Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý nguồn vốn đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 33 - 34)

tư xây dựng nông thôn mới

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định

Để quản lý hiệu quả nguồn vốn XDNTM, Thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định đã thực hiện theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Theo đó, trong xây dựng NTM, các phường, các khu phố xóm phải chủ động, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ vốn của Nhà nước, đồng thời không nóng vội chạy theo thành tích. Các nội dung xây dựng NTM đều phải đảm bảo sự đồng thuận của người dân, nhất là việc quản lý các nguồn vốn thực hiện chương trình. Muốn quản lý tốt nguồn vốn thì trước hết từng người dân phải “thông” về tư tưởng và nắm rõ nguồn vốn, mục đích sử dụng và hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn đó.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định

Để có nguồn lực để giúp các xã thực hiện chương trình, đồng thời nhằm quản lý tốt các nguồn vốn từ ngân sách và nguồn vốn xã hội hóa, huyện Tuy Phước đã thành lập quỹ “Chung tay xây dựng nông thôn mới” và mở tài khoản tại KBNN huyện để tiếp nhận các khoản hỗ trợ từ mọi đối tượng. Sau khi thành lập quỹ, đã có rất nhiều các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh,...đóng góp vào quỹ.

Trên cơ sở nguồn vốn tại KBNN, căn cứ vào kế hoạch, quy hoạch nông thôn mới của từng xã đã phê duyệt, huyện tiến hành phân bổ vốn cho các xã, dựa trên thứ tư ưu tiên đầu tư, nhờ vậy việc triển khai các hạng mục, các dự án không chồng chéo, quản lý nguồn vốn xây dựng chương trình chặt chẽ hơn, hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, thất thoát nguồn vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 33 - 34)