III. Các ưu điểm, nhược điểm trong công tác chăm sóc điều trị hội chứng caiheroin tại bệnh viện.
2. Nguyên nhân của các việc chưa làm được.
Trong công tác chăm sóc vẫn chưa thực hiện đầy đủ quy trình điều dưỡng.
Ghi chép hồ sơ bệnh án chưa đầy đủ chi tiết.
Chưa có kế hoạch cụ thể.
Còn phải xếp chung với những người bệnh tâm thần khác vì không đủ phòng
bệnh.
Chưa thực hiện đủ theo qui trình 5 bước của điều dưỡng do nhân lực còn thiếu.
Chưa làm tốt việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà.
Chưa phát huy hết khả năng, nhiệm vụ của của người điều dưỡng, mới chỉ dừng lại ở việc cho người bệnh uống thuốc.
Theo dõi giám sát người bệnh cai nghiện chưa thực sự sát sao vẫn để một số
người bệnh trốn viện thành công.
Chưa có khu cách ly riêng biệt cho những người bệnh cai heroin, vẫn nằm chung với người bệnh khác vì cơ sở của viện còn thiếu.
Chưa thật sự sát sao việc quản lý người bệnh vẫn để tình trạng mượn điện thoại gọi về nhà hoặc gọi ra ngoài do còn nằm chung với những người bệnh tự nguyện khác.
Chưa cho người bệnh tham gia các hoạt động thể dục thể thao, lao động tăng
gia, vui chơi giải trí vì điều kiện khuôn viên của viện còn hạn chế.
Mô hình cai nghiện trên thế giới (thái lan) với thời gian từ 1- 2 năm như vậy tỷ lệ tái nghiện thấp.
Mô hình cai tại viện chưa làm được như mô hình cai nghiện ở trung tâm 06 Hà
Nội.
Còn thiếu hụt về cơ sở vật chất vể các hoạt động vui chơi giải trí khác.
Người bệnh điều trị tại viện chỉ hết hội chứng cai đã ra viện vì thế tỉ lệ tái nghiện cao.
Chương III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.Xây dựng kế hoạch,tổ chức tập huấn kiến thức cho các ĐD.
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn ĐD có kiến thức về công tác chăm sóc người bệnh cai Heroin.Tuy nhiên vẫn có một số ĐD chưa nắm vững kiến thức,tỷ lệ ĐD trả lời đúng 100% chưa cao.
Căn cứ vào kết quả khảo sát trên phòng ĐD kết hợp phòng KHTH lập kế hoăch tập huấn chăm sóc người bệnh cai nghiện Heroin trình giám đốc phê duyệt.Ngày 5/8/2017 tổ chức lớp tập huấn chăm sóc người bệnh cai Heroin cho ĐD khoa cai nghiện do Trưởng phòng ĐD là Giảng viên.Sau tập huấn các ĐD được phát phiếu khảo sát lại về kiến thức chăm sóc người bệnh cai nghiện Heroin.Kết quả khảo sát sau tập huấn cụ thể như sau:
1.1.Kiến thức của ĐD trước và sau tập huấn chăm sóc người bệnh cai Heroin (n=18).
Bảng 5 : Tỷ lệ hiểu biết của ĐD trước và sau tập huấn về xác định mức độ phụ thuộc Heroin.
Tình trạng Số ĐD trả lời đúng Tỷ lệ (%)
Trước tập huấn 11 62%
Sau tập huấn 18 100%
Nhận xét :Bảng 1 cho thấy sau tập huấn tỷ lệ ĐD trả lời đúng về xác định mức độ phụ thuộc Heroin tăng từ 62% lên 100%.
1.2. Kiến thức của ĐD về nguyên nhân gây nghiện Heroin.
Bảng 6: Tỷ lệ hiểu biết của Đ D trước và sau tập huấn về nguyên nhân nghiện Heroin.
Tình trạng Số ĐD trả lời đúng Tỷ lệ (%)
Trước tập huấn 15 84%
Sau tập huấn 18 100%
Nhận xét: Bảng 2 cho thấy sau tập huấn tỷ lệ ĐD trả lời đúng về nguyên nhân nghiện Heroin tăng từ 84% lên 100%.
1.3.Kiến thức của ĐD về công tác chăm sóc người bệnh cai Heroin.
Bảng 7: Tỷ lệ hiểu biết của ĐD về công tác chăm sóc người bệnh cai Heroin. Tình trạng Số ĐD trả lời đúng Tỷ lệ (%)
Trước tập huấn 15 84%
Nhận xét: Bảng 3 cho thấy tỷ lệ ĐD trả lời đúng về công tác chăm sóc người bệnh cai Heroin tăng từ 84% lên 100%.
2.Một vài hình ảnhvề công tác chăm sóc NB cai nghiện Heroin tại khoa Hình 1 : Sinh hoạt chuyên môn về công tác chăm sóc NB cai Heroin
Hình 3 : Một số trang thiết bị tại khoa cai nghiện BVTTTW1
3. Đề nghị phòng ĐD, Ban Giám Đốc thường xuyên kiểm tra, đánh giá kiến thức của ĐD về chăm sóc người bệnh cai Heroin.
4. Đề xuất phòng ĐD và Ban Giám Đốc thường xuyên kiểm tra và đảm bảo đủ các điều kiện, trang thiết bị - vật tư y tế cần thiết để phục vụ công tác chăm sóc người bệnh.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về vấn đề chăm sóc người bệnh có hội chứng cai heroin tại Bệnh Viện Tâm thần trung ương 1 chúng tôi rút ra kết luận sau.
Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh có hội chứng cai heroin: kiến thức về chăm sóc người bệnh có hội chứng cai heroin tại Bệnh Viện Tâm thần trung ương I còn chưa được trang bị đầy đủ. Bên cạnh đó các điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất còn hạn chế dẫn đén công tác chăm sóc người bệnh có hội chứng cai heroin còn chưa được đảm bảo.
Dựa vào kết quả khảo sát trên, chúng tôi đề xuất với Phòng Điều dưỡng và Ban Giám đốc một số giải pháp sau:
1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn lại cho điều dưỡng tại khoa về công
tác chăm sóc người bệnh có hội chứng cai Heroin theo nghị định số 20/CP.
2. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về chăm sóc người bệnh có hội
chứng cai Heroin trong các buổi giao ban bệnh viện, giao ban khoa hàng ngày, giao ban Điều dưỡng trưởng và khi đi buồng.
3. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kiến thức của Điều dưỡng chăm sóc người
bệnh có hội chứng cai Heroin.
4. Thường xuyên kiểm tra và đảm bảo đủ điều kiện, trang thiết bị – vật tư y tế phục vụ công tác chăm sóc người bệnh có hội chứng cai Heroin.
5. Xây dựng kế hoạch hành động chăm sóc chuyên biệt cho người bệnh có hội
chứng cai heroin theo từng giai đoạn điều trị, nhằm thực hiện hành vi chăm sóc đầy đủ chính xác.
Tiếng việt:
1. Webside: bvtttw1.gov.vn.
2. Điều dưỡng Bệnh tâm thần và sức khỏe tâm thần. Xuất bản lần 2. Quyết định
xuất bản số: 223 B/QĐ – Đ0N, do NXB Đồng Nai cấp ngày 12.8/2013.
3. Tổ chức Y tế thế giới (1992), “ Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng chất”, Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi. Mô tả lâm sàng và nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán, tr1 – 10.
4. Bộ công an (2009) “Liệu pháp tâm lý trong điều trị nghiện ma túy”, Tài liệu tập huấn điều trị nghiện ma túy, Viện Sức khỏe Tâm thần, trang 34 – 39.
5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (2009),
“Khái quát tình hình nghiện ma túy ở Việt Nam và trên thế giới”, Tài liệu tập huấn điều trị nghiện ma túy, Viện Sức khỏe Tâm thần, tr1 – tr15
6. Quyết định số: 31/1999/TTLT/BLĐTBXH – BYT, “Hướng dẫn quy trình cai
nghiện, phục hồi sức khỏe, nhân cách cho người nghiện ma túy”.
7. Bộ Y tế, Viện Châm cứu (2000), “Phương pháp điều trị cai nghiện bằng châm
cứu”. Tập huấn châm cứu cai nghiện ma túy, Viện Sức khỏe Tâm thần tr4- 8.
8. Quyết định số 940/2002/QĐ – BYT ngày 22 tháng 3 năm 2002, “Hướng dẫn
quy trình chăm sóc người bệnh tập 1”, Nhà xuất bản y học tr394.
9. Trần Viết Nghị, Nguyễn Minh Tuấn (1995), “Điều trị nghiện ma túy bằng thuốc hướng thần”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học về các phương pháp điều trị nghiện ma túy, Bộ Y tế, Viện Sức khỏe Tâm thần tr 96 – 100.
10. Nguyễn Việt (1995), “Phác đồ điều trị nghiện ma túy bằng thuốc hướng thần”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học về các phương pháp điều trị nghiện ma túy, Bộ Y tế, Viện Sức khỏe Tâm thần tr 96 – 100.
11. Đinh Đăng Hòe (2000), “Điều trị phục hồi cho người nghiện ma túy”, Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần. Bài giảng sau đại học, Bộ môn Tâm thần, Trường đại học y Hà Nội, tr 68 – 73.
12. Lê Thế Tiệm (2000), “Tình hình và kết quả 4 năm thực hiện chỉ thị 06/CT – TW”, Tài liệu phòng chống ma túy, Ủy ban Quốc gia Phòng chống ma túy (8), tr 4 – 6.
13. Bùi Thu Mến (2002), “Khái niệm về ma túy và kiểm soát ma túy”, Hội thảo
quóc gia về phòng chống ma túy và tập huấn chuyên môn, Bộ Y tế, tr 7 – 12. 14. Nguyễn Trí Dũng (2003), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá tác dụng của điện châm trong điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy thể tâm thận, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội tr 2 – 18.
15. Nguyễn Minh Tuấn (2004), “Nghiện Heroin”, Các phương pháp điều trị, Nhà
xuất bản Y học, tr 5 – 60,94 – 159.
16. Trần Quang Trung (2009), “Tình hình tệ nạn ma túy, một số kết quả trong việc thực hiện công tác phòng chống ma túy những năm qua và các giải pháp chính cho những năm tới”, Hội thảo quốc gia về chóng ma túy và tập huấn chuyên môn, Bộ Y tế, tr 1 – 2.
17. Đoàn Thị Huệ (2011), Nghiên cứu kết quả của Clonidine trong hỗ trợ điều trị hội chứng cai Heroin, Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội, tr 35 – 36. 18. Tài liệu rời “Tình hình nghiện ma túy và chất gây nghiện” trên Epphata Việt Nam số 7.
Tiếng Anh.
19. Kakko J., Graanbladh L., Svanborg K. D. et al. (2007), “ A stepped care strategy using buprenorphine and methadone versus conventional methadone maintenance in heroin dependence: a randomized controlledtrial”, Am, J. Psychiatry, 164(5), pp 797 – 803.