội.
- Gia đình phải biêt giáo dục tâm lý, thuyết phục hoặc cứng rắn và ngăn ngừa, khai báo ý tưởng hành vi phạm luật[8]…
Thực tế tại Bệnh viện Tâm thần trung ương I.
- Thông thường những người bệnh đến điều trị tự nguyện khi hết hội chứng cai
thì người bệnh xin ra viện hoặc người nhà xin cho người bệnh ra viện.
- Khi người bệnh xuất hiện hội chứng cai thì bao giờ cũng có xu hướng tìm mọi cách để sử dụng lại Heroin để làm giảm các triệu chứng của hội chứng cai. Thời gian xuất hiện hội chứng cai là 7 - 10 ngày. Do vậy trong thời gian này người bệnh cần được dùng thuốc hỗ trợ để làm giảm triệu chứng của hội chứng cai, đồng thời cũng cần được theo dõi và quản lý sát đề phòng người bệnh bất hợp tác trong quá trình điều trị cũng như người bệnh trốn viện.
- Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để cắt cơn cai nghiện heroin như sử
dụng thuốc an thần kinh theo phác đồ của bộ y tế, sử dụng thuốc đông y, cắt cơn bằng phương pháp châm cứu, sử dụng thuốc bông sen, hoặc có những đối tượng tự cai ở nhà mà không sử dụng thuốc …. Mục đích của sử dụng thuốc giúp cho quá trình cắt cơn được dễ dàng hơn, người bệnh bớt các triệu chứng của hội chứng cai do vậy nên quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
- Tại BVTTTWI hiện đang áp dụng phương pháp cắt cơn cai nghiên heroin bằng cách sử dụng thuốc an thần kinh. Mục đích của phương pháp này giúp cho người bệnh có thể ngủ được trong những ngày đầu để quên đi cơn thèm ma túy nên quá trình cắt cơn diễn ra nhẹ nhàng. Nếu trong những ngày đầu người bệnh ngủ tốt thì quá trình quản lý sẽ dễ dàng hơn. Nhân viên điều dưỡng chỉ cần theo dõi sát các chỉ số sinh tồn trong thời gian người bệnh ngủ. Khi tỉnh dậy nhân viên sẽ động viên người bệnh ăn uống để tránh nguy cơ có thể tụt huyết áp do tác dụng không mong muốn của thuốc an thần kinh. Khi sử dụng phương pháp cai
tục các tác dụng của thuốc để xử lý kịp thời. Vì trong thời gian này do tác dụng của thuốc nên người bệnh không tỉnh táo, đi lại không vững do vậy nhân viên phải hỗ trợ chăm sóc trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Sau giai đoạn cắt cơn người bệnh sẽ tỉnh táo hơn, có thể tự sinh hoạt được nhưng các triệu chứng của hội chứng cai vẫn còn nên thường có nhiều yêu sách đòi hỏi. Do vậy nhân viên y tế phải vừa mềm mỏng lại vừa kiên quyết trước những đòi hỏi vô lý. Đối với trường hợp có biểu hiện của hội chứng cai, người bệnh thường không hợp tác điều trị và gây khó khăn cho quá trình quản lý. Đối với người bệnh lúc này, phải động viên kịp thời, đồng thời xử lý thêm thuốc để làm giảm hội chứng cai. Người bệnh mất kiếm soát các hoạt động có ý chí, họ tìm mọi cách để trốn viện hoặc nhờ người ngoài giúp trốn hoặc mang thuốc vào cho người bệnh sử dụng.Họ có thể dùng các vật sắc nhọn đe dọa làm tổn thương bản thân cũng như nhân viên nhằm ra yêu sách thả người bệnh ra. Vào thời điểm này công tác chăm sóc phải thực hiện trặt chẽ, phải thường xuyên kiểm tra để chăm sóc tốt hơn cho người bệnh và đề phòng người bệnh trốn viện. Thời điểm này người bệnh thường xuyên yêu cầu phải giải quyết cho ra viện nhưng chúng ta phải kiên quyết giữ người bệnh lại điều trị.
- Do vậy quá trình chăm sóc, quản lý và điều trị người bệnh cai nghiên heroin
gặp không ít khó khăn.Hơn nữa nhân cách của người nghiện là yêu sách đòi hỏi rất nhiều khiến cho quá trình chăm sóc của nhân viên y tế phải hết sức tế nhị và phải có kinh nghiệm tiếp xúc với người bệnh để giải thích hợp lý và động viên người bệnh tuân thủ điều trị.
5.Công tác chăm sóc người bệnh cai Heroin tại BVTTTW I.
Để mô tả thực trạng công tác chăm sóc người bệnh cai Heroin , chúng tôi tiến hành khảo sát hai vấn đề sau:
- Khảo sát kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh cai nghiện Heroin.
5.1.Khảo sát kiến thức của điều dưỡng vê chăm sóc người bệnh cai Heroin.
Để kiểm tra kiến thức của điều dưỡng tại khoa cai nghiện BVTTTW1,chúng tôi tiến hành khảo sát theo các nội dung sau :
- Kiến thức của điều dưỡng về xác định mức độ phụ thuộc Heroin.
- Nguyên nhân gây nghiện Heroin.
- Chăm sóc người bệnh cai nghiện Heroin.
5.1.1.Kiến thức của điều dưỡng về xác định mức độ phụ thuộc Heroin (n=18). Bảng 1: Tỷ lệ hiểu biết của điều dưỡng về xác định mức độ phụ thuộc Heroin.
STT Nội dung Đúng Sai
Số ĐD trả lời đúng 5 ý
SL % SL %
11(62%)
1 Thời gian nghiện Heroin 15 84% 3 16%
2 Đường dùng hút,hít, TM 16 89% 2 11%