Khái quát thực trạng nông thôn mới ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 36)

2.1. Khái quát thực trạng nông thôn mới ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Định

2.1. Khái quát thực trạng nông thôn mới ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Định nhiên toàn huyện là 680,49km2, cách TP Quy Nhơn 35 km về phía Bắc, có giới cận: Phía Bắc giáp huyện Phù Mỹ và Hoài Ân, phía Nam giáp Thị xã An Nhơn và Tuy Phước, phía Tây giáp huyện Tây Sơn và Vĩnh Thạnh, phía Đông giáp biển Đông. Huyện có 18 đơn vị hành chính gồm 02 thị trấn và 16 xã, trong đó có 08 xã, thị trấn đồng bằng, 05 xã trung du miền núi và 05 xã ven biển, được chia thành 117 thôn, khu phố, có 2 làng dân tộc BaNa sinh sống tại xã Cát Lâm và Cát Sơn, với 105 nhân khẩu; dân số toàn huyện đến cuối năm 2020 hơn 193.000 người, trong đó nữ chiếm 97.000 người, mật độ dân số hơn 283 người/km2; Phần lớn dân cư tập trung khu vực nông thôn, hoạt động sinh sống chủ yếu về sản xuất nông nghiệp.

Năm 2011, huyện Phù Cát bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại 16 xã trên địa bàn (xã Cát Tiến được UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch xây dựng đô thị loại V, do đó không thực hiện xây dựng NTM). Theo kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn đầu năm 2011 của 16 xã, xuất phát điểm số tiêu chí nông thôn mới đạt chuẩn thấp, chỉ có 04 xã đạt từ 8-9 tiêu chí, 09 xã đạt từ 6-7 tiêu chí, 03 xã đạt 5 tiêu chí NTM; bình quân đạt 6,7 tiêu chí/xã.

Đến cuối năm 2015 huyện có 03 xã Cát Trinh, Cát Tài, Cát Hiệp được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 18,75% số xã xây dựng NTM; 07 xã đạt từ 14-16 tiêu chí, gồm: Cát Hanh, Cát Tân, Cát Lâm, Cát Tường, Cát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 36)