Kết quả đánh giá theo 19 tiêu chí của Bộ NN&PTNT đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 47 - 53)

11/16 xã thực hiện Chương trình xây dựng NTM giai đoạn (2018-2020):

Giai đoạn (2018-2020), Chương trình xây dựng NTM được tập trung 11/16 xã, phấn đấu đến năm 2021, 16/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới và huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình xây dựng NTM của 11/16 xã khoảng 945,778 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gần 738,733 tỷ đồng, chiếm hơn 78% tổng nguồn vốn.

Đến cuối năm 2020, toàn huyện có 16/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Cát Trinh, Cát Hiệp, Cát Tài (đạt năm 2015); Cát Hanh (đạt năm 2016); Cát Tân, Cát Lâm (đạt năm 2017); Cát Hưng, Cát Tường (đạt năm 2018); Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Nhơn (đạt năm 2019); Cát Sơn, Cát Hải, Cát Chánh, Cát Thắng (đạt năm 2020). Năm 2021, đăng ký thực hiện xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Qua 03 năm (2018-2020) thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn huyện Phù Cát thay đổi rõ nét, kinh tế phát triển khá (có kế thừa kết quả các năm năm trước); các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục phát triển toàn diện, quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện tốt, an ninh - trật tự được giữ vững, hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn, quy mô sản xuất và đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao, tình làng nghĩa xóm được khơi dậy, các giá trị văn hóa truyền thống được khôi phục và phát huy. Với cách làm sáng tạo trong công tác tuyên truyền, phong trào xây dựng nông thôn mới trở thành quen thuộc gần gũi với cán bộ và người dân để người dân hiểu được rằng nông thôn mới không phải là điều xa lạ hay việc của cấp ủy, chính quyền mà chính là cơ hội, là hành động của chính người dân để đưa lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho họ, thực sự người dân là chủ thể trong quá trình thực hiện và giám sát việc thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới. Với cách làm bắt đầu từ hộ gia đình, từ cấp thôn rồi mới đến xã, áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đặc biệt là vai

trò của chi bộ đảng và người dân nông thôn để xây dựng và phát triển mạnh mẽ phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Cụ thể như sau:

- Việc thực hiện và duy trì nhóm 1 về Quy hoạch:

Căn cứ kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn, các xã đã tiến hành lập và trình UBND huyện phê duyệt Đồ án quy hoạch và Đề án xây dựng xã NTM theo đúng đề cương hướng dẫn của Trung ương. Các xã thực hiện quản lý quy hoạch NTM và tổ chức công bố, công khai Đồ án quy hoạch, Đề án xây dựng xã NTM để nhân dân trong xã biết, cùng tham gia thực hiện.

- Việc thực hiện và duy trì nhóm 2 về Hạ tầng kinh tế - xã hội:

Đã tập trung huy động, sử dụng các nguồn vốn hơn 310,581 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh hơn 152,185 tỷ đồng, vốn ngân sách của huyện, xã gần 128 tỷ đồng, nhân dân đóng góp bằng tiền, vật tư, công lao động, hiến đất, cây cối, hoa màu,… trị giá khoảng hơn 40,3 tỷ đồng. Ngoài ra còn có vốn vay tín dụng và nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác.

Về giao thông: Hệ thống giao thông nông thôn được chú trọng đầu tư mở rộng và đầu tư phát triển mạnh, như: 100% số xã có đường bê tông đến trụ sở UBND xã; hệ thống đường liên thôn, đường liên xã được bê tông chiếm 92,2% tổng chiều dài các tuyến đường (294km/319 km), tăng 146,9 km so với năm 2017; đường thôn, xóm, trục chính nội đồng được cứng hóa chiếm 60% tổng chiều dài (219km/365km); tỷ lệ xã đạt chuẩn về giao thông chiếm 100%; có 16/16 xã đạt tiêu chí Giao thông.

Về thủy lợi: Hệ thống thủy lợi được đầu tư sửa chữa, nâng cấp; hệ thống đê, kè sông suối tiếp tục được kiên cố hóa; kênh mương tưới, tiêu các loại đã được bê tông xi măng đạt 73% tổng chiều dài (416km/573km), tăng 84 km so năm 2017; tổng số hồ chứa nước trên địa bàn huyện 24 hồ với tổng dung tích thiết kế 64,89 triệu m3, đáp ứng tưới hơn 80% diện tích sản xuất

nông nghiệp, góp phần làm tăng năng suất các cây trồng; tỷ lệ xã đạt chuẩn về thủy lợi chiếm 100%; có 16/16 xã đạt tiêu chí Thủy lợi.

Về điện nông thôn: Hệ thống điện lưới Quốc gia được phủ kín, 100% số thôn các xã có hệ thống điện lưới an toàn, 100% hộ gia đình được sử dụng điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất. 100% xã đạt chuẩn về điện nông thôn; có 16/16 xã đạt tiêu chí Điện nông thôn.

Về trường học: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học từ bậc học Mầm non đến Trung học phổ thông được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học. Tỷ lệ xã đạt chuẩn về giáo dục chiếm 100%; có 16/16 xã đạt tiêu chí Trường học.

Về cơ sở vật chất văn hóa: Hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền có tiến bộ, các thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư, gắn với giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc. Hiện nay xã có nhà văn hóa chiếm tỷ lệ 100%, tỷ lệ xã đạt chuẩn cơ sở vật chất văn hóa chiếm 100%; có 16/16 xã đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa.

Về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn: Toàn huyện có 26 chợ, chủ yếu là chợ hạng III, các chợ nông thôn được đầu tư nâng cấp và mở rộng góp phần phục vụ nhu cầu trao đổi, mua bán, giao thương hàng hoá, mở rộng thị trường và phục vụ đời sống nhân dân; có 15/16 xã đạt tiêu chí Chợ nông thôn (trong đó, 3 xã Cát Trinh, Cát Tân, Cát Hải, tỉnh không quy hoạch xây dựng chợ).

Về thông tin và truyền thông: 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông; tuyến cáp các loại dẫn đến trung tâm xã; sóng viễn thông được phủ đến hầu hết các thôn, người dân nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập, đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin phục vụ cho đời sống và phát triển kinh tế; có 16/16 xã đạt tiêu chí Bưu điện.

Về Thu nhập: Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gia tăng giá trị lợi nhuận. Các năm qua, đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân phát triển ngành nghề nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ, áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần tăng thu nhập cho người dân; có 16/16 xã đạt tiêu chí thu nhập.

Về hộ nghèo: Năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện chiếm 5,47%, giảm 5,03% so năm 2017.

Lao động có việc làm thường xuyên: Chủ động triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, đề án của Trung ương, của tỉnh về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhằm giúp cho lao động nông thôn trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong một số ngành, nghề phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các làng nghề truyền thống, từng bước nâng cao năng lực cho lao động nông thôn, làm chủ được quy trình sản xuất, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Đã triển khai thực hiện có hiệu quả theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Tổ chức, phối hợp các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện và trong tỉnh mở các lớp dạy nghề, như: Dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật; trồng nấm, trồng rau an toàn; chăn nuôi và phòng ngừa, trị bệnh cho gia súc, gia cầm; trồng tiêu; kỹ thuật chế biến món ăn; điện dân dụng, mộc dân dụng; may công nghiệp; tin học văn phòng; may mặc…

Công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được chú trọng, trong 04 năm đã có 1.070 lao động được tư vấn giải quyết việc làm. Các chương trình tín dụng ưu đãi, dự án hỗ trợ giải quyết việc làm đã phát huy hiệu quả khá tốt với gần 410 lượt khách hàng vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 820 lao động nông thôn; có 16/16 xã đạt tiêu chí Lao động có việc làm thường xuyên.

Tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục duy trì, đổi mới và phát triển, số lượng cơ sở và doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh nhiều hơn trước, kinh tế trang trại, kinh tế tập thể mà nòng cốt là kinh tế hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác bước đầu có những đóng góp tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định xã hội, tạo sự đoàn kết gắn bó, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng dân cư. Liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp đã hình thành và được nhân rộng trên một số lĩnh vực, như: Trong sản xuất cây lúa và một số loại cây trồng cạn đã hình thành nhiều cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất đến tiêu thụ; có 16/16 xã đạt tiêu chí Tổ chức sản xuất.

- Việc thực hiện và duy trì nhóm 4 về Văn hóa-xã hội-môi trường:

Về giáo dục: Kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được giữ vững; hoàn thành đã công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Hầu hết học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học THPT, bổ túc, trường dạy nghề; có 16/16 xã đạt tiêu chí Giáo dục.

Về y tế: Ngoài việc đầu tư nâng cấp Trung tâm y tế huyện, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng mới các Trạm y tế xã và củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế chiếm 100%; có 16/16 xã đạt tiêu chí Y tế.

Về văn hóa: Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã động viên, khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng nông thôn mới; phong trào xây dựng xã, thôn, gia đình văn hóa, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng phát triển sôi nổi, rộng khắp ở các xã; có 16/16 xã đạt tiêu chí Văn hóa.

Môi trường và an toàn thực phẩm: Những vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn đã được tập trung giải quyết; nhiều xã đã xây dựng bãi chôn lấp và tổ chức thu gom rác thải, nghĩa trang nhân dân từng thôn hoặc

liên thôn được quy hoạch và xây dựng theo quy định. Có hơn 100% hộ gia đình ở nông thôn sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh; khoảng 82% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh; các trang trại, gia trại chăn nuôi có chuồng trại cơ bản đảm bảo vệ sinh; có trên 1300 hầm Biogas xử lý chất thải chăn nuôi; phong trào lắp đặt các hố thu gom vỏ bao, bì, chai, lọ chứa thuốc BVTV qua sử dụng tại các đồng ruộng đã đem lại hiệu quả thiết thực và đang được nhân rộng; có 16/16 xã đạt tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm.

- Việc thực hiện và duy trì nhóm 5 về Hệ thống chính trị:

Về Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật: Trong thời gian qua, Huyện ủy luôn chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, do đó, nhiều Đảng bộ, chi bộ đã giữ vững và phát huy được vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện có kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới; có 16/16 xã đạt tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.

Về An ninh, trật tự - xã hội: Công tác xây dựng, duy trì và củng cố các mô hình tự quản về an ninh trật tự, mô hình phòng chống tội phạm luôn được các địa phương, các ngành, đoàn thể quan tâm thực hiện; một số mô hình phát huy hiệu quả được nhân rộng góp phần phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn; 16/16 xã đạt tiêu chí An ninh trật tự - xã hội.

Qua thời gian thực hiện, Chương trình XD NTM của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã đạt được những kết quả quan trọng; nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và nhân dân trong việc tổ chức thực hiện Chương trình đã được nâng lên một bước đáng kể; cơ cấu kinh tế nông thôn được chuyển dịch theo hướng tích cực; số hộ nghèo ngày càng giảm, đời sống nhân dân trên địa bàn ngày càng phát triển khá, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt; bộ mặt nông thôn của huyện Phù Cát đã có nhiều khởi sắc;

hệ thống tổ chức chính trị, xã hội ngày càng vững mạnh; quốc phòng, an ninh được giữ vững ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 47 - 53)